Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

TT Trump nhiễm COVID-19: Tái ông mất ngựa, biết đâu đó lại là phúc

Sự kiện TT Trump và phu nhân cùng bị nhiễm virus Vũ Hán gây chấn động toàn thế giới, người lo kẻ buồn, người vui kẻ mừng, người cầu nguyện cho ông, người ‘hớn hở ăn mừng’. Sự kiện này đã bộc lộ rõ nhân tính của từng cá nhân cũng như từng quốc gia, nó giống như câu chuyện Tái ông mất ngựa, biết đâu đó lại là phúc.

Sáng sớm ngày 2/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trên trang mạng xã hội Twitter của mình rằng ông và vợ đều có kết quả dương tính với virus Corona Vũ Hán và hiện đang được cách ly và điều trị. Ông cho biết họ sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn. Tin tức ngay lập tức trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu.

TT Trump nhiễm virus Vũ Hán: Tái ông mất ngựa, biết đâu đó lại là phúc
TT Trump nhiễm bệnh đã đánh thức lương tâm và nhân tính trong lòng những người thiện lương ở nước Mỹ và khắp thế giới, khiến nước Mỹ bớt mâu thuẫn, bớt chia rẽ hơn, càng đồng tâm nhất trí trong vấn đề tiêu diệt ĐCSTQ. (Hình NTD)

Tin tức này thu hút sự chú ý lớn đến như vậy bởi hai lý do chính. Một mặt, Hoa Kỳ đang tới gần ngày bầu cử, mặt khác, việc chính quyền Tổng thống Trump ngày càng có nhận thức tỉnh táo đối với ĐCSTQ, và có hàng loạt hành động khiến ĐCSTQ đứng trên bờ diệt vong, khiến toàn bộ thế giới tái định hình và tái cấu trúc. 

Tái ông thất mã

Câu chuyện “Tái ông thất mã” trong sách Hoài Nam Tử rằng:

Một ông lão ở vùng biên ải có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất, họ hàng thân thích đến thăm hỏi, chia buồn, ông lão lại cười khà khà nói: “Mất ngựa biết đâu lại là cái phúc”.

Mấy tháng sau, con ngựa trở về, lại có một con tuấn mã của người Hồ theo về. Những người thân quen kéo đến xem con tuấn mã và chúc mừng, ông lão lại chau mày nói: “Tự dưng mà lại được tuấn mã, biết đâu lại là cái họa”.

Từ khi được con tuấn mã, con trai ông lão thích lắm, thường cưỡi. Một hôm, chẳng may ngã ngựa gãy chân. Người thân quen đều đến hỏi thăm, chia buồn, ông chẳng buồn rầu chút nào, thản nhiên nói: “Con trai gãy chân, biết đâu lại là cái phúc”.

Một thời gian không lâu sau đó, có giặc Hồ xâm chiếm. Trai tráng đều được điều động ra chiến trường. Giặc Hồ rất hung hãn và thiện chiến, trai tráng mười người chết đến chín. Con trai ông lão vì què chân, không phải đi lính nên đã bảo toàn tính mệnh.

Sự kiện TT Trump và phu nhân cùng bị nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán, cùng sự “vui mừng” rất nhiều người dân Trung Quốc, có lẽ cũng giống câu chuyện trên, chắc chắn sẽ càng tăng quyết tâm của TT Trump nói riêng và toàn bộ người dân Mỹ nói chung, bằng mọi cách tiêu diệt ĐCSTQ – kẻ gây tai họa cho chính quốc gia, tổng thống và bản thân gia đình họ.

Tái ông mất ngựa, biết đâu đó lại là phúc 1
Sau sự việc này TT Trump sẽ càng tăng quyết tâm tiêu diệt ĐCSTQ. (Hình NTD)

Niềm tin thể chế tự do của Mỹ và phương Tây

Nhà lãnh đạo quốc gia lần đầu tự công bố tin bản thân bị nhiễm dịch bệnh, phản ánh quyền tự do mạng Internet, tự do thông tin và niềm tin vào chế độ của Hoa Kỳ. Nhưng đối với nhiều người dân bình thường ở một số quốc gia độc tài thì điều này thật khó tin. Bởi vì những thông tin liên quan tới sức khỏe của những nhà lãnh đạo quốc gia thuộc về “quốc gia cơ mật”, không ai được biết.

Vừa qua, Chủ tịch Triều Tiên – ông Kim Jong-un đã chơi trò “mất tích” hai lần, và ngoại giới chỉ có thể dựa vào phỏng đoán xem liệu ông này có gặp vấn đề sức khỏe hay không. Trong đợt đại dịch, hành tung của các lãnh đạo ĐCSTQ càng mờ ám, ngoại giới không ai hay biết. Người ta nói rằng trong thời kỳ SARS, Giang Trạch Dân sợ hãi lập cập vội vã bỏ chạy đến Thượng Hải ẩn náu. 

Các nước thể chế độc tài thì duy trì chính quyền không bị sụp đổ là ưu tiên số 1, chứ không phải đặt quốc kế dân sinh, vì tính mạng của người dân đặt lên hàng đầu. Ví như trong đợt dịch bệnh ở Bắc Kinh vào tháng 6 năm nay, người ta hoàn toàn không thấy bóng dáng lãnh đạo ĐCSTQ và các vị cấp Ủy ban Thường vụ.

Các cuộc họp lớn ở Trung Nam Hải đều họp qua điện thoại truyền hình. ĐCSTQ luôn rêu rao “lợi ích của người dân đặt lên trên hết”, nhưng trong thâm tâm thì chỉ có mạng sống của chính ĐCSTQ mới quan trọng, còn mạng sống của người dân là vô giá trị. 

Ngược lại, cuộc họp báo với phóng viên tại Nhà Trắng trong thời kỳ đại dịch của Tổng thống Mỹ Donald Trump 74 tuổi, không chỉ thể hiện quyền tự do báo chí mà còn phản ánh tính minh bạch của hệ thống Hoa Kỳ. Sau khi vợ chồng Tổng thống Trump có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Corona Vũ Hán, Nhà Trắng đã tiến hành kiểm tra toàn diện. 

Niềm tin thể chế tự do của Mỹ và phương Tây
Cuộc họp báo với phóng viên tại Nhà Trắng trong thời kỳ đại dịch của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ thể hiện quyền tự do báo chí mà còn phản ánh tính minh bạch của hệ thống Hoa Kỳ. (Ảnh minh hoạ: Getty)

Kiểm nghiệm và thức tỉnh nhân tính

Mỗi thảm họa là một bài kiểm nghiệm nhân tính. Sau khi thông tin Tổng thống Trump nhiễm virus Corona Vũ Hán công bố ra, các nhà lãnh đạo của tất cả các quốc gia trên thế giới đã ngay lập tức bày tỏ sự chia buồn với vợ chồng ông. Ví dụ, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Anh Borish Johnson chúc Tổng thống Trump “nhanh chóng bình phục”

Trong thông điệp trực tiếp từ Điện Kremlin phát đi gửi Tổng thống Trump của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã viết: “Tôi chắc chắn rằng với năng lượng vốn có, tinh thần tốt và sự lạc quan của Ngài sẽ giúp Ngài đối phó với dịch bệnh nguy hiểm này“. 

Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen viết trên Twitter rằng: “Thay mặt chính phủ và người dân Đài Loan, tôi chúc Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân nhanh chóng hồi phục. Vâng, chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn”

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros đã tweet: “Tôi gửi lời cầu nguyện và lời chúc tốt đẹp nhất tới Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân, chúc họ nhanh chóng phục hồi”.

Các nhà lãnh đạo Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Áo, Hà Lan, Ba Lan, Canada, Israel, Jordan, Ai Cập, Mexico, Colombia, Brazil, Liên Hợp Quốc, NATO và các quốc gia, tổ chức khác đã gửi hỏi thăm tới vợ chồng Tổng thống Trump.

Ngay cả lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng thể hiện chút nhân tính khi theo truyền thông nhà nước đưa tin cho biết: ông Kim “chân thành hy vọng” rằng Tổng thống Trump và đệ nhất phu nhân sẽ hồi phục nhanh chóng. 

Kiểm nghiệm và thức tỉnh nhân tính 1
Ngay cả lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng thể hiện chút nhân tính khi ông hy vọng vợ chồng TT Trump sớm bình phục. (Ảnh của BRENDAN SMIALOWSKI / AFP qua Getty Images)

Tại Hoa Kỳ, cả phe cánh tả và phe bảo thủ đều bày tỏ sự quan tâm lớn đến gia đình tổng thống Hoa Kỳ và mong họ phục hồi nhanh chóng. Biden, người của Đảng cánh tả đã chiến đấu với ông Trump trong cuộc tranh luận bầu cử tổng thống đầu tiên vài ngày trước, đã gỡ bỏ các quảng cáo tấn công ông Trump.

Nhóm vận động của ông Biden nói rằng họ không thể một mặt nói rằng mong ông Trump hồi phục nhanh chóng, mặt khác lại đăng những quảng cáo công kích.

Phản ứng của người dân Mỹ thể hiện đầy tính nhân văn. Twitter của Tổng thống Trump đã nhận được hàng triệu lượt retweet mỗi ngày và mọi người đã cầu nguyện cho gia đình tổng thống mau chóng bình phục.

Một video được chia sẻ từ tài khoản Twitter yulin @ yulin18494807 cho thấy 150.000 người Mỹ ở nơi công cộng quỳ xuống để cầu nguyện cho ông Trump. 

Người dùng Twitter Lucia choo @ đã đăng một câu chuyện cảm động: Một người bạn của cô là tình nguyện viên từ chiến dịch tranh cử của ông Trump cho biết vào ngày 2/10, một Hoa Kiều đã gọi cho cô và muốn quyên góp 50.000 USD cho ông Trump. Bà ấy chỉ là một người dân bình thường, không phải là một nhà tài chính giàu có, cũng không phải là một giám đốc điều hành công ty nổi tiếng. Người phụ nữ Hoa Kiều nói rằng chồng bà là thành viên Đảng Cộng hòa và đã qua đời vào năm ngoái. Điều ước cuối cùng của ông ấy là “Trump tái đắc cử năm 2020”.

Đồng thời, các quốc gia và truyền thông lớn trên thế giới đều nhận thấy rằng lãnh đạo ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình, đã chậm trễ, không có phản ứng gì trước tin Tổng thống Trump nhiễm dịch. Tới ngày 3/10 mới phát điện với thông điệp mang văn phong rập khuôn của đảng, giọng nói trịch thượng. So với các nhà lãnh đạo của các quốc gia khác trên thế giới, nhà lãnh đạo của ĐCSTQ đã thể hiện sự thiếu nhân văn.

ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ dư luận truyền thông trong nước, nhưng lại cài cắm các ‘tiểu phấn hồng’ khắp nơi. Các video và hình ảnh trực tuyến cho thấy một số người Trung Quốc đang giơ biểu ngữ, khẩu hiệu cuồng hoan ăn mừng Tổng thống Trump nhiễm dịch.

Đúng là không còn lại chút nhân tính thiện lương nào, bị ĐCSTQ đầu độc, tôn thờ ngoại giao chiến lang, luôn coi Hoa Kỳ là kẻ thù số một, mà không biết rằng tà ác thực sự chính là ĐCSTQ.

Ông Lâm, một học giả tại Hạ Môn, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng nhiều người trên khắp Trung Quốc có ấn tượng tốt về ông Trump: “Có rất nhiều người ở đại lục thích Trump, đặc biệt là những người có tư tưởng dân chủ. Tôi cảm thấy kết quả kiểm tra ông bị dương tính với bệnh dịch là một điều rất đáng tiếc. Bởi vì lúc đầu tôi đã không thích ông ấy lắm, nhưng những gì ông ấy làm trong những năm qua đã mang lại cách hiểu mới cho chính trường toàn cầu. Ông ấy không chú ý đến những lời nói cao siêu mà chú ý hơn đến mục tiêu thực chất cần đạt được”.

Trước sự “vui mừng” và thiếu hiểu biết ngờ nghệch của một số người ở Trung Quốc, có cư dân mạng sáng suốt đã bình luận: Yamamoto phát động cuộc tấn công Trân Châu Cảng vào năm 1956, cả nước Nhật Bản ăn mừng, nhưng chỉ Yamamoto lo lắng và liên tục quan sát thời tiết. Những người khác không hiểu và hỏi ông tại sao tấn công thành công mà vẫn còn chán nản. Ông nói: “Thời tiết trông trong xanh nhất định chiến cơ Mỹ bay qua”. Khi Thủ tướng Anh Churchill nghe tin Nhật tấn công Trân Châu Cảng, ông khẳng định: “Chúng ta đã thắng”.

Ngày 12/4/1945, Tổng thống Mỹ Roosevelt đột ngột qua đời do xuất huyết não, Hitler và Đức quốc xã vô cùng phấn khởi nhưng chỉ trong vòng một tháng, ngày 8/5, Đức quốc xã tuyên bố đầu hàng. 

TT Trump nhiễm bệnh đã đánh thức lương tâm và nhân tính trong lòng những người thiện lương ở nước Mỹ và khắp thế giới, khiến nước Mỹ bớt mâu thuẫn, bớt chia rẽ hơn, càng đồng tâm nhất trí trong vấn đề tiêu diệt ĐCSTQ. Hơn nữa, liên minh chống ĐCSTQ toàn cầu mà Mỹ đang thúc đẩy sẽ có bước chuyển ngoặt.

Các nước vốn trước đây có mối quan hệ kinh tế khăng khít với ĐCSTQ, luôn né tránh lời kêu gọi của Mỹ thì lúc này cũng đã thay đổi thái độ. Vương quốc Anh, Ý và các quốc gia khác đã thay đổi thái độ đối với ĐCSTQ sau khi trải qua đại dịch viêm phổi ở Vũ Hán. 

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán hoành hành khắp thế giới, và nặng nhất là ở Mỹ, khiến cả Tổng thống và phu nhân cũng mắc bệnh, là tai họa toàn thế giới.

Nhưng trong cái rủi có cái may, chính tai họa này mới khiến nhân loại thức tỉnh trước thế lực tà ác, băng đảng tội phạm lớn nhất thế giới là ĐCSTQ, sớm liên minh lại để tiêu diệt nó, trước khi bị nó mê hoặc, thống trị và tiêu diệt toàn nhân loại, “Tái ông mất ngựa, biết đâu đó lại là phúc”. (NTD)