Friday, March 29, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

7 cách giúp kiểm soát tốt cân nặng trong những ngày giãn cách xã hội mùa COVID-19

COVID-19 đã quay trở lại sau nhiều tháng thư giãn và vui vẻ. Ngoài sự căng thẳng, mất cân bằng trong sinh hoạt và không thể lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe có thể khiến cho chúng ta khó kiểm soát được cân nặng một lần nữa…

Chúng ta có thể chưa từng nghe nói đến một số cách sau để giúp kiểm soát và giảm cân trong thời điểm COVID-19 đang bùng phát trở lại.

Điều hòa lại đường huyết

Nồng độ insulin trong máu không chỉ quan trọng với người bị tiểu đường mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cân nặng của tất cả chúng ta. Nó là một loại hormone giúp tích trữ chất béo, nguyên nhân dẫn đến tăng cân và béo phì. 

Nếu dùng quá nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao – như đồ chế biến sẵn, món ăn vặt, thức ăn nhanh, thì có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, kết quả là cơ thể tiết ra nhiều insulin, không có lợi cho cân nặng của chúng ta. Ngược lại, chế độ ăn ít carb (carbohydrate) có thể dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết, điều này cũng có thể cho kết quả tương tự. 

Đồ chế biến sẵn, món ăn vặt, thức ăn nhanh, thì có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến… (ShutterStock)

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn giàu carb, chất béo tốt và protein trong mỗi bữa ăn, sẽ giúp ổn định lượng đường huyết. Khi đó, cơ thể chúng ta sẽ tự nhiên đốt cháy chất béo – thay vì tích trữ nó.

Giảm nguy cơ viêm

Khi nhắc đến viêm, chúng ta thường nghĩ đến khớp hoặc cơ bắp, nhưng thực tế, viêm đường tiêu hóa là vấn đề lớn có thể dẫn đến tăng cân. Một bí quyết để giảm cân là giảm kích ứng viêm ở dạ dày và ruột. Theo lưu ý từ các chuyên gia dinh dưỡng, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm ruột, bao gồm cả nguy cơ dị ứng với các chất độc hại trong thực phẩm chế biến sẵn.

Ngoài nguyên nhân do ăn uống, những yếu tố khác như sự căng thẳng, lối sống không lành mạnh, bao gồm cả những thói quen xấu như hút thuốc và thiếu ngủ cũng có thể gây tăng cân. 

Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, viêm dạ dày do vi khuẩn hoặc virus cũng có thể tàn phá hệ tiêu hóa. Điều này có thể khiến cho cơ thể không thể tiêu hóa thức ăn được đúng cách, dẫn đến đầy hơi và tăng cân.

Viêm dạ dày có thể khiến tiêu hóa thức ăn không được đúng cách, dẫn đến đầy hơi và tăng cân… (ShutterStock)

Cân bằng nội tiết tố 

Khi một trong các hormon sau estrogen, progesterone, testosterone hay cortisol bị mất cân bằng, thì một loạt các vấn đề về sinh lý sẽ xảy ra, đặc biệt là quá trình điều chỉnh năng lượng và trao đổi chất của cơ thể. Điều này có thể sẽ dẫn đến tăng cân.

Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta, trong đợt giãn cách xã hội, nên chú ý cân bằng nội tiết tố thông qua các chất bổ sung tự nhiên hoặc liệu pháp thay thế hormone. 

Mất cân bằng hormone có thể khiến tăng cân trở nên “gần gũi” hơn… (ShutterStock)

Chú ý nguy cơ suy tuyến giáp tiềm ẩn

Hormon tuyến giáp, T3 và T4 đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng năng lượng, cân nặng cho cơ thể. Suy chức năng tuyến giáp  có thể khiến chúng ta bị tăng cân, thiếu năng lượng. Nên khi phụ nữ đang bị tăng cân hoặc khó giảm cân, cần lưu ý tìm xem có bị giảm chức năng tuyến giáp không.

Lưu ý chức năng của tuyến giáp khi đang bị tăng cân hoặc khó giảm cân… (ShutterStock)

Gia tăng sức khỏe cho đường ruột

Thuật ngữ “rối loạn khuẩn đường ruột” thường được dùng khi đường ruột mất cân bằng. Điều này có nghĩa là vi khuẩn tốt đã bị áp đảo bởi vi khuẩn xấu, là căn nguyên của nhiều vấn đề như tăng cân, khó giảm cân, viêm, mất cân bằng hormone và các vấn đề về tuyến giáp.

Ăn chất béo không tốt và đường sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn xấu trong đường ruột, từ đó làm giảm chức năng của đường ruột. Cân bằng lại chế độ ăn là một trong những bí quyết chính giúp khôi phục lại sức khỏe của khuẩn đường ruột, một cách giúp giảm cân.

Cân bằng lại chế độ ăn là bí quyết chính giúp khôi phục lại sức khỏe của đường ruột… (ShutterStock)

Giảm bớt căng thẳng

Bên cạnh chế độ ăn, thì lối sống cũng là một chìa khóa giúp chúng ta giảm cân. Nếu làm việc quá nhiều, ngủ hoặc ăn quá ít và thường xuyên ở trong tình huống căng thẳng cao thì hầu như chúng ta rất khó có thể giảm cân.

Căng thẳng do cảm xúc, hay do thể chất, đều khiến cơ thể giải phóng cortisol, chất ảnh hưởng xấu đến cân nặng của chúng ta. Nó khiến cơ thể tích trữ quá mức chất béo do làm gia tăng nồng độ insulin trong máu.

Chúng ta nếu muốn giảm cân, thì chắc chắn phải tìm cách giảm căng thẳng, không còn cách nào khác.

Nếu muốn giảm cân, thì chắc chắn phải tìm cách giảm căng thẳng, không còn cách nào khác…(ShutterStock)

Tránh ăn hay tiếp xúc với kim loại hoặc khoáng chất độc hại

Tốc độ trao đổi chất là một chìa khóa quan trọng giúp giảm cân thành công. Người trao đổi chất nhanh có khả năng đốt cháy được nhiều calo hơn. Ngược lại, người trao đổi chất chậm thì calo bị tích tụ lại nhiều – dưới dạng mỡ thừa.

Khả năng trao đổi chất của cơ thể chịu tác động từ nồng độ của chất béo hòa tan và các ion kim loại trong cơ thể. Dễ thấy, khi nồng độ kim loại trong máu tăng, cơ thể sẽ giữ nguyên cân nặng hoặc tăng cân để cung cấp năng lượng giúp chống lại tình trạng này.

Xét nghiệm tóc là cách đơn giản giúp kiểm tra nồng độ các chất kim loại nặng… (ShutterStock)

Cách đơn giản giúp kiểm tra xem các chất kim loại nặng hoặc khoáng chất có quá cao trong máu hay không là xét nghiệm tóc. Vì những chất này thường xuất hiện trong các nang tóc.

Tóm lại, trong những ngày giãn cách xã hội, chúng ta nên chú ý đến chế độ ăn và tập thể dục. Đó là những cách tốt nhất giúp khắc phục nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả việc giảm cân.

NTD, Theo The Epoch Times.