Saturday, April 27, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Làm thế nào để giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin Pfizer? Phản ứng so với các loại khác thế nào?

Nhiều người bị đau tay, sốt nhẹ sau khi tiêm vắc-xin Pfizer, làm thế nào để giảm nhẹ tác dụng phụ này?

Tác dụng phụ thường thấy sau khi tiêm vắc-xin Pfizer là đau tại cánh tay tiêm, nổi mẩn đỏ, sưng tấy hoặc ngứa ở chỗ tiêm. Ngoài ra còn một số phản ứng như nhức đầu, đau cơ, buồn nôn, sốt và ớn lạnh, mất ngủ. Đây là phản ứng của hệ miễn dịch chống lại nCoV.

Để làm giảm các tác dụng phụ này cần:

– Chườm khăn lạnh lên chỗ tiêm hoặc để cánh tay tập vài động tác nhẹ. Điều này giúp làm giảm cảm giác đau và khó chịu sau khi tiêm.

– Uống nhiều nước và mặc trang phục thoải mái nếu sốt sau khi được chích ngừa. 

– Tham vấn bác sỹ về việc sử dụng các loại thuốc như paracetamol, ibuprofen hoặc aspirin để giảm cảm giác đau nếu thấy đau cơ, đau đầu, sốt cao. 

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Úc, tác dụng phụ thường biến mất sau vài ngày. Mũi tiêm thứ hai sẽ gây nhiều tác dụng phụ hơn so với mũi đầu. 

Nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn sau 24h, hãy liên hệ với các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 Pfizer so với các loại khác thế nào? - 1
Phản ứng sau tiêm của các loại vắc-xin là khác nhau.

Phản ứng sau tiêm vắc-xin COVID-19 Pfizer so với các loại khác thế nào?

Theo Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe của Anh (MHRA), tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 tùy thuộc vào từng loại vắc-xin.

Vắc-xin Moderna: 

– Rất phổ biến (có thể ảnh hưởng đến hơn 1/10 người): sưng đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt. 

– Phổ biến (có thể ảnh hưởng đến 1 trong 10 người): phát ban, nổi mẩn đỏ ở chỗ tiêm. 

– Không phổ biến (có thể ảnh hưởng tới 1 trong 100 người): ngứa tại chỗ tiêm. 

– Hiếm gặp (có thể ảnh hưởng đến 1 trong 1000 người): liệt mặt, sưng mặt (có thể xảy ra ở các bệnh nhân từng tiêm thẩm mỹ trên mặt). 

Vắc-xin Pfizer:

– Rất phổ biến (có thể ảnh hưởng đến hơn 1/10 người): đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp, sốt. 

– Phổ biến (có thể ảnh hưởng đến 1 trong 10 người): sưng tấy, mẩn đỏ ở chỗ tiêm, buồn nôn. 

– Không phổ biến (có thể ảnh hưởng đến 1 trong 100 người): hạch bạch huyết mở rộng, cảm thấy không khỏe.

– Hiếm gặp (có thể ảnh hưởng đến 1 trong 1,000 người): liệt một bên mặt tạm thời.

Vắc-xin AstraZeneca:

– Rất phổ biến (có thể ảnh hưởng đến hơn 1/10 người): đau, ngứa hoặc bầm tím ở chỗ tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn, đau khớp, đau cơ.

– Phổ biến (có thể ảnh hưởng đến 1 trong 10 người): sưng hoặc nổi cục ở chỗ tiêm, sốt ≥38 ° C, nôn mửa hoặc tiêu chảy, đau ở chân hoặc tay, xuất hiện các triệu chứng giống cúm như sốt, đau họng, chảy nước mũi, ho và ớn lạnh.

– Không phổ biến (có thể ảnh hưởng đến 1 trong 100 người): buồn ngủ hoặc cảm thấy chóng mặt, giảm cảm giác thèm ăn, đau bụng, đổ mồ hôi nhiều, ngứa da, phát ban hoặc nổi mề đay.

TUỔIRủi ro ước tính của TTS trên 100,000 với Liều vắc-xin AstraZeneca (liều đầu tiên)
<50 tuổi3.1
50-59 tuổi2.7
60-69 tuổi1.4
70-79 tuổi1.8
80+ tuổi1.9

–  Rất hiếm (có thể ảnh hưởng đến 1-2 trên 100,000 người): xuất hiện cục máu đông (TTS). (T/H, VTC)