Friday, April 26, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Chí Tài rơi vào tình trạng như thế nào trước khi bị phát hiện đột quỵ?

Danh hài Chí Tài (sinh 15 tháng 8 năm 1958) tên thật là Nguyễn Chí Tài, là một danh hài nổi tiếng, hoạt động chủ yếu ở hải ngoại. Cùng với Hoài Linh đã tạo nên một cặp bạn diễn ăn ý, “làm mưa làm gió” trong các chương trình, vì vậy khiến thông tin nghệ sĩ Chí Tài đột ngột qua đời đã làm người hâm mộ và cả showbiz Việt bàng hoàng, không tin nổi.

Trước khi qua đời, Chí Tài từng nhiều lần khiến khán giả bất ngờ khi xuất hiện với thân hình gầy gò. Trong chương trình Giọng ải giọng ai vào năm 2019, danh hài Trường Giang cũng nhận ra điều này và thốt lên: “Anh Tài dạo này nhìn hơi ốm đó”.
Nhiều khán giả bày tỏ sự thắc mắc, lo lắng trước sự thay đổi ngoại hình của Chí Tài và mong ông chú ý tới sức khỏe để lấy lại vẻ “đầy đặn” trước kia.

Chiều ngày 9/12, thông tin nghệ sĩ Chí Tài đã qua đời ở tuổi 62 vì bị đột quỵ khiến khán giả và cả showbiz Việt đau lòng. Theo tiết lộ của quản lý cũ của Chí Tài, nam danh hài được phát hiện đột quỵ và nhập viện vào sáng cùng ngày. Dù đã được các bác sĩ tận lực cấp cứu nhưng nghệ sĩ hài vẫn không qua khỏi và đã ra đi trước niềm xót thương vô hạn của nhiều người thân, bạn bè, khán giả.

Trước những thắc mắc của khán giả, Chí Tài cho biết ông đã giảm 10kg so với 3 năm trước, đồng thời trấn an người hâm mộ rằng, ông không bị ốm đau gì mà chủ động giảm cân để bảo vệ sức khỏe. “Tôi muốn giảm cân để khỏe hơn chứ tôi không bị bệnh gì cả, khán giả đừng lo lắng cho tôi. Tôi thường xuyên ăn uống điều độ, tập thể thao cho người nó gọn.

Được biết, trước khi đột ngột qua đời thì Chí Tài vẫn đang tham gia quay phim và còn nhiều dự án trong kế hoạch anh chuẩn bị thực hiện. Tuy nhiên, giờ đây, các dự án mà nam danh hài còn bỏ dở sẽ mãi dừng ở thời điểm này.
Vốn là một nghệ sĩ đa tài, nghệ sĩ Chí Tài nhận được sự yêu mến của khán giả hải ngoại và trong nước. Đặc biệt, tính cách hòa đồng, Chí Tài rất được đàn em trong showbiz kính trọng.

”Tôi bị tiểu đường cũng mấy chục năm nay rồi, tôi ăn kiêng và luyện tập thể thao. Tiểu đường mà nặng thì nhiều biến chứng khác chứ không phải chỉ ốm đâu. Tuy nhiên tôi phải ăn tinh bột, đường thì mới có năng lượng làm việc nhưng cũng hạn chế. Tôi gầy mặc đồ đẹp hơn nên cũng thích hơn. Tôi thấy người gọn, người cũng nhanh nhẹn, di chuyển cũng lẹ hơn”, nam danh hài Chí Tài nói.

Tuy nhiên, căn bệnh đột quỵ đã khiến showbiz Việt phải từ biệt một nghệ sĩ hết lòng cống hiến cho nghệ thuật. Vậy khi lên cơn đột quỵ, cơ thể người bệnh sẽ xảy ra như thế nào và nguyên do đâu bị đột quỵ?

Hình ảnh cuối cùng được trích xuất từ chung cư nơi danh hài Chí Tài sinh sống trước khi ông qua đời vì đột quỵ khiến nhiều người đau xót, sau khi công an xác định nghệ sĩ Chí Tài tử vong ở cầu thang tầng 7 của 1 chung cư tại TP.HCM.
Vào sáng cùng ngày, đội ngũ an ninh của chung cư nơi Chí Tài sinh sống vẫn nhìn thấy nam danh hài đứng chờ thang máy đi tập thể dục như mọi hôm. Không ai ngờ đây lại là lần cuối cố nghệ sĩ xuất hiện.

Chí Tài qua đời trong hoàn cảnh nào khi bị đột quỵ?

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ. Đột quỵ là gì? Dấu hiệu đột quỵ bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm…

Nguyên nhân gây đột quỵ
Nguyên nhân gây đột quỵ là do sự bất ổn của tuần hoàn máu não.

Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máuđột quỵ do xuất huyết

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.
  • Đột quỵ do xuất huyết: Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.

2. Nguyên nhân gây đột quỵ là gì?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý.

2.1. Các yếu tố không thể thay đổi

  • Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới
  • Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.

2.2. Các yếu tố bệnh lý

  • Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
  • Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường
  • Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ.
  • Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
  • Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.
  • Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.
  • Lối sống không lành mạnh: ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu…

3. Dấu hiệu đột quỵ

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
  • Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
  • Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
  • Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn
đột quỵ là gì
Dấu hiệu đột quỵ xuất hiện và biến mất rất nhanh

Người bị đột quỵ có thể có một vài dấu hiệu trên. Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.

Những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Thời gian “vàng” cho bệnh đột quỵ là 60 phút, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng.

4. Cách phòng tránh đột quỵ

4.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu… Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

  • Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc
  • Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ
  • Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh
  • Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường
  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành…

4.2. Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

4.3. Giữ ấm cơ thể

Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

4.4. Không hút thuốc lá

Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 – 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.

4.5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ. (V/M)

Dấu hiệu của bệnh Đột quỵ (Tai biến mạch máu não)

Làm sao quý vị biết người nào đó đang bị đột quỵ?

Stroke Foundation đề nghị quý vị hỏi những câu hỏi đơn giản này để xác định các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đột quỵ:

  • Kiểm tra khuôn mặtngười bệnh. Miệng của họ có bị xệ xuống không?
  • Họ có thể nhấc cả hai tay lên không?
  • Họ nói có bị líu lưỡi không? Họ có hiểu quý vị không?
  • Thời gian là yếu tố rất quan trọng. Gọi ba số không (000) ngay nếu quý vị thấy bất kỳ các dấu hiệu này.

Những dấu hiệu khác của bệnh đột quỵ

Yếu cơ mặt, yếu cánh tay và nói khó là những triệu chứng hoặc dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đột quỵ, nhưng chúng không phải là những dấu hiệu duy nhất. Những dấu hiệu sau đây của đột quỵ có thể xảy ra riêng biệt hoặc kết hợp với nhau:

  • Yếu hoặc tê hoặc mất cảm giác ở mặt, tay hoặc chân một bên hoặc cả hai bên của cơ thể
  • Nói khó hoặc khó hiểu
  • Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc té ngã mà không biết lý do
  • Mất thị lực, đột ngột bị mờ hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt
  • Nhức đầu, thường là bị bất chợt và dữ dội hoặc thay đổi chu kỳ nhức đầu mà không giải thích được
  • Nuốt khó

Đôi khi các dấu hiệu này biến mất trong thời gian ngắn, như là vài phút. Khi điều này xảy ra, có thể là cơn thiếu máu cục bộ nhất thời (transient ischaemic attack, viết tắt là TIA). Sau khi bị TIA, nguy cơ bị đột quỵ của quý vị sẽ cao hơn. Bệnh đột quỵ có thể dẫn đến tử vọng hoặc khuyết tật. TIA là một cảnh báo cho biết quý vị có thể bị bệnh đột quỵ và là cơ hội để ngăn ngừa đột quỵ xảy ra.

Nếu quý vị hoặc ai đó có những dấu hiệu của bệnh đột quỵ, không cần biết kéo dài bao lâu, lập tức gọi ba số không (000).

Nhờ thông dịch viên để gọi StrokeLine

Hãy gọi cho Dịch vụ Thông dịch qua Điện thoại theo sô ́ 13 14 50.
Cho biết ngôn ngữ quý vị cần và chờ thông dịch viên.
Nhờ thông dịch viên gọi cho StrokeLine 1800 STROKE (1800 787 653).