Thursday, May 9, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Chính sách Di dân sẽ được “thiết lập lại” trong ngân sách, khi chính phủ nhắm đến siêu tài năng

Chính phủ Liên bang sẽ “thiết lập lại” chương trình di dân trong ngân sách tháng 10, có thể liên quan đến sự thay đổi bất thường giữa những di dân theo diện đoàn tụ và những di dân có tay nghề cao khi chính phủ cố gắng khởi động lại nền kinh tế.

Vấn đề này được đưa ra, sau khi các cựu công chức hàng đầu của nước Úc cân nhắc đến cuộc tranh luận về di dân sau đại dịch, với cựu Bộ trưởng nội các Martin Parkinson nói rằng chính phủ đã “phá vỡ” di dân có tay nghề cao.

Quyền Tổng trưởng Di Trú, ông Alan Tudge nói rằng “còn quá sớm để suy đoán” về tương lai của chương trình di dân, nhưng những thay đổi có thể phải được thực hiện.

Ông Alan Tudge nói: “Đến khi bạn bước vào năm tới, thì chúng ta sẽ thiết lập lại những chương trình di dân như thế nào”.

“Chúng tôi chưa đặt ra thiết lập gì cho chương trình di dân lâu dài và phân phối như thế nào. Đó sẽ là những gì là nội các thương thảo khi đến gần ngân sách hơn. Có lẽ là 2 phần 3 và 1 phần 3 (giữa di dân có tay nghề cao và di dân đoàn tụ gia đình)”.

Đặc biệt, ông Alan Tudge muốn sử dụng chương trình Tài năng độc lập toàn cầu, đã được ra mắt vào tháng 11, nhằm mục đích thu hút 5,000 người tài giỏi nhất và “sáng sủa” nhất trên thế giới đến Úc mỗi năm với visa vĩnh viễn.

Ông Tudge nói rằng, nước Úc có khả năng là “một địa điểm rất hấp dẫn ngay bây giờ, bởi vì những gì mà chúng ta đã ngăn chặn được đại dịch Coronavirus” so với các quốc gia khác, nên có thể thu hút siêu tài năng của thế giới.

Chương trình nhắm đến các ngành công nghiệp như nông nghiệp, tài chánh, khai thác và công nghệ y tế, an ninh mạng và sản xuất tiên tiến. Những ứng viên phải có khả năng để “thu hút” mức lương trên $149,000 đôla một năm.

Theo các số liệu của Bộ Nội Vụ, kể từ ngày 30 tháng 1, 226 visa đã được cấp theo chương trình Tài năng độc lập toàn cầu, trong số 390 đơn đăng ký.

Bộ Ngân Khố đã dự đoán là 85% giảm trong di dân ngoại quốc năm tài chánh 2020/21,  bao gồm những di dân vĩnh viễn cũng như những di dân lâu dài, trong đó có du học sinh ngoại quốc.

Ông Parkinson, người điều hành Bộ Di Trú từ năm 2016 đến năm 2019, và nay là Viện trưởng trường Đại học Macquarie, nói: “Bạn thực sự cố gắng và sẽ phá vỡ đi mặt kỹ năng. Chúng ta đã có cơ hội định hướng lại chương trình, thậm chí nhiều hơn bây giờ để có những người di dân có tay nghề cao, những người có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới nhanh nhẹn”.

“Nhưng nó thực sự cần phải là những kỹ năng sẽ trở nên quan trọng cho những công việc trong tương lai. Bạn muốn thực sự nghĩ về điều này ở những vị trí cần tuyển dụng và ở những nơi có khả năng sẽ có việc làm”.

Ông Peter Shergold, người điều hành Bộ Di Trú vào những năm 2000, nói rằng cuộc khủng hoàng là cơ hội để “thực sự” hình thành hệ thống di dân giữa Khối Thịnh vượng chung và các tiểu bang về “kích thước và hình dạng” của chương trình, sau nhiều năm thương thảo.

“Lúc đầu, bạn nghĩ có lẽ, nếu chúng ta sẽ mang đến những di dân mới, chúng ta nên tập trung vào những kỹ năng mà chúng ta cần”.

“Nhưng nó có thể là điều tốt nhất để làm, khi mà chúng ta mở cửa cho phép đoàn tụ gia đình để hỗ trợ những người đã gọi nước Úc là nhà”.

“Đó không chỉ là kỹ năng, Chúng ta cũng cần xem xét nhu cầu của những người đã xem nước Úc là nhà, để đưa người nhà đoàn tụ với họ”.

Giáo sư Shergold, hiện là Viện trưởng của Đại học Western Sydney, kêu gọi chính phủ đưa ra một “con đường rõ ràng” cho việc di dân tại Úc.

“Đó là việc ưu tiên nên làm”.

Phát ngôn viên đối lập về Di Trú của đảng Lao Động, bà Kristina Keneally nói: “Chúng ta cần một chương trình di dân đặt người lao động Úc lên hàng đầu”.

Ông Alan Tudge đang giữ quyền Tổng trưởng Di Trú kể từ tháng 12, trong khi ông David Coleman đang nghỉ phép. Ông Tudge cũng là Bộ trưởng Dân số, thành phố và Cở sở Hạ tầng đô thị. (NQ)