GIA HẠN ĐẾN 14/12: Để đăng ký xin số nhận dạng giám đốc (director ID), sau những lo ngại về khoản tiền phạt $13,000
Một cơ quan Liên bang đang cho 700,000 người chưa đăng ký, có thời gian ân hạn 2 tuần, sau khi một quy trình “chậm chạp” khiến nhiều người phải chờ điện thoại hàng giờ hoặc đối diện với một trang mạng của chính phủ bị “sập”.
Những điểm chính:
• ID Giám đốc Công ty được giới thiệu trong một nỗ lực để trấn áp cái gọi là giám đốc giả và lừa đảo
• Hạn chót lấy ID là vào ngày hôm nay Thứ Tư 30/11 nhưng còn 700,000 người chưa đăng ký
• Đã có những lo ngại về việc nhiều người không biết về yêu cầu pháp lý hoặc gặp khó khăn để đăng ký
Sở Thuế Úc (ATO) đang quy định cái gọi là Số nhận dạng giám đốc (director ID) bắt buộc đối với mọi người được bảo vệ bởi đạo luật của các tập đoàn trước ngày 30 tháng 11.
Điều này bao gồm những người điều hành các tổ chức lớn, nhiều doanh nghiệp nhỏ và thậm chí cả các tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận, chẳng hạn như câu lạc bộ thể thao và nhóm cộng đồng.
Ước tính có khoảng 2.5 triệu giám đốc ở Úc.
Những người không đăng ký quy trình trước thời hạn có thể bị phạt tới $13,000 mỗi người, cũng như bị coi là không đủ điều kiện để điều hành một công ty.
Tuy nhiên, cơ quan liên bang quản lý chương trình này đã xác nhận vào ngày hết hạn rằng họ sẽ không phạt những người chưa đăng ký.
Thời gian ân hạn (grace-period) 2 tuần đến ngày 14 tháng 12
Ông Chris Jordan từ Cơ quan đăng ký Dịch vụ Đăng ký Doanh nghiệp Úc (ABRS) cho biết họ sẽ áp dụng “cách tiếp cận tuân thủ thực tế đối với các giám đốc” nếu họ đăng ký xin Số nhận dạng giám đốc (director ID) trước ngày 14 tháng 12.
Ông nói: “Trong khi các hình phạt hoặc hành vi vi phạm có thể được áp dụng, cộng đồng có thể mong đợi ABRS thực hiện một cách tiếp cận hợp lý để hỗ trợ mọi người đăng ký”.
Người ta cho rằng 700,000 người chưa đăng ký.
Đăng ký ID yêu cầu gửi giấy tờ tùy thân qua trang mạng, đường bưu điện hoặc gọi đến đường dây nóng.
Một số lượng lớn người đổ xô đăng ký khi thời hạn đến gần, với gần 78,000 giám đốc đăng ký chỉ riêng vào ngày 29 tháng 11.
Khoảng 90% đã đăng ký trên mạng trực tuyến.
Các ID đang được triển khai trong nỗ lực trấn áp cái gọi là “giám đốc giả” và hoạt động chuyển nhượng công ty, trong đó một công ty sụp đổ mà không trả tiền cho các chủ nợ và trỗi dậy từ đống tro tàn với tư cách là một công ty khác.
Cho đến khi kế hoạch này được đưa vào luật theo đạo luật của công ty, mọi người có thể đăng ký làm giám đốc với rất ít bằng chứng về danh tính của họ.
Theo ATO, cái gọi là “phượng hoàng” (công ty chết đi rồi sống lại) đã gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia từ $2.9 tỷ đến $5.1 tỷ đôla hàng năm.
Thường thì người thua cuộc là chính cơ quan thuế, khi một công ty giải thể vì trốn nộp thuế cho chính họ hoặc nhân viên của họ.
Tuy nhiên, cách làm này cũng có thể khiến các nhà thầu phụ, nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp phải nợ nhiều tiền và mất nhiều quyền lợi. (NQ)