Thursday, April 25, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

NZ nâng mức báo động núi lửa ở hồ Taupo sau gần 700 trận động đất


Tối Thứ Ba 20/9, New Zealand (NZ) vừa nâng mức báo động núi lửa tại hồ Taupo, nơi từng xảy ra trận động đất lớn nhất trên thế giới trong năm nghìn năm trở lại đây.

Hoạt động địa chấn được ghi nhận tại hồ Taupo từ tháng 1/2022. Nguồn: GNS
Hoạt động địa chấn được ghi nhận tại hồ Taupo từ tháng 1/2022. Hình GNS
New Zealand lần đầu tiên nâng mức cảnh báo đối với núi lửa Taupo.

Mặc dù mới chỉ báo động ở mức 1/6 song những hàng trăm trận động đất nhỏ diễn ra ở khu vực này từ tháng 5 cho đến nay khiến các chuyên gia không thể lơ là.

Cơ quan thông tin về hiểm họa địa chất (GeoNet) tại New Zealand vừa nâng mức cảnh báo núi lửa ở hồ Taupo từ 0 lên 1 sau khi cơ quan này phát hiện gần 700 trận động đất nhỏ đã diễn ra ở độ sâu từ 4 đến 14km dưới lòng hồ và một số khu vực ven hồ từ tháng 5/2022 cho đến nay.

Theo các nhà khoa học, có thể trong những tuần tới và các tháng tới, nhiều trận động đất sẽ tiếp tục xảy ra ở khu vực này song khả năng núi lửa phun trào vào lúc này là không cao. Tuy vậy, các nhà khoa học cũng cảnh báo, chuyển động của chúng thay đổi rất nhanh vì thế cũng không loại trừ khả năng núi lửa có thể phun trào vào bất kỳ lúc nào và với mức độ không thể dự đoán trước được.

Nâng mức cảnh báo đối với núi lửa Taupo. Hình watoday
Hồ Taupo nằm bên trên núi lửa. Trong vụ phun trào gần đây nhất là vào khoảng năm 200 trước Công nguyên, núi lửa này đã phun hơn 100 km3 vật chất lên bầu khí quyển, tàn phá một khu vực rộng lớn thuộc Đảo Bắc của New Zealand vào giai đoạn trước khi xuất hiện sự sống của con người. Hình Barekiwi

GeoNet cho biết trong 150 năm qua đã xảy ra 17 đợt biến động ở núi lửa này, một số đợt trong đó có diễn biến nghiêm trọng hơn hiện nay, tuy nhiên những biến động này không dẫn đến bất cứ đợt phun trào nào tại núi lửa này.

Lần gần đây nhất núi lửa Taupo phun trào là vào khoảng năm 232 trước Công nguyên. Ở lần phun trào này, núi lửa Taupo phun ra hơn 100 km khối vật chất vào khí quyển, tàn phá một khu vực rộng lớn ở miền Trung Bắc của New Zealand thời kỳ trước khi có con người sinh sống. Theo Geonet, đây là vụ phun trào lớn nhất trên Trái Đất trong 5.000 năm qua.

Trưởng nhóm Khoa học Núi lửa GNS Science, ông Nico Fournier cho biết GNS Science thông qua GeoNet liên tục theo dõi núi lửa Taupo và các núi lửa đang hoạt động khác để phát hiện các dấu hiệu biến động.

Vườn quốc gia Tongariro, trong vùng núi lửa Taupo. Hình Getty

Ông nhận định khả năng núi lửa Taupo phun trào hiện tại khá thấp, song những biến động dù nhỏ của ngọn núi lửa này đã gây ra các trận động đất và làm biến dạng mặt đất tại núi lửa Taupo kể từ tháng 5/2022.

Theo ông Fournier, mặc dù cảnh báo cấp 1 chủ yếu liên quan những tác hại đối với môi trường, song cũng có khả năng núi lửa phun trào gây nguy hiểm.

New Zealand nằm trên ranh giới giữa Thái Bình Dương và mảng kiến tạo Úc nên chứng kiến nhiều động đất và núi lửa. Gần đây nhất là vụ núi lửa ở Đảo Trắng bất ngờ phun trào vào năm 2019 làm 22 người thiệt mạng và 25 người khác bị thương./. (T/H, VOV)