Wednesday, September 18, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái hay sang phải? Tưởng dễ nhưng nhiều người hiểu lầm!


Chúng ta có thói quen ngủ không giống nhau, có người thích nằm ngửa với tứ chi duỗi thằng, có người lại thích ngủ trong tư thế cuộn tròn, nhưng cũng có người chỉ ngủ được nếu nằm sấp. Nhưng thực ra, tư thế ngủ có mối liên hệ chặt chẽ đến sức khoẻ của con người.

Gần 1/3 cuộc đời của con người dành cho việc ngủ, giấc ngủ ngon giúp 2/3 cuộc đời còn lại có chất lượng tốt hơn. Vậy, nằm ngủ như thế nào mới có ích cho sức khỏe? Hình Pexels

Gần 1/3 cuộc đời của con người dành cho việc ngủ, giấc ngủ ngon giúp 2/3 cuộc đời còn lại có chất lượng tốt hơn. Vậy, nằm ngủ như thế nào mới có ích cho sức khỏe?

Ngủ nghiêng bên trái có tạo sức ép lên tim không?

Câu trả lời là: KHÔNG!

Trái tim được khung xương sườn bảo vệ hoàn hảo, có thể đôi lúc nó sẽ chịu tác động của ngoại lực, nhưng nhìn chung sẽ không gây ra tổn thương đáng kể cho tim.

Đối với hầu hết những người khỏe mạnh, không có nhiều khác biệt giữa việc ngủ nghiêng bên trái hay bên phải. Tuy nhiên, đối với một số kiểu người thì điều đó lại quan trọng!

Hai loại người nên ngủ nghiêng bên phải

1. Người mắc bệnh tim

Đối với hầu hết người mắc bệnh tim, ngủ nghiêng bên phải sẽ tốt hơn.

Trái tim nằm ở phần giữa bên trái phía dưới của lồng ngực. Khi ngủ nghiêng bên trái, tim ở vị trí thấp hơn. Lúc này, máu trở về tim nhiều hơn do trọng lực, nó sẽ tạo áp lực lên tim trong quá trình bơm máu trở lại, có khả năng làm tình trạng bệnh xấu thêm.

2. Người viêm dạ dày và chức năng tiêu hóa kém

Dạ dày nằm bên trái và ở phía trên toàn bộ bụng.

Đối với bệnh nhân viêm dạ dày, chức năng tiêu hóa kém thì ngủ nghiêng bên phải sẽ giúp quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn trong dạ dày tốt hơn.

Hai kiểu người nên ngủ nghiêng bên trái

1. Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng trào ngược axit, ợ nóng, khi ngủ nghiêng bên phải, thực quản nằm thấp hơn dạ dày khiến axit dạ dày dễ trào ngược hơn;

Hơn nữa, độ đàn hồi của cơ vòng thực quản cũng sẽ yếu đi, làm giảm lực liên kết với axit dạ dày, làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit, thậm chí có thể khiến người bệnh ho, ngạt thở.

Vì vậy, những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nên ngủ nghiêng bên trái nhiều hơn.

2. Phụ nữ ở giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ

Đối với phụ nữ ở giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, ngủ nghiêng bên phải có thể làm trầm trọng thêm tình trạng xoay ngược của tử cung và chèn ép niệu quản phải, dẫn đến giãn niệu quản hoặc thậm chí là thận ứ nước.

Tuy nhiên, không nên nằm ngửa khi ngủ, vì tử cung nặng có thể dễ chèn ép tĩnh mạch chủ dưới khi nằm ngửa, làm giảm lượng máu về tim, có thể dẫn đến tụt huyết áp khi nằm ngửa, thậm chí ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp cho nhau thai, trường hợp nặng có thể gây thiếu oxy cho thai nhi trong tử cung.

Vì vậy, phụ nữ ở giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ nên ngủ nghiêng về bên trái.

[Lưu ý]: Khi nằm nghiêng nên sử dụng tư thế hơi cong hai chân và kê một chiếc gối giữa hai chân để giữ cột sống ngang bằng, giảm áp lực lên thắt lưng và các cơ, đồng thời giúp bảo vệ cột sống thắt lưng.

Bạn không nhất thiết phải tuân thủ tư thế ngủ nói trên và không dám cử động, có thể sẽ gây khó ngủ nếu chưa quen. Hầu hết mọi người đều thay đổi tư thế ngủ nhiều lần trong đêm, bạn có thể thử ngủ theo tư thế được khuyến nghị miễn là bạn cảm thấy thoải mái.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng có hai tư thế ngủ, nếu duy trì trong thời gian dài có thể làm cột sống bị ảnh hưởng đáng kể.

“Hai tư thế ngủ” nên tránh

1. Ngủ cuộn tròn

Cuộn tròn là ngủ với tư thế vòng eo và lưng cong, tay chân cuộn tròn thành quả bóng. Một cuộc khảo sát cho thấy cứ 5 người ngủ theo cách này thì có 1 người bị đau lưng và đau cổ.

Lưng sẽ đạt trạng thái thoải mái nhất khi duỗi thẳng, tư thế cuộn tròn sẽ khiến cơ lưng dưới rơi vào trạng thái “mệt mỏi”. Ban đầu, eo đã mỏi vì phải ngồi lâu trong ngày, ban đêm cũng phải làm thêm giờ. Theo thời gian, nó có thể tạo áp lực nhất định cho các mô mềm ở lưng dưới.

2. Ngủ sấp

Nằm sấp khi ngủ không chỉ khiến ngực bị chèn ép, khiến tim và phổi bị hạn chế hoạt động mà còn gây tức ngực, ngạt thở, khó chịu ở vùng trước tim… đồng thời còn gây tổn thương lớn cho cột sống.

Khi áp dụng tư thế nằm sấp ở giai đoạn đầu, bạn có thể tạm thời thư giãn các cơ ở hai bên cột sống thắt lưng, nhưng theo thời gian, các cơ ở hai bên sẽ dần dần co thắt trở lại.

Ngoài ra, khi ngủ ở tư thế này, đầu sẽ nghiêng sang một bên, cột sống cổ sẽ ở trạng thái xoắn lâu ngày, dễ bị nén và gây cứng cổ. (T/H, NTD)