Thursday, April 18, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

NASA: Vệ tinh cũ sắp rơi xuống Trái đất, nguy cơ nguy hiểm ‘thấp’


Một vệ tinh cũ của NASA sắp rơi xuống Trái đất, nhưng các chuyên gia theo dõi tàu vũ trụ cho biết rất ít khả năng nó sẽ gây nguy hiểm. Cụ thể, vệ tinh khoa học không còn tồn tại có tên Rhessi sẽ lao thẳng vào bầu khí quyển vào tối Thứ Tư (19/4) theo giờ địa phương.

 Ảnh đồ họa: NASA
Hình đồ họa: NASA

NASA cho biết hôm Thứ Ba rằng vị trí con tàu quay trở lại không được tiết lộ, do sự không chắc chắn về thời gian và địa điểm nó có thể rơi xuống.

Hầu hết vệ tinh nặng dưới 660 pound (300 kg) sẽ bị đốt cháy khi quay trở lại bầu khí quyển, nhưng một số bộ phận được cho là vẫn tồn tại.

Cơ quan vũ trụ NASA cho biết trong một tuyên bố rằng nguy cơ bất kỳ ai trên Trái đất bị tổn hại do các mảnh vệ tinh lao xuống là “thấp”.

Rhessi – viết tắt của Reuven Ramaty High Energy Solar Spectroscopic Imager – phóng lên quỹ đạo năm 2002 để nghiên cứu Mặt trời.

Tàu RHESSI, một vệ tinh quan sát Mặt Trời. Hình NASA

Trước khi ngừng hoạt động vào năm 2018 vì sự cố liên lạc, vệ tinh này đã quan sát thấy các vết lóa mặt trời cũng như các vụ phun trào vành nhật hoa từ Mặt trời.

Nó chụp ảnh bằng tia X và tia gamma năng lượng cao, ghi lại hơn 100,000 sự kiện mặt trời trong suốt nhiệm vụ của mình.

Theo tờ Space, cú rơi sắp sửa của RHESSI là một lời nhắc nhở khác rằng quỹ đạo Trái Đất là nơi ngày càng đông đúc và nguy hiểm, với hơn 30.000 mảnh vụn đang được theo dõi bởi các mạng giám sát không gian toàn cầu. Nhưng vẫn có nhiều thứ khó kiểm soát.

Ngay cả những mảnh vỡ nhỏ cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng nếu chúng va chạm với các tàu vũ trụ, trạm vũ trụ khác, vì nhiều vật thể bay rất nhanh.

Sau hơn 2 thập kỷ trên quỹ đạo, tàu vũ trụ RHESSI dự kiến sẽ quay trở lại bầu khí quyển Trái đất vào Thứ Tư. Hình NASA/Không gian Goddard

Hồi tháng 12/2022, Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) đã mất tàu Soyuz đang gắn vào Trạm vũ trụ quốc tế ISS, mà theo kết luận chung của cơ quan này và NASA là do một mảnh vỡ không gian làm thủng tàu, rò rỉ chất làm mát.

Sự cố đã khiến 3 phi hành gia của Roscosmos và NASA – vốn lên ISS bằng tàu này – phải ở thêm vài tháng trước khi một tàu Soyuz khác đưa ba phi hành gia khác lên tiếp tục nhiệm vụ của họ. Nga có một tàu Soyuz khác nhưng đã phải phóng lên để thay thế tàu bị thủng.

Sau đó, Nga tiếp tục mất một tàu chở hàng khác. Tàu này sau đó đã được điều hướng để quay trở lại Trái Đất, cháy một phần trong bầu khí quyển và phần còn lại rơi an toàn xuống Thái Bình Dương. (T/H, C/L)