Monday, April 29, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Phong tỏa do COVID-19: Trẻ em tự tử trở thành một ‘đại dịch quốc tế’

Hàng tỷ người trên toàn cầu hiện vẫn phải chịu cảnh phong tỏa do COVID-19 hay sống trong điều kiện bị hạn chế nghiêm trọng. Đối với hầu hết chúng ta, năm 2020 là một năm đầy cô độc và khó khăn.

Trẻ em tự tử
Các nhà nghiên cứu cảnh báo, một năm đóng cửa dài hơn rất nhiều đối với một đứa trẻ, và có thể đặc biệt tàn khốc. (Hình Shutterstock)

Giờ đây, các bác sĩ cảnh báo rằng trẻ em đặc biệt phải chịu những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần do việc đóng cửa, gây nên một “đại dịch quốc tế” về nạn tự tử ở trẻ em.

Hãng tin AP đã phỏng vấn bác sỹ David Greenhorn về chủ đề này, ông làm việc trong khoa cấp cứu tại Bệnh viện Hoàng gia Bradford của Anh. Số lượng các cuộc khủng hoảng về sức khỏe tâm thần ông chứng kiến đã tăng từ một vài ca mỗi tuần trước đại dịch đến vài ca mỗi ngày trong hiện tại.

“Đây là một bệnh dịch quốc tế và chúng ta không nhận ra nó,” Greenhorn nói. “Trong cuộc đời của một đứa trẻ 8 tuổi, một năm là một khoảng thời gian thực sự rất, rất, rất dài. Chúng chán ngấy. Chúng không thể thấy được chuyện này sẽ kết thúc.”

Bác sỹ Richard Delorme là trưởng khoa tâm thần tại một trong những bệnh viện nhi lớn nhất ở Pháp, và ông đã đưa ra cảnh báo tương tự với AP.

Theo bác sỹ, rõ ràng là những lệnh hạn chế và đóng cửa vì COVID đã gây ra hậu quả cho trẻ em, và chúng cuối cùng phải nhập viện.

“Những gì chúng kể với quý vị là một thế giới hỗn loạn, ‘Vâng, cháu không còn được làm những hoạt động thường ngày nữa’, ’Cháu không còn được chơi nhạc nữa’, ‘Đi học vào buổi sáng thật khó khăn’, ‘Cháu khó có thể thức dậy’, ‘Cháu chán ngấy chiếc khẩu trang này.’”

AP cho biết, bệnh viện của bác sỹ Delorme từ chỗ có khoảng 20 ca bệnh nhân dưới 15 tuổi muốn tự tử mỗi tháng đã tăng lên hơn gấp đôi. Và đáng lo ngại là, chúng quyết tâm tự tử hơn bao giờ hết.

Bác sỹ Delorme nói: “Chúng tôi rất ngạc nhiên trước mức độ khao khát được chết của những đứa trẻ chỉ mới 12 hoặc 13 tuổi. Đôi khi chúng tôi gặp ca bệnh là một đứa trẻ 9 tuổi đòi chết. Và nó không chỉ đơn giản là một sự khiêu khích hoặc một vụ tống tiền bằng cách tự sát. Chúng thực sự mong muốn kết liễu cuộc đời mình”.

Chỉ viết ra câu chuyện này thôi mà tôi đã ứa nước mắt. Các biện pháp đối phó với đại dịch gây ra những hậu quả khôn lường không mong đợi; và việc kiểm soát những hệ luỵ này là vô cùng quan trọng.

Hai năm trước, do nỗi sợ hãi và bất định về đại dịch, chính phủ buộc phải thông qua những hạn chế này. Những người vận động đã hy vọng cứu sống được người khác. Tuy nhiên, các quy định này cho thấy hiệu quả của chúng là không rõ ràng, bởi các nghiên cứu và ví dụ thực tế đều không chứng minh được mối quan hệ mật thiết giữa việc phong tỏa và số ca tử vong do COVID.

Trong khi đó, đóng cửa và các biện pháp hạn chế khác đã cản trở nghiêm trọng việc tương tác xã hội và là chất xúc tác cho một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở người trẻ. Tại Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh báo cáo rằng 25% thanh niên muốn tự tử trong thời gian phong tỏa; sức khỏe tâm thần tổng thể và tỷ lệ tự tử dường như cũng tăng đột biến.

Tự tử ở trẻ em chỉ là thực tế mới nhất cho thấy những chính sách này đã gây ra cho chúng ta thiệt hại lớn như thế nào. Chúng ta cần phải phân tích những thiệt hại về con người khi các chính sách này chấm dứt; chứ không chỉ tính đến các ca nhiễm COVID.

Giống như bất kỳ chính sách nào, các sắc lệnh về y tế cộng đồng phải được đánh giá dựa trên kết quả của chúng. Như nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Milton Friedman đã nói: “Một trong những sai lầm lớn nhất là đánh giá các chính sách và chiến dịch theo mục đích hơn là kết quả”. Đóng cửa vì đại dịch có thể xuất phát từ mong muốn bảo vệ cộng đồng, nhưng kết quả của chúng thì ngược lại.

Tại sao? Chà, bất kỳ hành động nào của chính phủ, đặc biệt là các mệnh lệnh có ảnh hưởng sâu rộng, không chỉ có hiệu quả dự kiến, ​​mà còn có cả những hậu quả ngoài ý muốn cấp hai và cấp ba của nó.

Nhà kinh tế Antony Davies và nhà khoa học chính trị James Harrigan giải thích với FEE.org rằng: “Mọi hành động của con người đều để lại những hậu quả mong muốn và không mong muốn. Con người thường phản ứng với mọi quy tắc, quy định, và mệnh lệnh mà chính phủ áp đặt, và phản ứng của họ dẫn đến kết quả có thể hoàn toàn khác với kết quả mà các nhà lập pháp dự kiến.”

Khi nói đến phong tỏa, chúng ta đã ghi lưu lại những hậu quả ngoài ý muốn ở FEE, bao gồm cô lập, trầm cảm, tự tử, thất nghiệp, lạm dụng ma túy, bạo lực gia đình, và nhiều hơn nữa. Những ảnh hưởng cấp hai nghiêm trọng như vậy như một lời cảnh tỉnh đau đớn về lý do tại sao các nhà hoạch định chính sách nên khiêm tốn trong phạm vi hành động của họ. Chính sách đóng cửa trên diện rộng không hề khiêm tốn: Họ cho rằng các quan chức trong một văn phòng ở đâu đó có thể cứu xã hội bằng các sắc lệnh từ trên xuống và sẽ không có chuyện gì không như mong muốn xảy ra.

Chính phủ trên toàn thế giới không nên chỉ xem xét số lượng ca nhiễm COVID khi đánh giá các chính sách phong tỏa hiện tại và tương lai. Thiệt hại mà chúng ta gây ra cho trẻ em là quá khủng khiếp để có thể bỏ qua với lý do vì sức khỏe cộng đồng — đó là một sự khẩn cấp theo đúng nghĩa của nó.

Nếu quý vị hoặc người quen của quý vị cần sự trợ giúp, hãy gọi cho Đường dây nóng Ngăn chặn Tự tử Quốc gia theo số 800-273-TALK (8255). Quý vị cũng có thể nhắn tin cho nhân viên tư vấn về khủng hoảng bằng cách nhắn tin cho Đường dây Crisis Text theo số 741741. (ETV)

Cần phải nói chuyện với ai đó?

Đừng đi một mình. Xin vui lòng liên hệ để được giúp đỡ.

Lifeline: 13 11 14 hay lifeline.org.au

Beyond Blue: 1300 22 4636 hay beyondblue.org.au

Beyond Blue’s coronavirus support service: 1800 512 348 hay coronavirus.beyondblue.org.au

Kids Helpline: 1800 55 1800 hay kidshelpline.com.au

Headspace: 1800 650 890 hay headspace.org.au

Bạn đang lo lắng? Làm bài trắc nghiệm Beyond Blue để xem bạn đang theo dõi như thế nào và liệu bạn có thể hưởng lợi từ hỗ trợ hay không