Wednesday, December 4, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

15 Chính trị gia Úc kêu gọi hành động về quyền sở hữu của TQ đối với Cảng Newcastle

Mười lăm chính trị gia Úc, bao gồm cả phó thủ tướng, đã kêu gọi chính phủ liên bang hành động đối với Cảng Newcastle (PON), được doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc China Merchants thuê một phần.

Hoạt động khai thác than tại Cảng Newcastle, Úc, vào ngày 18/11/2015 (Hình AFP/Getty)

Trong một bức thư gửi Thủ tướng Scott Morrison và Tổng trưởng Tài chính Josh Frydenberg mà tờ The Australian xem được, Thượng nghị sĩ Eric Abetz của Tasmania đã bày tỏ lo ngại rằng Trung Cộng sẽ có được lợi thế địa chính trị thông qua những thay đổi được đề xuất đối với Cơ chế Tiếp cận Quốc gia (NAR). NAR quản lý hoạt động và đầu tư vào cơ sở hạ tầng trọng yếu trên khắp nước Úc.

Lá thư do một nhóm các chính trị gia Khối Liên Minh lưỡng đảng cùng ký tên này đã nêu lên các vấn đề xung quanh PON, trong đó có việc 50% hợp đồng cho thuê 91 năm thuộc sở hữu của một công ty do Trung Cộng hậu thuẫn. Ông Abetz cũng nói rằng cảng này hoạt động theo phương thức độc quyền, bởi vậy nó cần được đánh giá khẩn cấp.

PON đảm trách khoảng 40% lượng than xuất cảng của Úc hàng năm – 4,400 chuyến tàu và 164 triệu tấn hàng hóa. Từ năm 2014, cảng này đã thuộc về sở hữu tư nhân bởi Quỹ Cơ sở Hạ tầng và Công ty China Merchants Port Holdings (CMPorts).

Đồng thời, mối lo ngại chính của những chính trị gia Úc này là CMPorts đã dành riêng PON cho việc phát triển một “Cảng-Công viên-Thành phố” trong khuôn khổ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường gây tranh cãi của Bắc Kinh.

Thượng nghị sĩ Eric Abetz trong thời gian chất vấn tại Thượng viện ở Canberra, Úc ngày 07/07/2014 (Hình Getty)

“Cảng Newcastle là một tài sản kinh tế quốc gia chiến lược quan trọng vì lượng than xuất cảng qua đó chiếm khoảng 40% lượng than xuất cảng toàn quốc của Úc,” ông Abetz nói. “Vào năm 2020, Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế đột ngột đối với than nhập cảng từ Úc và việc tăng giá liên tục tại Cảng Newcastle sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh toàn cầu của than xuất cảng Úc và ảnh hưởng đến năng lực xuất cảng than của Úc sang các quốc gia khác.”

Hơn nữa, ông lưu ý rằng cảng này đã sử dụng vị thế độc quyền của mình trong mối quan hệ với các nhà xuất cảng than từ khu vực Hunter để tạo ra “sự bấp bênh khiến việc làm và khả năng cạnh tranh toàn cầu của than xuất cảng qua cảng này bị đe dọa.”

Vị thượng nghị sĩ này cảnh báo, hành vi độc quyền này cũng có nghĩa là PON mở cửa cho việc khai thác địa chính trị.

“Có vẻ khó tin rằng một công ty do Trung Quốc sở hữu một nửa đang kiểm soát nút thắt độc quyền trong chuỗi xuất cảng than có thể tăng các mức phí theo ý của họ, buộc giá than của Úc ở hải ngoại tăng và làm cho mặt hàng xuất cảng lớn thứ hai của chúng ta kém cạnh tranh hơn,” các nghị sĩ viết trong bức thư nói trên, mà The Epoch Times vẫn chưa có được.

Những mối lo ngại về PON đã dấy lên từ năm 2016 và được khẳng định chắc chắn hơn vào năm 2019 khi chính phủ liên bang không mở rộng việc kiểm soát giá đối với nhà khai thác cảng này. Điều này đã khiến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng Úc (ACCC) Rod Sims mô tả nhà khai thác PON là “một nhà độc quyền không bị ràng buộc” vào năm 2019.

Ông Sims cho biết: “Một nhà độc quyền kiểm soát loại cơ sở hạ tầng yết hầu này, hoạt động mà không có bất kỳ quy định nào, có động cơ rõ ràng để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng giá ngay cả khi điều này đồng nghĩa với việc lượng hàng bị thâm hụt hoặc ít người sử dụng dịch vụ của họ hơn.”

“Thật là tồi tệ cho nền kinh tế này khi cơ sở hạ tầng yết hầu, ở cuối chuỗi giá trị cốt yếu, lại nằm trong tay một công ty có sức mạnh thị trường không bị kiểm soát. Một nhà độc quyền trong tình huống đó sẽ luôn sử dụng quyền lực của mình; câu hỏi chỉ là ở mức độ nào và tần suất ra sao.”

Ông Sims tin rằng chính phủ liên bang cần phải tuyên bố cảng này thuộc khuôn khổ NAR, điều này sẽ cho phép ACCC giám sát hoạt động của cảng.

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng Úc Rod Sims. (Hình Reuters)

Hội đồng Khoáng sản New South Wales (NSW) cũng muốn chính phủ tuyên bố rằng cảng này thuộc khuôn khổ NAR.

Giám đốc Điều hành Hội đồng Khoáng sản NSW Stephen Galilee nói với The Epoch Times trong một email rằng, vì không có cảng thay thế khác cho khách hàng lựa chọn ở các khu vực này, PON đã có thể áp đặt và tăng phí vận chuyển tùy ý. Các khách hàng của cảng không có cách nào khác ngoài việc phải trả mức phí vận chuyển ngày càng gia tăng đó.

“Cảng rõ ràng đang thể hiện hành vi độc quyền rất hung hăng,” ông Galilee nói. “Kể từ khi được Chính phủ NSW tư nhân hóa vào năm 2014, cảng Newcastle đã sử dụng vị thế độc quyền của mình để tăng phí đối với than xuất cảng lên gần 120%.” (ETV)