Wednesday, May 15, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

ACCC cảnh báo $700,000 đôla đã bị mất do lừa đảo vì “giả mạo” Jobkeeper, ATO…

Những kẻ lừa đảo đang lợi dụng cuộc khủng hoảng Coronavirus bằng cách “giả mạo” chương trình Trợ cấp tiền lương JobKeeper từ chính phủ và kế hoạch rút sớm tiền hưu bổng (Super)…

Scamwatch của Ủy Ban Cạnh tranh và Người Tiêu Thụ (ACCC) đã nhận được hơn 2,000 báo cáo kể từ bắt đầu cuộc khủng hoảng với hơn $700,000 đôla bị mất.

ACCC nói: “Những lừa đảo phổ biến, bao gồm lừa đảo để lấy thông tin cá nhân, mua sắm trên thực tuyến (online shopping) và lừa đảo hưu bổng”.

“Những kẻ lừa đảo này hy vọng rằng bạn không cảnh giác đề phòng. Đừng bao giờ cung cấp thông tin cá nhân, trương mục ngân hàng hay là những chi tiết về hưu bổng cho bất cứ người nào cả. Những kẻ lừa đảo này có thể giả vờ là có “kết nối” (connection) với bạn . Vì vậy, điều quan trọng là bạn ngưng lại và  kiểm tra, ngay cả khi bạn được liên lạc bởi một công ty/tổ chức đáng tin cậy đi nữa…”.

Những kẻ lừa đảo đã “mạo danh” (giả mạo) Văn phòng Thuế vụ Úc (ATO), Sở Y Tế, myGov hoặc các cơ quan chính phủ khác nhằm lừa đảo mọi người “nhấn vào” (click) đường link được thiết kế để đánh cắp thông tin cá nhân và tài chánh của họ…”.

Có một email lừa đảo “mạo danh” là từ Medicare để yêu cầu quyên góp để chống lại đại dịch Coronavirus, trong khi đó thì những email “giả mạo” khác lại “mạo danh” là những người nổi tiếng như Chris Hemsworth để kêu gọi đầu tư…

ACCC nói: “Không bao giờ trả lời các tin nhắn và các cuộc gọi được yêu cầu để cung cấp các chi tiết cá nhân hoặc tài chánh, ngay cả khi họ tuyên bố là từ một tổ chức/ công ty có uy tín hoặc cơ quan chính phủ. Bạn chỉ cần xóa ngay tin nhắn này, hay là gác máy”.

“Đừng bao giờ ‘nhấn vào’ (click) từ tin nhắn hay là  từ email, ngay cả khi nó xuất hiện từ một nguồn đáng tin cậy. Truy cập trực tiếp vào trang mạng thông qua trình duyệt của bạn. Ví dụ: để truy cập vào myGov thì vào my.gov.au”.

Sau đây là một số lừa đảo mà bạn nên đề phòng:

ĐIỆN THOẠI “GIẢ MẠO” JOBKEEPER

Sở thuế cho biết họ đã nhận được báo cáo về những kẻ lừa đảo mạo danh ATO gọi các thành viên trong cộng đồng và yêu cầu họ cung cấp chi tiết tài khoản ngân hàng của họ cho chương trình JobKeeper.

ATO nói: “Họ (bọn lừa đảo) nói rằng, chủ nhân đã đăng ký cho chương trình JobKeeper  nhưng họ cần chi tiết trương mục của các nhân viên để trả tiền thẳng vào”.

“Đừng cung cấp thông tin được yêu cầu. Nhân viên đủ  điều kiện để được hưởng JobKeeper sẽ được trả tiền bởi chủ nhân của họ, và ATO hoàn trả cho chủ nhân về những khoản chi này. ATO không cần chi tiết về trương mục ngân hàng của từng nhân viên”.

COVID-19 TESTING SCAM

Có một email lừa đảo tự xưng là của Bộ Y Tế và được ký bởi Bộ trưởng Y tế Greg Hunt thông báo rằng người nhận đã được xác định là ‘người có liên hệ chặt chẽ’ (close contact) trong một trường hợp bị nhiễm bệnh”.

Lá thư email giả mạo viết: “Phù hợp với các phương thức theo dõi liên lạc và trong các luật lệ mà chúng tôi hoạt động hoạt động tại Sở Y Tế, chúng tôi khuyên bạn nên tự kiểm tra COVID-19”.

“Các chi tiết cần thiết về cuộc hẹn của bạn với Sở Y Tế có trong tài liệu đính kèm. Đọc qua hướng dẫn và đảm bảo rằng bạn tự nộp đơn để kiểm tra, vì không làm như vậy sẽ dẫn đến bị bắt và bị truy tố”.

HỘI NGHỊ VIDEO GIẢ MẠO

Với hàng ngàn người hiện đang làm việc tại nhà, các email giả mạo về hội nghị video đang được lưu hành kể từ khi có lệnh “đóng cửa”.

Một ví dụ điển hình, công ty an ninh MailGuard “giả mạo” mời vào hội nghị video trên Zoom để đưa người dùng đến trang đăng nhập “giả mạo” Microsoft để hỏi “mật mã” (password), trước khi nói với nạn nhân rằng cuộc gọi này đã bị hủy.

ACCC nói: “Chỉ chấp nhận lời mời của các nguồn đáng tin cậy và  không bao giờ cập nhật mật mã của bạn bằng các đường link từ email”.

GIẢ MẠO NHỮNG CẢNH BÁO “COVIDSafe”

Lừa đảo mạo danh chính phủ mới từ “COVIDSafe”, ứng dụng truy cập liên lạc của chính phủ Liên bang. “Văn bản đã đưa ra một thông tin liên quan mới về những nơi có nguy cơ cao cần tránh trong 14 ngày tới”, văn bản viết, liên kết đến một trang mạng chính phủ giả mạo.

Một email lừa đảo tương tự đến “COVIDSafe ALERT” cố gắng dọa nạn nhân “nhấn vào” (click) vào đường link. “Chúng tôi muốn thông báo cho bạn rằng bạn đã được ghi nhận là rời khỏi của bạn trong 3 lần hôm qua”. “Tiền phạt $10 đã được cộng vào tài khoản myGov của bạn”.

ACCC nói: “Đừng bị lừa bởi email COVIDSafe ALERT này. Đó là lừa đảo. Đừng nhấn vào đường link, chỉ cần xóa bỏ ngay”.

LỪA ĐẢO TRỢ GIÚP TÀI CHÁNH

ACCC đã xác định một số tin nhắn văn bản và email lừa đảo khác giả mạo là từ các cơ quan chính phủ và các tổ chức khác đề nghị giúp đỡ đối với các đơn xin hỗ trợ tài chánh hoặc các khoản chi phí cho việc “ở nhà”.

Email lừa đảo mạo nhận là “lợi ích trợ cấp” từ Bộ Dịch vụ Úc Châu, trong khi một email khác mạo danh là từ ATO và cung cấp việc hoàn thuế $200 từ “những thay đổi quy định” do “những tình trạng với Coronavirus”.

Một tin nhắn giả mạo khác có nội dụng: “Bạn có thể nhận được khoản hỗ trợ kinh tế $750” và  kèm theo đường link dẫn đến trang mạng chính phủ giả mạo.

GIẢ MẠO SUPER

ACCC cảnh báo: “Những kẻ lừa đảo đang lợi dụng những người gặp khó khăn về tài chánh do COVID-19 bằng cách cố gắng ăn cắp tiền hưu bổng của họ hoặc bằng cách cung cấp các dịch vụ không cần thiết và tính phí”.

Phần lớn sẽ bắt đầu với một cuộc gọi bất ngờ, nói rằng từ một dịch vụ hưu bổng hoặc dịch vụ tài chánh. Những kẻ lừa đảo sẽ sử dụng nhiều lý do để yêu cầu những thông tin về tài khoản hưu bổng của bạn và có thể tham khảo các biện pháp để rút sớm tiền hưu bổng của bạn.

Ông James Shipton, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc Châu, cho biết: “Đừng rơi vào cạm bẫy này- Không cần phải trả phí gì cả. Đây là một quy trình nộp đơn miễn phí, từ trang mạng ATO”.

“Những kẻ lừa đảo khác đang tạo ra cơ hội đầu tư lợi nhuận cao. Hãy nên nhớ rằng- Nếu nó có vẻ quá tốt là sự thật, thì đó là lừa đảo”.

GIẢ MẠO DOANH NGHIỆP

Những kẻ lừa đảo cũng giả vờ là đến từ ngân hàng, siêu thị, đại lý du lịch, nhà cung cấp bảo hiểm, công ty viễn thông và các doanh nghiệp nổi tiếng khác sử dụng COVID-19 như là một lý do để hỏi thông tin cá nhân, yêu cầu thanh toán cho hàng hóa hay là những dịch vụ, hay là từ truy cập từ xa để gởi thông tin vào máy tính của nạn nhân.

Một tin nhắn giả mạo là từ Woolworth cung cấp phiếu mua hàng miễn phí $250 đôla, trong khi đó thì một tin nhắn giả mạo ngân hàng Westpac nói rằng những khách hàng không thể sử dụng online banking cho tới khi nào họ cập nhật những thông tin cá nhân vì “COVID-19 virus”.

ACCC nói: “Không bao giờ cung cấp cho người lạ truy cập từ xa vào máy tính của bạn, ngay cả khi họ nói rằng từ một công ty viễn thông Telstra hoặc NBN”.

“Muốn xác minh được sự liên lạc ấy, hãy kiểm tra qua phone book, hóa đơn cũ của mình hoặc tìm kiếm trực tuyến”. (NQ)