Vắc-xin của Pfizer, AstraZeneca hiệu quả như thế nào trước biến thể Delta?
Một nghiên cứu mới đây đã được công bố. Vắc-xin Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả cao. Trước biến thể Covid-19 lây nhiễm nhanh Delta.
Giới chức y tế Anh cho biết hai loại vắc-xin đều có hiệu quả cao trước biến thể Delta, được coi là biến thể vượt trội của Covid-19 trên thế giới hiện nay. Tuy vậy, nghiên cứu cũng cho thấy chỉ tiêm một liều của hai loại vắc-xin là chưa đủ để có miễn dịch tốt.
Nghiên cứu được đăng tải trên tuần san New England Journal of Medicine xác nhận đánh giá về hiệu quả của vắc-xin Covid-19 do Pfizer-BioNTech và Oxford-AstraZeneca mà cơ quan y tế công cộng Anh (Public Health England) hồi tháng 05, dựa trên dữ liệu thực tế.
Cụ thể, nghiên cứu mới công bố cho thấy hai liều vắc-xin Pfizer có hiệu quả 88% trong ngăn chặn nhiễm biến chủng Delta có triệu chứng, so với 93.7% đối với biến chủng Alpha (lần đầu phát hiện tại Anh).
Hai liều vắc-xin AstraZeneca cũng có hiệu quả 67% đối với biến chủng Delta, tăng nhẹ so với mức 60% của đánh giá ban đầu. Vắc-xin AstraZeneca được xác định có hiệu quả 74.5% đối với biến thể Alpha.
“Chỉ có sự khác biệt rất nhỏ về hiệu quả của vắc-xin trước biến thể Delta, nếu so sánh với biến thể Alpha, sau khi người được tiêm đã tiêm đủ hai liều,” các nhà nghiên cứu của Public Health England viết.
Dữ liệu từ Israel trước đó cho ước tính vắc-xin của Pfizer có hiệu quả thấp hơn trong ngăn ngừa nhiễm bệnh có triệu chứng, tuy vậy hiệu quả rất cao trong ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong.
Public Health England trước đó cho biết tiêm một liều của một trong hai loại vắc-xin kể trên có hiệu quả khoảng 33% trong ngăn ngừa nhiễm biến thể Delta có triệu chứng.
Nghiên cứu công bố hôm 21/07 cho thấy một liều vắc-xin Pfizer có liệu của 36%, trong khi một liều vắc-xin AstraZeneca có hiệu quả khoảng 30%. (T/H)