Saturday, October 5, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

90% người Úc kêu gọi tẩy chay hàng “Made in China”

Gần đây, căng thẳng thương mại giữa Úc và Trung Quốc lại bắt đầu leo thang. Người dân và giới truyền thông Úc đã kêu gọi tẩy chay tất cả các tập đoàn Trung Quốc đang hoạt động tại Úc và từ chối tiêu thụ những mặt hàng “Made in China”.

Hàng Made in China (Ảnh: Shutterstock)

Thứ Sáu (ngày 11/12) tờ Australian News đưa tin, hôm 10/12 một danh sách gồm 41 vườn nho và nhà máy rượu của Úc trên thực tế lại thuộc sở hữu của tư bản Trung Quốc đã bị tiết lộ và gây ra một sự náo động ở Úc. Tuy nhiên hiện tại, sự chú ý đã chuyển hướng sang các công ty “nội địa Úc” có một phần hoặc 100% vốn nước ngoài.

Có thông tin cho rằng, việc danh sách các nhà máy rượu bị “lộ tẩy” ở Úc đã dấy lên một cuộc thảo luận toàn quốc về quyền sở hữu nước ngoài tại quốc gia này. Nhiều người Úc đã kêu gọi các tập đoàn/tổ chức địa phương tăng cường minh bạch hóa thông tin và yêu cầu họ nên tẩy chay các doanh nghiệp có 100% vốn chủ sở hữu từ Trung Quốc và từ chối các mặt hàng “Made in China”, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Úc – Trung ngày càng trở lên căng thẳng.

Một người dùng Twitter nhấn mạnh: “Hãy phanh phui tất cả các công ty và tổ chức do chính phủ Trung Quốc kiểm soát hoặc tham gia vận hành/đầu tư ở Úc, bắt đầu từ tiểu bang Victoria!”

Một người dùng Twitter khác kêu gọi nước Úc: “Hãy bước ra!” “Tẩy chay những đồng vốn đến từ Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ)”. “Bây giờ là lúc cần lập danh sách toàn bộ các công ty do Trung Quốc tài trợ. Danh sách này nên bao gồm tất cả các công ty sản xuất, ngành công nghiệp, vị trí việc làm và mọi lĩnh vực mà ĐCSTQ đã tham gia kiểm soát hoặc góp vốn… Bây giờ chúng ta phải đứng lên vì nước Úc, mua sản phẩm địa phương và từ chối các mặt hàng sản xuất từ Trung Quốc.”

Một số cư dân mạng thậm chí còn khẳng định rằng, kỳ thực nhiều công ty có tên tuổi ở Úc được tài trợ bởi ĐCSTQ, nhưng vì các thông tin trên bao bì được viết bằng tiếng Anh nên chúng ta không biết liệu đó có phải là sản phẩm của Trung Quốc hay không.

Theo Australian News, thực tế đã chứng minh rằng sự hiện diện của các tập đoàn Trung Quốc tại Úc có thể còn dày đặc hơn nhiều so với tưởng tượng của chúng ta.

Về vấn đề này, Australian News cũng liệt kê cụ thể tên các công ty Trung Quốc nổi tiếng tại Úc. Trong nhiều năm, các nhà chức trách ĐCSTQ đã không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng sữa bột trẻ em tại Úc. Tuy nhiên vào năm ngoái, Mengniu Dairy, một công ty sữa Trung Quốc, đã mua lại công ty sản xuất sữa bột trẻ em Bellamy ở Úc với giá khoảng 1,5 tỷ đô la Úc.

Ủy ban Đánh giá Đầu tư Nước ngoài của Úc đã bật đèn xanh cho giao dịch trên. Hội đồng này tin rằng việc giao dịch mua bán giữa các công ty sữa sẽ không vi phạm lợi ích của quốc gia.

Tháng 8 năm nay, Mengniu Dairy cũng chuẩn bị tiếp quản Lion Dairy and Drinks, công ty đứng sau các thương hiệu thực phẩm nổi tiếng của Úc (như cà phê đá Big M và Dare). Nhưng “phi vụ làm ăn” với giá 600 triệu đô la Úc này đã thất bại vào phút chót.

Lion Dairy and Drinks trước đó đã được bán cho tập đoàn năng lượng khổng lồ Chow Tai Fook của Trung Quốc với giá 4 tỷ đô la Úc, dự án này đã được Bộ trưởng Tài chính khi đó là ông Scott Morrison phê duyệt vào năm 2017.

Một nguồn tin sau đó cáo buộc rằng hồ sơ cá nhân của khách hàng Úc hiện đang được lưu trữ ở nhiều quốc gia. Điều này trực tiếp vi phạm các quy định kinh doanh do chính phủ Úc ban hành. Bà Deb O’Neill, Nghị sĩ đảng Lao động, đã chỉ trích ông Morrison và nói: “Hơn một triệu người Úc đang phải đối mặt với rủi ro về dữ liệu cá nhân.”

Năm 2017, công ty kinh doanh bao cao su Ansell của Úc đã được bán cho Trung Quốc với giá 800 triệu đô la Úc và được được tiếp quản bởi tập đoàn Humanwell Healthcare và CITIC của Trung Quốc.

Công ty này được thành lập vào năm 1929 bởi doanh nhân Eric Norman Ansell. Việc công ty bị bán lại được coi là một đòn giáng mạnh vào ngành sản xuất đang gặp khó khăn của Úc.

Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền để mua lại những bất động sản du lịch ở bang Queensland, gồm các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng như Quần đảo Lindeman, khách sạn Sheraton cảng Port Douglas và khu nghỉ dưỡng Versace, Sofitel, khách sạn Crowne Plaza.

Có thông tin cho rằng, vào năm 1993, Hãng Hàng không Phương Nam Trung Quốc (Southern Airlines), hãng hàng không lớn nhất tại nước này, đã có được hợp đồng thuê sân bay Merredin ở Tây Úc trong thời hạn 100 năm.

Ông Dick Smith, một doanh nhân hàng không, đã trả lời tờ The West Australian vào năm 2018 rằng, điều này thật đáng lo ngại. Ông Smith nói: “Đây là một vấn đề thực sự. ĐCSTQ hiện đang sở hữu một diện tích đất đai khổng lồ của chúng ta.”

Gần đây, Australian News đã tiến hành một cuộc khảo sát đặc biệt trên trang báo của mình với tiêu đề: “Bạn sẽ tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc vào Giáng sinh này chứ?” Tính đến thứ Sáu (ngày 13/12), trong số hơn 100.000 lượt khảo sát thì 87% (gần 90%) người Úc đã chọn câu trả lời là “Có”. (T/T)