Thursday, April 25, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Úc báo động vì dự án xây đặc khu 39 tỷ USD của Trung Quốc

Trung Quốc muốn xây đặc khu 39 tỷ USD sát vách Úc. Dự án “Thành phố Daru Mới” mà công ty Trung Quốc muốn phát triển tại Papua New Guinea rất hoành tráng. Chúng sẽ bao gồm cả cảng biển quy mô lớn, khu công nghiệp và khu vực thương mại tư do.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1737390&stc=1&d=1612683770
Daru, thị trấn ven biển ở phía nam Papua New Guinea, là nơi công ty Trung Quốc muốn xây dựng dự án siêu đô thị 39 tỷ USD. (Hình AAP).

Dự án trị giá khoảng 39 tỷ USD đang khiến các cơ quan an ninh của Úc thêm lo ngại. Được đặt ở vùng duyên hải phía nam Papua New Guinea, “Thành phố Daru Mới” chỉ cách lãnh thổ Úc vài km.

Bên cạnh đó, tại tỉnh Tây của Papua New Guinea, một công ty khác của Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng khu công nghiệp nghề cá trị giá đến 200 triệu USD, theo Weekend Australian.

Tâm điểm chú ý của dự án “Thành phố Daru Mới” là công ty WYW Holding, đăng ký hoạt động tại Hong Kong. Công ty này đang chống lưng cho dự án Thành phố Yangon Mới tại Myanmar.

“Đảm bảo chủ quyền dựa trên BOT dài hạn”

Phía WYW Holding đang vận động Thủ tướng James Marape của Papua New Guinea chấp thuận dự án phát triển cơ sở hạ tầng bạc tỷ trong khuôn khổ thỏa thuận “Xây dựng Vận hành Chuyển giao” giữa hai nước.

Thông qua khung hợp tác, công ty Trung Quốc sẽ có quyền sở hữu và quản lý dự án trong một khoản thời gian thỏa thuận. Các tài sản tại “Thành phố Daru Mới” chỉ được chuyển giao lại cho Papua New Guinea sau khi công ty Trung Quốc hết thời hạn quản lý.

Dự án “Thành phố Daru Mới” mà công ty Trung Quốc muốn phát triển tại Papua New Guinea sẽ bao gồm cả cảng biển quy mô lớn, khu công nghiệp và khu vực thương mại tư do. (Hình The Australian)

“Chúng tôi hy vọng ngài và chính phủ của ngài sẽ chấp thuận hợp tác cùng chúng tôi trong kế hoạch giàu tham vọng”, CEO Terrance Mo của WYW Holding trình bày trong lá thư gửi Thủ tướng Marape vào tháng 4/2020.

Terrance Mo còn lưu ý rằng dự án sẽ bao gồm “Đảm bảo chủ quyền dựa trên hợp đồng BOT (Xây dựng Vận hành Chuyển giao) dài hạn giữa hai bên và phục vụ lợi ích chung của hai bên”.

Theo đề xuất của WYW Holding, dự án có diện tích khoảng 100 km2, bao gồm cả cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến thủy hải sản và nông sản, cùng một số đầu tư khác về chế tạo sản xuất.

Trong một lá thư khác, Chủ tịch WYW Holding Calvin Ng cố thuyết phục Thủ tướng Marape về tiềm năng của “Thành phố Daru Mới”. Ông nhấn mạnh Papua New Guinea sẽ “tiến bộ đáng kể nhờ phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, công nghệ viễn thông hiện đại, hệ thống giao thông hiệu quả và tận dụng được tài nguyên thiên nhiên”.

Người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng Papua New Guinea vừa qua khẳng định ông Marape “không biết đến dự án này”. Tuy nhiên, chính phủ Papua New Guinea nhấn mạnh sẽ không ngăn cản nhà đầu tư, miễn là dự án tuân thủ đầy đủ pháp luật và đảm bảo lợi ích cho đảo quốc Nam Thái Bình Dương.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2018 tại Papua New Guinea. (Hình AP)

Địa điểm chiến lược

Thị trấn Daru “gốc” có dân số chỉ 20,000 người nhưng lại nằm tại vị trí chiến lược. Nó cách lãnh thổ đất liền của Úc khoảng 200 km, nhưng chỉ cần đi tàu vài km là đến được quần đảo do Úc quản lý trên eo biển Torres.

Công ty Trung Quốc đã đưa ra một đề nghị vô cùng hấp dẫn đối với đảo quốc Nam Thái Bình Dương. Tổng giá trị đầu tư dự án còn cao hơn GDP hàng năm của Papua New Guinea khoảng 5 tỷ USD. Phía WYW Holding cũng “trấn an” Thủ tướng Marape rằng vốn dự án “đầu tư cơ hội khổng lồ” không chỉ đến từ Trung Quốc đại lục, mà còn từ các nguồn ở châu Âu, Trung Đông, Singapore và Hong Kong.

Theo Michael Shoebridge, giám đốc chương trình nghiên cứu quốc phòng và an ninh quốc gia tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, chính phủ Trung Quốc cùng các tập đoàn đại diện đang thúc đẩy nhiều dự án ở Papua New Guinea để bảo vệ lợi thế chiến lược và kinh tế.

Ông cho rằng giới hoạch định chính sách và lãnh đạo Úc không thể chủ quan trước sự hiện diện và tham vọng của Trung Quốc tại nước láng giềng.

“Các tổ chức và nhân tố Trung Quốc cho thấy họ rất cơ hội và chủ động đầu tư. Môi trường cũng rất dễ dàng cho kiểu hành xử này”, ông cảnh báo.

Boats near the shore at Daru Island.
Một dự án đầy tham vọng như xây dựng một thành phố trên đảo PNG có thể sẽ khó tiến triển. (Hình ABC)

Shoebridge nhận định Trung Quốc dường như đang “dò đá qua sông” tìm kiếm cơ hội tại khu vực. Theo ông, Trung Quốc chủ động thỏa thuận với chính quyền cấp địa phương vì thông thường chính phủ trung ương sẽ cẩn trọng hơn. Điều tương tự đã diễn ra với bang Victoria của Úc.

“Tại Papua New Guinea, nhiều chính trị gia và chính quyền cấp địa phương cần tạo ra thịnh vượng và cơ hội cho người dân. Điều này có thể gây nên chia rẽ giữa chính phủ tại Post Moresby và cấp tỉnh”, ông lưu ý.

Trong khi đó, theo chuyên gia Jonathan Pryke của Viện Lowy (Úc), những dự án khó tin như “Thành phố Daru Mới” đang nổi lên khắp khu vực.

“Dường như chiến lược này nhằm tìm kiếm và thuyết phục chính trị gia, có thể từ bất kỳ cấp độ nào, tán thành và tạo ra đủ sự quan tâm để Bắc Kinh chú ý đến”, Pryke đánh giá về đề xuất của công ty WYW Holding.

“Từ đó, họ hy vọng sẽ giải phóng được nguồn vốn”, ông nhận định.

“Khu vực tỉnh Tây (của Papua New Guinea) đang đối diện những thách thức phát triển rất nghiên trọng. Bạn có thể nhận ra lý do những cơ hội này nghe rất hấp dẫn với họ. Nhưng nhìn nhận một cách thực tế, chúng quá phi lý”, ông lưu ý. (VBF)