Friday, March 29, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

GIẢI THÍCH: Vì sao người nhiễm Covid-19 dễ đột tử?

Kể từ khi Covid-19 bùng phát, thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp đột tử bất thường. Các chuyên gia y tế cho rằng, rất khó để người nhiễm virus (không triệu chứng) biết được tình trạng sức khoẻ của họ, và sẽ quá muộn khi họ bắt đầu nhận thức được điều đó.

Vì sao người nhiễm Covid-19 dễ đột tử?
Kể từ khi Covid-19 bùng phát, thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp đột tử bất thường. (Getty Images)

Có 5 lý do khiến bệnh nhân nhiễm Covid-19 đột tử, tình trạng thiếu oxy có ảnh hưởng lớn nhất

Hồi đầu năm ngoái, tại Trung Quốc đã có nhiều video ghi lại cảnh, một số người đang đứng (hoặc đi bộ) thì bất ngờ ngã xuống mặt đất và tử vong. Khi dịch bệnh lan rộng khắp thế giới, những trường hợp bệnh nhân đột tử trước khi đến bệnh viện ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tình trạng lây nhiễm cộng đồng càng nghiêm trọng thì những cái chết tức tưởi như vậy càng nhiều.

Nguyên nhân chính gây đột tử ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 là do tình trạng thiếu oxy ảnh hưởng đến tim. Ông Changteng Wu, bác sĩ cấp cứu nhi khoa tại Linkou Chang Gung, cho biết theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, rất nhiều bệnh nhân bị thiếu oxy trầm trọng, nhồi máu cơ tim, u cơ và loạn nhịp tim dẫn đến cái chết trong hay ngoài bệnh viện.

Rối loạn nhịp tim gây tử vong bao gồm nhịp tim quá chậm, quá nhanh và rung thất. Khi nhịp tim thấp hơn 60, huyết áp giảm, hoặc nhịp tim vượt quá 180, kết hợp với ảnh hưởng chức năng tim phổi sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Rung thất là bệnh rối loạn nhịp tim gây tử vong nghiêm trọng nhất, khiến bệnh nhân nhanh chóng bất tỉnh.

Nguyên nhân chính gây đột tử ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 là do tình trạng thiếu oxy ảnh hưởng đến tim, gây rối loạn nhịp tim, đặc biệt rung thất là tình trạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng nhất. (Wikimedia Commons)
Nguyên nhân chính gây đột tử ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 là do tình trạng thiếu oxy ảnh hưởng đến tim, gây rối loạn nhịp tim, đặc biệt rung thất là tình trạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng nhất. (Wikimedia Commons)

Nói chung, những lý do gây đột tử ở những bệnh nhân nhiễm Covid bao gồm:

1. Thiếu oxy vô hình

Còn được gọi là “tình trạng thiếu oxy thầm lặng”. Nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 không cảm thấy khó thở khi oxy trong máu giảm mạnh nên bỏ lỡ cơ hội cấp cứu. Các học giả hiện đang nghi ngờ rằng, lý do gây ra tình trạng thiếu oxy thầm lặng là do cơ chế phát hiện hô hấp của cơ thể người đã bị virus phá hủy. Nếu không phát hiện kịp thời, tình trạng thiếu oxy thầm lặng có thể gây đột tử.

2. Thuyên tắc phổi

Virus corona sẽ làm thay đổi độ nhớt của máu và dễ hình thành cục máu đông. Huyết khối đi vào động mạch phổi và làm tắc các mạch máu phổi, có thể gây ra các triệu chứng của thuyên tắc phổi cấp hoặc mãn tính. Bệnh nhân bị giảm oxy máu, ảnh hưởng đến chức năng thở, thông khí, trao đổi khí và tim bình thường.

3. Bão Cytokine

Tình trạng thiếu oxy vô hình và thuyên tắc phổi sẽ khiến bệnh nhân bị thiếu oxy đến ngạt thở, ảnh hưởng đến tim mạch, đồng thời có thể gây viêm toàn thân, tăng sản xuất cytokine IL-6 (Interleukin-6) trong cơ thể và gây ra cơn bão cytokine (bão miễn dịch). Bác sĩ Changteng Wu chỉ ra rằng, bão cytokine là một phản ứng miễn dịch toàn thân gây tổn thương nhiều loại mô và cơ quan, từ đó gây ra đột tử.

4. Bất thường về điện giải

Nhiễm virus corona có thể gây ra các bất thường về điện giải và rối loạn nhịp tim, từ đó tử vong.

5. Tác dụng của thuốc

Điều trị bằng erythromycin và hydroxychloroquinine, nếu không cẩn thận có thể gây rối loạn nhịp tim và tử vong.

Nếu không sử dụng đúng cách, hydroxychloroquinine cũng là một trong những tác nhân gây ra đột tử đối với bệnh nhân Covid-19.
Nếu không sử dụng đúng cách, hydroxychloroquinine cũng là một trong những tác nhân gây ra đột tử đối với bệnh nhân Covid-19. (Wikimedia Commons)

Phát hiện sớm có thể cứu sống, nên dùng máy dò nồng độ bão hòa oxy máu

Thuyên tắc phổi và bão cytokine do Covid-19 gây ra rất khó ngăn ngừa, nhưng hãy làm theo 3 cách sau, chúng có thể giúp phát hiện tình trạng thiếu oxy thầm lặng và ngăn ngừa các bất thường về điện giải.

1. Chú ý đến các triệu chứng

Nếu bắt gặp các triệu chứng đột ngột như đau ngực, tức ngực, thở gấp, khó thở, thậm chí tím tái da, môi hoặc móng tay, hãy lập tức đi khám ngay.

Bác sĩ Wu Changteng nhắc nhở rằng, lượng oxy trong máu của bệnh nhân có thể đã giảm trong vài giờ trước khi các triệu chứng này xuất hiện. Vì vậy, sau khi các triệu chứng xuất hiện, phải cho thở oxy càng sớm càng tốt. Nếu những bệnh nhân đó được điều trị kịp thời, họ có thể được cứu sống.

2. Thường xuyên sử dụng máy đo độ bão hòa oxy trong máu

Sử dụng máy đo oxy có thể phát hiện sự sụt giảm oxy trong máu trước khi bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Nồng độ oxy trong máu bình thường ≥95%, nếu thấp hơn 95% là bất thường, nếu thấp hơn 92% cần đi khám càng sớm càng tốt.

Tự kiểm tra thông qua bài tập đi bộ 6 phút cũng là một phương pháp tốt, bệnh nhân đi bộ với tốc độ bình thường trong 6 phút, sử dụng máy đo oxy trước và sau khi đi. Nếu oxy trong máu giảm 4% thì hãy cẩn thận. Vì bệnh nhân nhiễm Covid-19 sẽ bị tụt oxy máu vô thức sau khi vận động.

Ở những khu vực có cộng đồng bị lây nhiễm nặng, mọi người có thể mang theo máy đo oxy của riêng họ để theo dõi thường xuyên. Vì một số trường hợp sau khi đột tử mới được chẩn đoán.

Sử dụng máy đo oxy có thể phát hiện sự sụt giảm oxy trong máu trước khi bệnh nhân cảm thấy khó chịu, giúp hạn chế nguy cơ đột tử do Covid-19 gây ra.
Sử dụng máy đo oxy có thể phát hiện sự sụt giảm oxy trong máu trước khi bệnh nhân cảm thấy khó chịu, giúp hạn chế nguy cơ đột tử do Covid-19 gây ra. (Getty)

Nếu thiếu máy đo oxy, bạn có thể thử đo mạch. Nhịp tim bình thường có thể duy trì ở mức 70 đến 80 nhịp/phút, khi tim đập bất thường, nhịp đập cũng sẽ thay đổi theo. Khi nhịp đập cao hơn 120 hoặc thấp hơn 60, hãy đặc biệt cảnh giác và đi khám.

Tuy nhiên, nhịp tim nhanh không thể giải thích được không nhất thiết là triệu chứng của Covid-19. Đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh, một số người cảm thấy hoảng sợ và nhịp tim của họ trở nên nhanh hơn. Bác sĩ Changteng Wu nhấn mạnh rằng việc sử dụng máy đo oxi vẫn là phương pháp giám sát khách quan nhất.

3. Thường xuyên vận động và sinh hoạt hợp lý

Trong cuộc sống hàng ngày, người bệnh nên nhớ uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, dinh dưỡng cân đối để cơ thể luôn trong trạng thái tốt, từ đó hình thành khả năng chống lại virus tự nhiên và cũng giúp ngăn ngừa các chứng rối loạn điện giải bất thường.

Đi bộ đúng cách cũng rất quan trọng. Matthew Exline, Giám đốc Y tế Đơn vị Chăm sóc Chuyên sâu Y tế Wexner thuộc Đại học Bang Ohio (Mỹ), chỉ ra rằng nhiều người bị cách ly tại nhà, điều này làm giảm đáng kể các hoạt động của họ và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Ông cho biết, tình trạng viêm nhiễm và giữ một tư thế nằm cố định quá lâu dễ gây ra các cục máu đông ở chân và phổi. (NTD)