Friday, May 10, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Mũi tiêm ngừa COVID-19 bị phát hiện không chứa vắc-xin

Trung tâm y tế Đại học El Paso cho biết y tá xuất hiện trong đoạn video gây tranh cãi đã được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 “một lần nữa”.

The University Medical Center of El Paso, Texas, started immunising staff and patients on Tuesday but was forced to vaccinate nurse Ricardo Martinez twice after TV viewers claimed he may have got a fake dose
Trung tâm y tế Đại học El Paso, bang Texas (Mỹ).

Một bệnh viện ở TP El Paso, bang Texas (Mỹ) bị người dùng mạng xã hội nghi ngờ làm chiêu trò truyền thông khi tiêm ngừa COVID-19 cho một số y tá trước ống kính máy quay nhưng mũi tiêm có vẻ không chứa vắc-xin, đài RT ngày 17-12 đưa tin.

Ngày 15-12, sự kiện tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho năm y tá tại Trung tâm y tế Đại học El Paso đã được ghi hình nhằm kêu gọi người dân đi tiêm ngừa COVID-19.

Đây là cơ sở y tế đầu tiên trong tại địa phương này tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho những đối tượng được ưu tiên sau khi giới chức Mỹ cấp phép cho vắc-xin do công ty Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) hợp tác phát triển.

Y tá Ricardo Martinez là người thứ hai trong số năm nhân viên chăm sóc sức khỏe nhận vắc xin Pfizer tại Trung tâm Y tế Đại học ở El Paso hôm Thứ Ba.

Tuy nhiên, trong một đoạn video về buổi tiêm vắc-xin này, người dùng mạng xã hội phát hiện rằng mũi tiêm cho ít nhất một y tá trong số năm người trên không hề chứa vắc-xin.

Theo đó, trước khi thực hiện mũi tiêm, pít-tông của bơm kim tiêm đã ở vị trí dưới cùng của ống tiêm, đồng nghĩa với việc không có dung dịch nào trong ống tiêm. 

But TV viewers were concerned that he did not receive a real dose when the syringe plunger appeared to be able the way down before the needle entered his arm
Nhưng khán giả truyền hình lo ngại rằng anh ta không nhận được một liều thuốc thực sự khi pít-tông ống tiêm dường như có thể đi xuống trước khi kim tiêm vào tay anh ta.

Một số người cho rằng chính “chiêu trò truyền thông” này sẽ khiến người dân giảm niềm tin vào vắc-xin.

Chiến lược gia đảng Dân chủ Nate Lerner, người từng tham gia đội ngũ tái tranh cử của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2012 cho rằng điều những bác sĩ và y tá tại El Paso làm không khác gì việc truyền đi thông điệp phản đối tiêm chủng.

Một số khác lại cho rằng những đối tượng phản đối tiêm chủng đang lợi dụng đoạn video để lan truyền quan điểm sai lầm của họ.

The five nurses from The University Medical Center in El Paso, Texas, pictured at a press conference after receiving some of the first COVI-19 vaccines at the hospital on Tuesday. Ricardo Martinez (far left) was later vaccinated again to 'strengthen confidence' in the vaccine after TV viewer complaints that his dose wasn't real. There were no reported problems with the other vaccinations
Năm y tá từ Trung tâm Y tế Đại học ở El Paso, Texas, chụp ảnh trong một cuộc họp báo sau khi nhận một số vắc xin COVI-19 đầu tiên tại bệnh viện hôm Thứ Ba. Ricardo Martinez (ngoài cùng bên trái) sau đó đã được tiêm vắc xin một lần nữa để ‘củng cố niềm tin’ vào vắc xin sau khi người xem truyền hình phàn nàn rằng liều lượng của anh ta là không thật. Không có vấn đề nào được báo cáo với những lần tiêm chủng khác.

Trước những nghi ngờ từ video trên, Trung tâm y tế Đại học El Paso thông báo y tá xuất hiện trong đoạn video đã được tiêm vắc-xin “một lần nữa” trong chiều 16-12 để “loại bỏ bất kỳ nghi ngờ nào rằng anh ấy chưa được tiêm một liều vắc-xin đầy đủ và để cung cố niềm tin vào quy trình tiêm chủng”.

Truyền thông còn khơi lại nhiều video cho thấy các nhân viên y tế từng sử dụng những mũi tiêm rỗng như vậy khi được quay hình.

Hồi tháng 4, Thủ hiến tiểu bang Queensland (Úc) Annastacia Palaszczuk đã tiêm vắc-xin ngừa cảm cúm nhưng mũi tiêm bị phát hiện vẫn còn bị đậy nắp.

Trong trường hợp này, giới chức Queensland giải thích rằng bà Palaszczuk đã được tiêm đủ liều vắc-xin ngay trước đó và mũi tiêm được thực hiện lại cho mục đích ghi hình, theo Reuters. (PLO)