Truy tìm 2 thủy thủ Việt ‘bỏ trốn’ khỏi tàu thương mại ở Victoria
Cơ quan chức năng tại Úc xác nhận rằng họ đang nỗ lực tìm kiếm 2 thủy thủ công dân Việt Nam “bỏ trốn” khỏi một con tàu thương mại cập cảng ở Victoria.
Các nhà chức trách biên giới Úc đang truy lùng 2 thủy thủ đoàn quốc tế đã nhanh chóng trốn khỏi một con tàu đang cập cảng ở Geelong.
Cuộc tìm kiếm 2 người công dân Việt Nam trốn khỏi một con tàu cập cảng ở Geelong đã bước sang tuần thứ hai, khi một người trong cuộc đưa ra những tuyên bố đáng lo ngại về tình trạng an ninh ‘nới lỏng’ tại chỗ.
Có thông tin cho rằng các thủy thủ đã ở trên con tàu Glorious Plumeria được cập cảng vào 2 tuần trước.
Theo Geelong Advertiser, 2 người này đã lẻn qua vòng an ninh vào khoảng 2 giờ sáng ngày Chủ Nhật 13/6 mà không được phép và đang “bỏ trốn”.
Tờ báo này cũng cho biết con tàu đã cập cảng vài trăm mét từ một lối ra tại cảng.
Glorious Plumeria là một tàu chở dăm gỗ được đóng vào năm 2007, với chiều dài tổng thể là 199.9m và rộng 32.2m, theo marinetraffic.com.
Con tàu chở hàng đi dưới cờ của Panama, đã rời cảng Yangpu của Trung Quốc vào ngày 22/5.
Phát ngôn viên của Lực lượng Biên phòng Úc cho biết họ đang làm việc chặt chẽ với chính quyền Tiểu bang và Liên bang về vấn đề này.
Họ cho biết: “Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) đã biết về 2 công dân nước ngoài đã trốn khỏi một tàu thương mại cập cảng North Geelong vào ngày Thứ Sáu”.
Các biên giới quốc tế của Úc đã bị đóng cửa vào tháng 3 năm ngoái vì đại dịch Covid-19.
Theo các hạn chế hiện tại, các thành viên thủy thủ đoàn được yêu cầu ở lại trên tàu khi các tàu quốc tế cập cảng trong nước.
Quốc hội thông qua cuộc trấn áp an ninh bến cảng
Luật cấm tội phạm nghiêm trọng tiếp cận các khu vực an ninh tại sân bay và bến cảng đã được cả hai viện của Quốc hội thông qua.
Phe đối lập Liên bang đã thua trận vào ngày Thứ Tư 16/6 để chia dự luật thành hai, mà theo Lao động cho rằng cần thiết để thực hiện nhiều công việc hơn trong quy trình thông quan cho lao động nước ngoài tại các cảng hàng hải.
Các thượng nghị sĩ Lao động cho rằng một sự cố liên quan đến 2 thủy thủ công dân Việt Nam bỏ trốn tàu thương mại ở Geelong cho thấy vẫn còn những sai sót trong hệ thống.
Thượng nghị sĩ Đảng Lao động, ông Tony Sheldon nói: “Những hộ chiếu (visa) của thủy thủ này là rất quan trọng cần được nâng cấp và xem xét”.
Tổng trưởng chính phủ, bà Linda Reynolds xác nhận 2 người đàn ông vẫn còn đang “lẩn trốn”, và đã lấy hộ chiếu của họ từ cabin của thuyền trưởng.
Visa của họ đã bị hủy bỏ và “các cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục”, bà nói.
Tổng trưởng Bộ Nội vụ, bà Karen Andrews cho biết luật đã được thông qua ba quốc hội và đã đến lúc nó được thông qua.
“Thành thật mà nói, không ai có thể tin được rằng những người có tiền án hoặc đồng phạm có thể làm việc trong hàng không hoặc trên bến cảng của chúng ta”, bà nói.
Lao động bảo đảm sửa đổi để đảm bảo các luật được xem xét lại sau 2 năm và một báo cáo được công bố sau khi đánh giá.
Hạ viện đã đồng ý sửa đổi vào tối Thứ Tư.
Các cuộc điều tra về ma túy và thực thi pháp luật cách đây 6 năm đã khuyến nghị các sân bay và bến cảng của Úc phải được tăng cường chống lại nguy cơ tội phạm nghiêm trọng bằng cách tăng cường các chương trình thẻ nhận dạng.
Lập luận chống lại việc tách dự luật, Tổng trưởng Tư pháp, bà Michaelia Cash nói với quốc hội rằng trong số 227 chủ thẻ mà chính quyền quan tâm, 73% là trong lĩnh vực hàng hải.
Hiện tại, việc kiểm tra lý lịch chỉ xác định rằng người đó có thể là mối đe dọa đối với an ninh hàng không hoặc hàng hải hay không.
Họ không xem xét về người đó có tiền sử liên quan đến tội phạm nghiêm trọng hay không.
Qantas cho biết luật sẽ tăng cường kiểm tra và cân bằng hiện có để ngăn chặn “quyền tiếp cận an ninh đặc quyền tại các sân bay bị lạm dụng bởi các phần tử tội phạm”.
“Chúng tôi đã làm việc với cơ quan thực thi pháp luật trong nhiều năm để bảo vệ chống lại và phát hiện hoạt động tội phạm”, hãng hàng không cho biết.
“Những sửa đổi này cải thiện khả năng của chúng tôi để tiếp tục thực hiện điều đó. Tập đoàn Qantas sẽ hợp tác chặt chẽ với chính phủ Liên bang để thực hiện những thay đổi này khi chúng trở thành luật”. (NQ)