Friday, March 29, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Bài học kinh nghiệm từ ‘Bí ẩn thùng rác lây nhiễm COVID’ ở New Zealand

Sự kiện chiếc thùng rác tại khách sạn trở thành “nghi phạm” bất đắc dĩ gây lây nhiễm Covid-19 tại New Zealand đã trở thành ví dụ điển hình trong việc thay đổi phương pháp kiểm soát và phòng chống dịch bệnh.

Virus corona có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều cách, trong đó, một nhịp thở chung gần người nhiễm Covid-19 cũng có thể khiến một cá nhân khỏe mạnh trở thành người bệnh.

Tuy nhiên, việc chỉ ra được thời điểm nhiễm bệnh chính xác vẫn còn khá mơ hồ, dù thế giới đã chứng kiến hơn 163 triệu ca nhiễm.

Truy vết đến cùng

Các nhà chức trách New Zealand đã tiến hành điều tra nguyên nhân của cuộc bùng phát dịch tại nước này vào tháng 9 năm ngoái để tìm kiếm câu trả lời.

Tại thời điểm đó, chỉ với 50 giây xuất hiện trong hành lang của khách sạn, một người bị nhiễm Covid-19 đã lây cho 2 người ở phòng bên. Từ đó, giới chức New Zealand tạm thời kết luận, ở trong điều kiện thích hợp, virus SARS-CoV-2 có thể gây ra một đợt bùng phát trầm trọng không thể lường tới.

Thực tế này dẫn tới thực trạng “tiến thoái lưỡng nan” trong việc đưa ra quyết định của chính phủ các nước.

Khi số lượng ca nhiễm mới giảm và các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan được nới lỏng, có 2 hướng mà lãnh đạo các nước có thể xem xét khi có ca nhiễm mới. Một là, quyết định truy vết nguồn gốc của từng đợt bùng phát và làm mọi cách để dập tắt dịch. Hai là, chấp nhận thực trạng sẽ luôn xuất hiện những ca mắc mới và ca tử vong nằm ngoài tầm kiểm soát.

Virus corona có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều cách, trong đó, một nhịp thở chung gần người nhiễm Covid-19 cũng có thể khiến một cá nhân khỏe mạnh trở thành người bệnh.

Tuy nhiên, việc chỉ ra được thời điểm nhiễm bệnh chính xác vẫn còn khá mơ hồ, dù thế giới đã chứng kiến hơn 163 triệu ca nhiễm.

Dịch Covid-19 ở New Zealand: Bài học kinh nghiệm từ 'Bí ẩn thùng rác lây nhiễm SARS-CoV-2'
Sơ đồ lây nhiễm Covid-19 từ chiếc thùng rác bí ẩn trong khách sạn tại New Zealand. (Hình Wired UK)

Truy vết đến cùng

Các nhà chức trách New Zealand đã tiến hành điều tra nguyên nhân của cuộc bùng phát dịch tại nước này vào tháng 9 năm ngoái để tìm kiếm câu trả lời.

Tại thời điểm đó, chỉ với 50 giây xuất hiện trong hành lang của khách sạn, một người bị nhiễm Covid-19 đã lây cho 2 người ở phòng bên. Từ đó, giới chức New Zealand tạm thời kết luận, ở trong điều kiện thích hợp, virus SARS-CoV-2 có thể gây ra một đợt bùng phát trầm trọng không thể lường tới.

Thực tế này dẫn tới thực trạng “tiến thoái lưỡng nan” trong việc đưa ra quyết định của chính phủ các nước.

Khi số lượng ca nhiễm mới giảm và các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan được nới lỏng, có 2 hướng mà lãnh đạo các nước có thể xem xét khi có ca nhiễm mới. Một là, quyết định truy vết nguồn gốc của từng đợt bùng phát và làm mọi cách để dập tắt dịch. Hai là, chấp nhận thực trạng sẽ luôn xuất hiện những ca mắc mới và ca tử vong nằm ngoài tầm kiểm soát.

New Zealand đã chọn cách tiếp cận đầu tiên một cách dứt khoát trong công cuộc đẩy lùi đại dịch Covid-19.

Cho đến nay, đất nước 4.9 triệu dân này mới ghi nhận 26 trường hợp tử vong do Covid-19 và phần lớn các ca mắc mới ghi nhận trong 6 tháng qua đều đến từ công dân đến từ nước ngoài đang tá túc tại các khu cách ly.

Nhà nghiên cứu virus học, TS. Jemma Geoghehan tại Đại học Otago, New Zealand tiết lộ: “Nếu phát hiện được một ca nhiễm trong cộng đồng, dư luận quốc gia sẽ chao đảo cả một tuần. Tin tức về ca nhiễm cộng đồng tại New Zealand sẽ được tất cả người dân quan tâm vì đây là vấn đề lớn”.

New Zealand sẽ tiếp tục tình trạng giãn cách xã hội hoàn toàn nếu phát hiện ca nhiễm trong cộng đồng. Ngày 14/2 vừa qua, khi thủ đô Auckland ghi nhận 3 ca mắc mới tại cộng đồng, các cửa hàng ở xứ sở kiwi đã phải đóng cửa ngay sau đó, hoạt động du lịch trong nước cũng lập tức dừng lại, mức độ giãn cách xã hội được đẩy tới mức cao nhất.

“Khi ghi nhận ca nhiễm tại cộng đồng, chúng tôi sẽ truy vết đến cùng nguồn gốc của ca nhiễm đó”, bà Geoghehan phát biểu thêm.

Câu chuyện “Thùng rác bí ẩn”

Ngày 18/9 vừa qua, các chuyên gia y tế New Zealand đã cảnh báo về trường hợp đặc biệt dương tính với Covid-19 tại Auckland.

Sau khi đáp tới Christchurch từ New Delhi, bệnh nhân G đã hoàn thành kiểm dịch bắt buộc trong 14 ngày với 2 lần xét nghiệm âm tính với Covid-19. Nhưng khi đi tới thủ đô Auckland, bệnh nhân trên lại xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Các nhà chức trách New Zealand đã thực hiện cuộc truy vết nguồn gốc và khoanh vùng được đối tượng liên quan là D và E.

Được biết, G, D và E đã đi chung chuyến bay, và G có khả năng bị lây bệnh từ đó. Câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào D và E lại bị nhiễm virus corona, trong khi cả 2 đều không rời khách sạn trong quá trình cách ly bắt buộc 14 ngày và đều được xét nghiệm âm tính với Covid-19 hai lần trước khi bay đến Auckland.

Lần duy nhất họ ra khỏi phòng là đi đổ rác tại thùng rác công cộng tại hành lang khách sạn. Bên cạnh phòng của D và E là bệnh nhân C, đã được xét nghiệm dương tính với Covid-19.

Cả 3 người này đều chưa từng tiếp xúc với nhau. Giả thuyết được nhiều người tin nhất là, trong quá trình đi vứt rác, C đã vô tình để lại các hạt virus trên nắp thùng rác, sau đó D và E đã chạm phải những hạt virus này và nhiễm bệnh từ đó.

Chiếc thùng rác nhanh chóng trở thành nghi phạm chính đằng sau đợt bùng phát Covid-19 trên các phương tiện truyền thông ở nước này.

Mãi sau này, bí ẩn về nguyên nhân dẫn đến vụ bùng phát mới có lời giải đáp.

Theo trích xuất từ camera của khách sạn, vào ngày thứ 12 trong quá trình cách ly, cửa sổ phòng bệnh nhân C đã mở ra khoảng 50 giây khi những người cách ly đang được kiểm tra Covid-19.

Mặc dù 2 cánh cửa cạnh nhau không được mở ra cùng một lúc, các nhà nghiên cứu cho rằng, khoảng thời gian đó vẫn đủ để các hạt virus từ phòng bệnh nhân C bay vào hành lang và tồn tại trong không khí đủ lâu khiến D hoặc E – những người được kiểm tra tiếp theo, hít phải.

Để phòng ngừa, giới chức y tế New Zealand đã thay đổi phương thức kiểm tra Covid-19. Thay vì đi từng phòng như trước, họ tiến hành kiểm tra luân phiên giữa các tầng sao cho 2 phòng cạnh nhau không được kiểm tra gần lúc. Các thùng rác cũng được thay đổi để mọi người có thể bỏ rác vào mà không cần chạm vào nắp.

Mức độ nghiêm ngặt trong công tác kiểm dịch tại Auckland cho thấy sự quyết tâm đạt được mục tiêu chiến thắng đại dịch của New Zealand. Bởi chỉ khi không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, đất nước kiwi mới có thể tập trung vào việc giải quyết các ca lây nhiễm của công dân từ nước ngoài tới hoặc trở về.

Sống chung với lũ

Nhà dịch tễ học tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, bà Kathleen O’Reilly cho rằng, cách tiếp cận thực tế hơn để loại bỏ Covid-19 là giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao.

Bà O’Reilly nêu rõ: “Việc cố gắng hạn chế số lượng ca mắc mới tới mức tối đa để giảm áp lực lên hệ thống y tế công cộng là cần thiết. Theo đó, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện sẽ giảm theo, nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận thực trạng sự lây nhiễm vẫn còn tồn tại đâu đó ngoài cộng đồng”. Và khi tỷ lệ lây nhiễm đủ thấp, có khả năng các đợt bùng phát sẽ được xử lý ở cấp địa phương thay vì cấp chính phủ.

Hiểu rõ về tác dụng của vaccine đối với các đợt bùng phát là một mấu chốt quan trọng nhằm giúp kiểm soát dịch bệnh. Bà O’Reilly chia sẻ: “Trước tiên, chúng ta cần hiểu vai trò của vaccine trong việc kiểm soát lây nhiễm. Chúng ta biết vaccine rất hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh trở nên nghiêm trọng hay thậm chí tử vong, nhưng về mức độ hiệu quả của chúng trong việc ngăn chặn lây nhiễm chưa thực sự được chứng minh”.

Vấn đề biên giới cũng là một trong những yếu tố khiến chính phủ New Zealand phải dành nhiều quan tâm.

Mặc dù xứ sở kiwi hiện là quốc gia có các biện pháp quản lý biên giới nghiêm ngặt nhất trên thế giới, nhưng nước này mới chỉ tiêm phòng được cho 1,2% dân số. Do đó, việc thắt chặt biên giới một cách cứng rắn đã trở thành lập trường của chính phủ nước này.

Đồng thời, New Zealand đã đặt mua 15 triệu liều vaccine Pfizer, với mong muốn tiêm chủng 2 lần cho toàn bộ dân số.

Số ca nhiễm và tử vong dừng lại ở mức thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới đã chứng tỏ sự hiệu quả và sáng suốt của trong công tác quản lý dịch của New Zealand.

Ở một số quốc gia phát triển hay những nước đã triển khai tiêm phòng toàn dân, điển hình là Anh, nguy cơ bùng phát các đợt dịch bệnh mới vẫn có thể quay trở lại, do chính sách quản lý biên giới của nước này còn lỏng lẻo, người từ bên ngoài vẫn có thể nhập cảnh mà không có sự kiểm soát.

Về lâu dài, cách tốt nhất để xử lý các đợt bùng dịch Covid-19 là việc đảm bảo các bệnh viện có đủ nguồn lực để giúp bất kỳ người dân nào đang gặp phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do loại virus này gây ra.

Bà Julian Tang – Giáo sư khoa Hô hấp tại Đại học Leicester cho rằng, việc các quốc gia tăng cường sức mạnh y tế sẽ giúp đối phó tốt với bất kỳ diễn biến dịch bệnh nào.

Đối với các quốc gia nơi số ca nhiễm mới đang giảm xuống từng ngày, có thể nói đại dịch đã gần đi tới hồi kết.

Nhưng đối với phần còn lại của thế giới, nơi chưa có khả năng tiêm chủng diện rộng và phải chịu mối đe dọa từ các biến thể mới, rất có thể đại dịch Covid-19 mới chỉ đang chuyển sang giai đoạn tiếp theo. (BQT)