Saturday, April 20, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Thời Hậu Covid-19: Thế Giới Sẽ Không Trở Lại Bình Thường

Hồi tháng 3 năm 2020, các đồng nghiệp của tôi tại Trung Tâm Nghiên Cứu Tương Lai Lâu Dài Frederick S. Pardee Center tại Đại Học Boston nghĩ rằng có thể hữu ích để bắt đầu suy nghĩ về “hậu vi khuẩn corona.” Đối với một trung tâm nghiên cứu dành cho tư duy lâu dài, thì thật có ý nghĩa để hỏi rằng thế giới sau Covid-19 sẽ có thể trông như thế nào.

Nhiều tháng sau đó, tôi đã học được nhiều điều. Quan trọng nhất, tôi đã học được rằng “sẽ không có việc quay trở lại bình thường.”

THOI HAU COVID_01
Làm việc từ nhà trong thời đại dịch. (Hình Pixabay)

Lý do của việc tôi học được đó

Dự án diễn ra trọn đời của nó. Hơn 190 ngày, chúng tôi đã công bố 103 videos. Mỗi cái dài khoảng 5 phút, với một câu hỏi đơn giản: Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của chúng ta? Hãy xem hàng loạt video ở đây:

https://www.bu.edu/pardee/research/worldaftercorona/

Tôi đã phỏng vấn các nhà tư tưởng hàng đầu về 101 đề tài riêng biệt – từ tiền bạc tới nợ nần, các hệ thống cung cấp tới mậu dịch, việc làm tới máy robots, báo chí tới chính trị, nước tới thực phẩm, biến đổi khí hậu tới nhân quyền, thương mại điện tử tới an ninh mạng, tuyệt vọng tới tinh thần lành mạnh, giới tính tới kỳ thị chủng tộc, nghệ thuật tới văn học, và ngay cả hy vọng và hạnh phúc.

Những người tôi phỏng vấn gồm chủ tịch của Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ, cựu giám đốc CIA, cựu tư lệnh đồng minh tối cao NATO, cựu thủ tướng Ý và nhà thiên văn học hoàng gia Anh.

Tôi đã “Zoom” – chữ này đã trở nên một động từ chỉ sau một đêm – với Kishore Mahbubani tại Singapore, Yolanda Kakabadse tại Quito, Judith Butler tại Berkeley, California, Alice Ruhweza tại Nairobi và Jeremy Corbyn tại London. Đối với tập mới nhất của chúng tôi, cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon từ Hán Thành.

Đối với tôi, đó thật sự là lý do của điều tôi học được. Trong số những thứ khác, nó giúp tôi hiểu tại sao Covid-19 không phải là cơn bão mà chúng ta có thể chờ đợi nó qua đi. Thế giới tiền đại dịch của chúng ta là không có gì ngoài bình thường, và thế giới hậu đại dịch của chúng ta sẽ không có gì trở lại bình thường nữa cả. Sau đây là 4 lý do tại sao.

THOI HAU COVID_03
Hình trong cuộc phỏng vấn của Adil Najam với nhiều thành phần về thời hậu Covid-19.

Sự gián đoạn sẽ tăng tốc

Cũng giống như những người có bệnh từ trước thì dễ bị truyền nhiễm vi khuẩn, ảnh hưởng toàn cầu của cuộc khủng hoảng sẽ thúc đẩy nhanh sự thay đổi đã có sẵn. Như Chủ Tịch Nhóm Eurasia là Ian Bremmer nhấn mạnh, một năm của đại dịch toàn cầu có thể gồm một thập niên hay lâu hơn của sự gián đoạn như là bình thường.

Thí dụ, Phil Baty từ “Times Higher Education” cảnh báo rằng vũ trụ sẽ thay đổi “sâu xa và vĩnh viễn,” nhưng hầu hết bởi vì lãnh vực giáo dục đại học đã kêu gọi thay đổi.

Tác giả đoạt Giải Pulitzer Ann Marie Lipinski cũng đi đến cùng tiên liệu đối với báo chí, và kinh tế gia Đại Học Princeton Atif Mian thì lo ngại tương tự đối với cơ cấu nợ nần toàn cầu.

Tại Đại Học Harvard, chuyên gia chính sách thương mại Dani Rodrik nghĩ rằng đại dịch đang đẩy nhanh “sự rút lui khỏi siêu toàn cầu hóa” mà đã thuần thục trước đại dịch Covid-19. Và nhà kinh tế học tại Trường Pardee là Perry Mehrling thì khẳng định rằng “xã hội sẽ thay đổi vĩnh viễn… và việc quay trở lại nguyên trạng là, tôi nghĩ, không có thể.”

Chính trị sẽ trở nên hỗn loạn hơn

Trong khi những đám mây trên bầu trời kinh tế toàn cầu là điềm xấu đáng ngại – với ngay cả kinh tế gia đoạt Giải Nobel thường lạc quan là Sir Angus Deaton cũng đang lo ngại rằng chúng ta có thể đang đi vào giai đoạn đen tối mất từ “20 tới 30 năm trước khi chúng ta thấy tiến bộ” – thì những nhà bình luận chính trị là những người có vẻ bối rối nhất.

Lý thuyết gia chính trị của Đại Học Stanford Francis Fukuyama thú nhận ông “chưa bao giờ thấy một thời kỳ mà trong đó mức độ bất ổn đối với thế giới về mặt chính trị là điều mà sẽ là lớn hơn hiện nay.”

Covid-19 đã nhấn mạnh các câu hỏi nền tảng về năng lực của chính phủ, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, bỏ qua sự chuyên môn, suy giảm của chủ nghĩa đa phương và ngay cả chính ý tưởng dân chủ tự do. Không có một chuyên gia nào của chúng tôi dự đoán chính trị ở bất cứ nơi nào trở nên ít hỗn loạn hơn thời tiền đại dịch.

Về mặt địa chính trị, điều này thể hiện trong điều mà vị hiệu trưởng sáng lập của Trường Kennedy của Harvard là Graham Allison, gọi là “sự cạnh tranh Thucydidean đang diễn ra, thuộc cơ bản, cấu trúc” mà trong đó sự trỗi dậy nhanh chóng của cường quốc Trung Quốc đe dọa thay thế cường quốc Hoa Kỳ. Covid-19 đã tăng tốc và tăng cường sự cạnh tranh đại cường với sự chia rẽ khắp Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Trung Đông.

THOI HAU COVID_02
Tập quán mang khẩu trang phổ biến mọi nơi. (Hình Pixabay)

Các tập quán thời đại dịch sẽ còn mãi

Khắp các lãnh vực, từ chuyên gia này đến chuyên gia khác đã nói với tôi rằng các tập quán đã phát triển trong thời đại dịch sẽ không biến mất – và không chỉ các tập quán của Zoom và làm việc từ nhà nữa.

Robin Murphy, giáo sư kỹ nghệ tại Đại Học A&M ở Texas, đã khẳng định rằng “chúng ta sẽ có nhiều máy robots ở khắp nơi” như là kết quả của Covid-19. Đó là bởi vì chúng tràn lan trong thời đại dịch cho việc giao hàng, thử  nghiệm Covid-19, các dịch vụ tự động và ngay cả sử dụng tại nhà.

Chúng tôi nghe từ Karen Antman, hiệu trưởng của Trường Y Khoa của Đại Học Boston, và Adil Haider, hiệu trưởng của trường y khoa tại Đại Học Aga Khan University ở Pakistan, rằng y khoa viễn thông đang có mặt ở đây.

Vala Afshar, giám đốc truyền bá kỹ thuật số tại công ty phần mềm Salesforce, còn đi xa hơn nữa. Ông cho rằng “thế giới trong thời hậu Covid-19 sẽ là kinh doanh kỹ thuật số” và sẽ phải thực sự đối diện rất lớn về thương mại, tương tác và nhân lực trên mạng.

Khủng hoảng sẽ tạo ra nhiều cơ hội

Ký giả khoa học Laurie Garrett, người đã cảnh báo về đại dịch toàn cầu qua nhiều thập niên, tưởng tượng một cơ hội để giải quyết các bất công của các hệ thống kinh tế và xã hội của chúng ta. Bởi vì “sẽ không là một hoạt động đơn lẻ nào diễn ra như nó đã từng,” theo bà cho biết, cũng sẽ có khả năng của việc tái cấu trúc nền tảng trong biến động.

Nhà môi trường Bill McKibben nói rằng đại dịch có thể trở thành tiếng gọi thức tỉnh làm cho con người nhận thức ra rằng “khủng hoảng và tai họa là các khả năng có thực” nhưng có thể được ngăn chận.

Họ không đơn độc trong suy nghĩ này. Nhà kinh tế Thomas Piketty thừa nhận các nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc và bất bình đẳng đang trỗi dậy, nhưng hy vọng chúng ta học cách “để đầu tư nhiều hơn vào chính sách phúc lợi.” Ông nói rằng “Covid sẽ củng cố tính hợp pháp cho các đầu tư công cộng trong [các hệ thống y tế] và hạ tầng cơ sở.”

Cựu Bộ Trưởng Môi Trường của Ecuador là Yolanda Kakabadse cũng tin tưởng tương tự rằng thế giới sẽ nhận ra rằng “sự lành mạnh của hệ thống sinh thái ngang bằng với sức khỏe của con người,” và tập trung sự chú tâm mới vào môi trường. Và sử gia quân đội Andrew Bacevich muốn thấy một cuộc thảo luận về “sự định nghĩa về an ninh quốc gia trong thế kỷ 21.”

Achim Steiner, quản trị viên của Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc, đã kinh ngạc với số tiền rất lớn được huy động để đáp ứng với cuộc khủng hoảng toàn cầu. Ông tự hỏi phải chăng thế giới có thể trở thành ít keo kiệt hơn về những con số nhỏ hơn rất nhiều cần thiết để chiến đấu chống biến đổi khí hậu trước khi nó không thể đảo ngược và tàn khốc.

Cuối cùng, tôi nghĩ Noam Chomsky, một trong những nhà trí thức quan trọng nhất của thời đại của chúng ta, đã tóm tắc tốt nhất rằng, “Chúng ta cần tự hỏi thế giới kết cuộc sẽ trở thành là gì,” theo ông nói. “Chúng ta muốn sống trong thế giới gì?”. (V/B)

Dil Najam, Khoa Trưởng Viện Nghiên Cứu Frederick S. Pardee School of Global Studies tại Boston University.