Friday, April 19, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Moderna hiệu quả tốt nhất? So sánh 5 loại vắc-xin Covid-19

Nhiều quốc gia đã bắt đầu sử dụng các loại vắc-xin coronavirus mới. Hiệu quả và độ an toàn của những loại vắc-xin chính được WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp như Pfizer, Moderna, AstraZeneca (AZ) và Johnson & Johnson là gì? Ông Jiang Guanyu, Chủ tịch Ủy ban Thanh niên của Ủy ban Y tế Đài Loan và là một bác sĩ nội khoa, đã đưa ra một số phân tích và nhận định.

Hiệu quả và độ an toàn của những loại vắc-xin chính được WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp như Pfizer, Moderna, AstraZeneca (AZ) và Johnson & Johnson là gì? (Hình Flickr).

Vắc-xin có hiệu quả hay không phụ thuộc vào 2 khả năng bảo vệ

Vắc-xin muốn được phổ biến và sử dụng rộng rãi cần trải qua ba giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, gồm:

  • Giai đoạn đầu xác định liều lượng;
  • Giai đoạn thứ hai xác định tác dụng phụ;
  • Giai đoạn thứ ba là thử nghiệm trên quy mô lớn trên nhiều quốc gia để xem có nhiều phản ứng bất lợi hay không.

Rất khó để đánh giá tính an toàn của vắc-xin nếu không có dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III. 

Vắc-xin Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc.

Ví dụ, vắc-xin Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc, dữ liệu lâm sàng giai đoạn III vẫn chưa minh bạch và chính thức công bố trên các tạp chí lớn được bình duyệt như “The Lancet”. 

Ngược lại, dữ liệu liên quan đến thử nghiệm giai đoạn III của các loại vắc-xin khác lại được công bố một cách khá đầy đủ, đồng thời cho thấy tính an toàn và hiệu quả của chúng phần nào được đảm bảo.

Để đánh giá hiệu quả của vắc-xin, cần dựa vào hai tiêu chí quan trọng:

  • Bảo vệ tổng thể: xác suất không bị nhiễm bệnh sau khi tiêm chủng là bao nhiêu. Có nghĩa là, sau khi tiêm liều đầu tiên và thứ hai, sức mạnh bảo vệ có thể đạt đến vài chục phần trăm sau một vài ngày.
  • Bảo vệ khỏi triệu chứng nặng: Sau khi tiêm vắc-xin, trong trường hợp một người nhiễm Covid-19, làm thế nào để bệnh nhân có triệu chứng nhẹ không bị trở nặng hoặc thậm chí phải nhập viện và thở máy. Điều này cần nhận định thông qua các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của giai đoạn III.

Sự khác biệt giữa 5 loại vắc-xin Covid-19

Tiếp theo, ông Jiang Guanyu sẽ đưa ra đánh giá hiệu quả của 5 loại vắc-xin hiện đang được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, bao gồm: vắc-xin Pfizer, vắc-xin Moderna, vắc-xin AstraZeneca, vắc-xin Johnson & Johnson và vắc-xin Sputnik V.

1 – Vắc-xin Pfizer

Sau liều đầu tiên của vắc-xin Pfizer, người tiêm có thể đạt được 52% sức mạnh bảo vệ trước virus corona, nhưng vẫn có một nửa khả năng bị lây nhiễm, vì vậy cần tiếp tục thực hiện các biện pháp y tế công cộng như đeo khẩu trang. 

7 ngày sau liều thứ hai, sức mạnh bảo vệ do kháng thể trung hòa tạo ra có thể tăng lên 94.6%.

Nhiệt độ bảo quản của vắc-xin Pfizer cần đạt -70 độ và chỉ có thể được sử dụng trong vòng hai giờ sau khi lấy ra. 

Nếu vắc-xin này được sử dụng sau ba tiếng, thì nguy cơ cao sẽ bị hỏng và suy giảm chất lượng. Điều này gây bất tiện trong công tác quản lý và khó khăn trong việc triển khai tiêm chủng thực tế.

2. Vắc-xin Moderna

Khả năng bảo vệ tổng thể của vắc-xin Moderna có thể đạt 92.1% trong liều đầu tiên, 94.1% trong liều thứ hai và bảo vệ 100% trong các trường hợp nghiêm trọng. Về cơ bản, đó là kết quả tốt nhất của Modena có thể mang lại.

Việc bảo quản vắc-xin Modena chỉ cần ở -20 độ, và có thể giữ ở nhiệt độ phòng trong 12 giờ sau khi tiêm nên khá tiện lợi khi sử dụng.

3. Vắc-xin AstraZeneca

Vắc-xin AstraZeneca (vắc-xin AZ) là vắc-xin vectơ adenovirus, ban đầu được Liên minh Châu Âu coi là “vắc-xin cứu tinh”, vì giá thành rẻ nên không ít người đặt kỳ vọng lớn.

Tuy nhiên, khả năng bảo vệ tổng thể của nó chỉ là 70.4%, hầu như vẫn kém hơn so với vắc-xin mRNA, do đó một số người bày tỏ lo lắng và không muốn lựa chọn loại vắc-xin này.

Trên thực tế, về khả năng bảo vệ của vắc-xin, thì mức độ “bảo vệ khỏi tình trạng nghiêm trọng” cũng rất then chốt.

Sau khi tiêm vắc-xin AstraZeneca, tỷ lệ hạn chế mắc triệu chứng nặng là 100%, về cơ bản không có xác suất phải vào phòng chăm sóc đặc biệt. 

Vì vậy, người ta vẫn khuyến cáo các nhân viên y tế tuyến đầu tiêm chủng bằng loại vắc-xin này, vì tại các cơ sở y tế rất dễ bị nhiễm bệnh do mật độ virus rất cao.

Ngoài ra, nhiệt độ bảo quản của vắc-xin AZ chỉ cần duy trì ở mức 2 đến 8 độ, rất dễ bảo quản và tiện lợi.

4. Vắc-xin Johnson & Johnson

Vắc-xin Johnson & Johnson rất đặc biệt, chỉ với một liều duy nhất, nhưng nó đem lại khả năng bảo vệ tổng thể lên tới khoảng 70%. Ngoài ra, việc bảo quản sẽ không quá khó khăn, miễn là nhiệt độ âm 20 độ.

Hiện tại, Johnson & Johnson đã thực hiện một thử nghiệm khác để xem liệu tỷ lệ bảo vệ của liều thứ hai có thể bắt kịp với vắc-xin mRNA hay không.

5. Vắc-xin Sputnik V của Nga

Đây là loại vắc-xin vectơ adenovirus rất đặc biệt. Liều đầu tiên và liều thứ hai khác nhau. 

Yêu cầu về nhiệt độ bảo quản cũng khá nghiêm ngặt, âm 70 độ, đây là một tình huống rất đặc biệt đối với vectơ adenovirus.

Hiệu quả của vắc-xin đã suy giảm

Mới đây, trong một cuộc trao đổi với phóng viên The Epoch Times, người phát ngôn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Hoa Kỳ nói rằng, họ đã sửa đổi định nghĩa về vắc-xin và tiêm chủng theo một định nghĩa rõ ràng hơn để tránh bị hiểu sai.

Trước ngày 31/8/2021, vắc-xin được cho là có khả năng tạo ra miễn dịch đối với một bệnh cụ thể, trong khi việc tiêm chủng chính là hành động đưa vắc-xin vào cơ thể và tạo ra cơ chế miễn dịch “nhân tạo” đó.

Tuy nhiên, định nghĩa mới nói rằng vắc-xin không tạo ra miễn dịch, nhưng có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại bệnh tật; trong khi việc tiêm chủng là hành động tạo ra cơ chế kích thích phản ứng miễn dịch đó.

Những người phản đối vắc-xin cho biết, những thay đổi về định nghĩa này của CDC xuất phát từ việc họ phải thừa nhận trước thực tế rằng, vắc-xin COVID-19 đang tỏ ra kém hiệu quả hơn so với biến thể Delta, và việc phụ thuộc vào vắc-xin để chiến thắng đại dịch là một ý tưởng xa vời.

Do sự sụt giảm của các kháng thể, khả năng bảo vệ tổng thể của vắc-xin đã giảm xuống sau nhiều tháng. 

CDC hôm 30/8 thông báo cho hay, hiệu quả của vắc-xin trong việc giúp người nhiễm virus không phải nhập viện đã giảm xuống từ 95% đến 65%, đặc biệt đối với những người trên 75 tuổi.

Trong khi tại Hoa Kỳ, một nghiên cứu của giới y học cho thấy hiệu quả của vắc-xin trước biến thể Delta giảm xuống từ 91% đến 66%.

Điều này đặt ra vấn đề là người dù đã tiêm đủ hai mũi vẫn có thể mắc bệnh và cần tiêm mũi thứ ba, hoặc thậm chí là thứ tư như Israel.

Tại Israel, một quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới, với 5 triệu (trên tổng số 9 triệu dân) đã được tiêm chủng đầy đủ, hiện đang trải qua đợt tiêm chủng thứ tư.

Tại Đài Loan, thống kê cho thấy tỷ lệ tử vong do tiêm chủng thậm chí còn cao hơn so với tỷ lệ tử vong do Covid. Cụ thể:

Từ tháng 2/2020 đến ngày 2/8/2021, số người chết do dịch Covid-19 ở Đài Loan là 791 (791/23,000,000 = 0.00003493).

Trong khi đó, kể từ ngày 2/8/2021 đến giữa tháng 9/2021, khoảng 8 triệu người Đài Loan đã được tiêm chủng, nhưng có tới 564 người đã tử vong sau tiêm (564/8,000,000 = 0.0000705). (NTD)