Monday, May 6, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Bạn có thể “từ chối” trở lại nơi làm việc hay không?

Không phải ai cũng muốn trở lại làm việc trong văn phòng của mình, khi mà các hạn chế về Coronavirus được “dỡ bỏ”, như thế những luật lệ được nói “không” với chủ nhân/sếp của mình là gì?    

Khi mà các doanh nghiệp được mở lại theo kế hoạch 3 bước của Thủ tướng Úc Scott Morrison để khởi động lại nền kinh tế, thì một số nhân viên có thể tự hỏi rằng mình có thể “từ chối” quay trở lại văn phòng làm việc hay không…

Trong một số trường hợp, một doanh nghiệp không thể nào hoạt động được, nếu không có nhân viên của mình có mặt tại cơ sở. Nhà hàng không thể nào phục vụ các bữa ăn, nếu không có nhân viên phục vụ. Cửa hàng không thể bán hàng hóa, nếu không có trợ lý bán hàng. Tiệm nail không thể hoạt động, nếu không có thợ làm móng.

Trong những trường hợp này, đa số thời gian và thời điểm thì người chủ cần nhân viên của mình quay trở lại làm việc, đó là sự rõ ràng.

Tùy thuộc vào người chủ có phát triển kế hoạch “COVIDSafe” khi mà các doanh nghiệp mở cửa trở lại, hoặc là tăng cường các “hoạt động” của công ty lên mức độ đòi hỏi nhiều nhân viên làm việc hơn, thì người chủ sẽ cần nhân viên quay trở lại làm việc.    

Nhưng ở một số nơi làm việc khác, thời gian quay trở lại làm việc không được rõ ràng. COVID-19 đã thay đổi hoàn toàn phương cách làm việc của nhiều người.

Các doanh nghiệp đã phải chuyển sang các mô hình cho phép công việc được thực hiện “từ xa” và có nhiều sự linh động uyển chuyển.

Đối với một số, những thay đổi này đã tạo ra sự nhận thức rằng các nhân viên có thể làm việc tại nhà và  không cần phải đi lại (hay tốn tiền chi phí đi lại), không cần phải theo luật ăn mặc như thế nào, và có thể vừa làm vừa để máy giặt áo quần trong khi đun nước sôi để uống trà- đó là những gì mà nhân viên cảm thấy khá thích thú…

Và cũng vì thế mà các nhân viên này muốn trì hoãn việc trở lại nơi làm việc càng lâu càng tốt, hoặc không muốn trở lại nơi làm việc.

Một số công ty/tổ chức đã bật đèn xanh cho việc các nhân viên tiếp tục làm việc tại nhà sau khi kết thúc đại dịch.

Thêm vào đó, người chủ/sếp cũng nhận thấy rằng việc giảm số lượng nhân viên tại cơ sở có thể giúp tiết kiệm được chi phí, chẳng hạn như chi phí thuê mướn, dọn dẹp/cleaning, sưởi ấm/làm mát và những chi phí văn phòng khác… cũng như những chi phí để “tân trang” hệ thống IT.

Nhưng điều gì xảy ra nếu mà nhân viên “từ chối” quay trở lại nơi làm việc một khi họ được thông báo về việc trở lại?

BẠN CÓ THỂ NÓI “KHÔNG” KHI  PHẢI TRỞ LẠI NƠI CÔNG VIỆC?   

Chủ nhân/sếp cần phải xem xét cẩn thận trong các trường hợp của bất kỳ sự từ chối nào.

Đây có phải là nhân viên phải đến nơi làm việc để thực hiện nhiệm vụ của mình, như là nhân viên phục vụ, trợ lý cửa hàng và thợ làm móng như đã từng đề cập trước đây?

Hay là nhân viên vẫn có thể thực hiện các nhiệm vụ vốn có của mình từ một địa điểm “xa”?

Trong cả hai trường hợp, bước đầu tiên của chủ nhân/sếp là bảo đảm kế hoạch “COVIDSafe” trong việc hướng dẫn nhân viên quay trở lại.

Điều này đòi hỏi người chủ/sếp phải đáp ứng những nhu cầu y tế công cộng đòi hỏi tại thời điểm thích hợp để không vi phạm các hạn chế liên quan.

Hiện tại, điều đó bao gồm “khoảng cách xã hội” và một trong số trường hợp, quy tắc 4 mét vuông.

Điều đó có nghĩa là  người chủ/sếp di chuyển không gian làm việc, hoặc là giới thiệu “nhóm làm việc” theo ca, để có ít nhân viên làm việc trong cùng một thời gian.

Thêm vào đó, để tuân thủ luật lệ sức khoẻ nơi làm việc và an toàn, người chủ/sếp cũng cần phải đảm bảo một môi trường làm việc an toàn.

Trong hoàn cảnh hiện tại, điều này yêu cầu người chủ/ sếp phải bảo đảm một kế hoạch COVIDSafe, bao gồm một hệ thống phù hợp để duy trì vệ sinh hiệu quả, theo dõi sức khoẻ và dọn dẹp/cleaning.

Người chủ/sếp cũng phải có kế hoạch cho khả năng xảy ra những trường hợp nhiễm bệnh COVID-19 tại nơi làm việc.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT DÀNH CHO MỘT SỐ NHÂN VIÊN

Những người khuyết tật hay là người chăm sóc, sẽ được người chủ/ sếp xem xét lại, nếu họ không thể trở lại nơi làm việc do các vấn đề liên quan đến COVID-19.

Liên quan đến những nhân viên, các quyết định vội vàng của người chủ/sếp có thể tạo ra những phân biệt về cách đối xử, vì vậy phải cần cẩn thận và nên được tư vấn về pháp lý.

Người chủ/sếp cũng nên xem xét lại việc nhân viên đi làm bằng cách nào, và bất kỳ việc hạn chế cộng đồng có ảnh hưởng gì đến nhân viên đi làm hay không, hoặc khiến cho nhân viên gặp nhiều rủi ro sức khoẻ không cần thiết hay không…

HỆ QUẢ CỦA KỶ LUẬT

Giám đốc Y tế của Úc, Giáo sư Brendan Murphy đã đề nghị các chủ nhân/sếp nên cân nhắc về thời gian làm việc của nhân viên, khi nào bắt đầu và kết thúc, để giao thông công cộng không bị đông đúc trong thời gian cao điểm.

Tuy nhiên, khi các dịch vụ chỉ có thể phục vụ một phần tư năng lực thông thường, thì rắc rắc thay đổi giờ làm việc và sự chậm trễ xảy ra gần như chắc chắn, sẽ khiến cho nhân viên suy nghĩ lại việc trở lại nơi làm việc nếu họ tin rằng việc trở lại nơi làm việc là điều hoàn toàn không cần thiết.

Nhưng, nếu nơi làm việc có những biện pháp thích hợp và nhân viên có thể đi làm an toàn tại nơi làm việc, thì vấn đề chủ yếu là liệu nhân viên có thể tiếp tục làm việc tại nhà được hay không.

Các vấn đề liên quan cần được xem xét, đó là bao gồm mức độ năng suất của nhân viên làm việc tại nhà, so với tại nơi làm việc, liệu nhân viên có cần phải ở trong văn phòng để được giám sát hay không, và nhu cầu nhân viên tương tác với các đồng nghiệp và những người khác mặt-đối-mặt.

Cuối  cùng, nếu chủ nhân/sếp muốn nhân viên trở lại nơi làm việc, thì có thể hướng dẫn nhân viên trở lại. Bất kỳ sự từ chối nào của nhân viên để làm theo một đường hướng hợp lý, thì có thể có hậu quả của kỷ luật.

Cuối cùng, sức khoẻ và sự an toàn của nhân viên là quan trọng nhất.      

Nhưng năng suất cũng rất quan trọng và chủ nhân/sếp có thể phải xác định những gì mà nhân viên yêu cầu, sau khi cân nhắc những ưu điểm và nhược điểm của việc cho phép nhân viên tiếp tục làm việc ở nhà, khi mà chúng ta đi ra khỏi “phong tỏa” và bước vào tương lai. (NQ)