Saturday, March 30, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Tổng biên tập, phóng viên kỳ cựu của Apple Daily bị bắt tại sân bay

Sáng sớm ngày 28/6, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin Phùng Vĩ Quang, phóng viên kỳ cựu và là tổng biên tập của ấn bản tiếng Anh của tờ Apple Daily bị bắt. Vào tối ngày 27/6, khi Phùng Vĩ Quang đang ở sân bay quốc tế Hồng Kông, cảnh sát của Văn phòng An ninh Quốc gia đã bắt giữ ông với lý do tình nghi “thông đồng với các thế lực nước ngoài”.

Sau khi Cơ quan An ninh Quốc gia bắt giữ nhiều nhân viên của Apple Daily từ ngày 17 đến ngày 23, cảnh sát tiếp tục bắt thêm một người đàn ông 57 tuổi với tội danh “âm mưu cấu kết với nước ngoài hoặc thế lực nước ngoài, đe dọa đến an ninh quốc gia.” Người đàn ông này cũng nằm trong đối tượng bị tình nghi, nên đã bị tạm giữ để điều tra. Phía cảnh sát còn cho biết, hoạt động này vẫn đang diễn ra và không loại từ khả năng sẽ bắt thêm nhiều người.

Được biết, người bị bắt tên là Phùng Vĩ Quang. Ông đã bình luận viên, tổng biên tập ấn bản tiếng anh của Apple Daily. Ông cũng là tác giả của chuyên mục “Hong Kong Citizen News”. Ông đã đến thăm Jimmy Lai ở nhà tù Stanley vào tháng 3 năm nay.

Tổng biên tập của Apple Daily bị bắt
Cựu biên tập viên của Apple Daily, Ông Phùng Vĩ Quang (bút danh Lư Phong). (Ảnh: Chụp màn hình video)

Cựu ban quản lý của Apple Daile đã xác nhận việc Lư Phong bị buộc tội “thông đồng với thế lực nước ngoài” và tin rằng ông sẽ bị bắt.

Trước đó, Văn phòng An ninh Quốc gia đã bắt giữ 5 nhân vật chủ chốt của Apple

Daily vì tình nghi “âm mưu cấu kết với nước ngoài hoặc thế lực nước ngoài đe doạ đến an ninh quốc gia”. Sau đó, cảnh sát bắt thêm Dương Thanh Kỳ, bình luận viên của Apple Daily với bút danh là “Lý Bình”.

Hiệp hội nhà báo Hồng Kông đã lên tiếng chỉ trích cảnh sát vì liên tục nhắm vào các nhà báo

Ấn bản cuối cùng của tờ Apple Daily hôm 24/6.
Ấn bản cuối cùng của tờ Apple Daily hôm 24/6. (Hình Reuters)

Ngày 28/6, Hiệp hội nhà báo Hồng Kông ngày 28 đã phát biểu lên án mạnh mẽ cảnh sát vì đã nhắm vào các nhà báo và yêu cầu cảnh sát lập tức thú nhận sự việc trên.

Hiệp hội nhắc lại nhiều lần rằng, tự do ngôn luận và tự do báo chí là giá trị cốt lõi của Hồng Kông. Nếu ngay cả một cây bút của những văn nhân cũng bị tước đoạt, thì Hồng Kông sẽ không còn là một thành phố quốc tế nữa.

Hiệp hội nhấn mạnh, hàng loạt vụ việc gần đây đã gần như chôn vùi hoàn toàn quyền tự do báo chí ở Hồng Kông. Sau khi quyền lực thứ tư (Truyền thông đại chúng) có mà như không cũng chính là mất đi những người giám sát, thì kinh tế, sinh kế của người dân sẽ mất đi phương hướng. 

“Chúng ta biết rằng họ đang nói dối, họ cũng biết rằng họ đang nói dối. Họ cũng biết rằng, chúng ta biết họ đang nói dối. Chúng ta cũng biết rằng, họ biết chúng ta đã biết họ đang nói dối. Nhưng họ vẫn ngang nhiên tiếp tục nói dối.” Hiệp hội đã trích câu danh ngôn nổi tiếng của nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn để nhắm thẳng vào lực lượng cảnh sát bắt người vô cớ. Hiệp hội cũng kêu gọi cảnh sát và chính quyền phải giải thích rõ ràng, thoả đáng lý do bắt các nhà báo, đừng để lời giải thích “không liên quan đến quyền tự do báo chí” trở thành lời nói suông. (ETV)