Wednesday, December 4, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Tàu vượt biên Việt Nam bị chặn bắt khi tìm đường đến Úc


Lực lượng Biên phòng Úc ABF cho biết đã chặn bắt 3 thuyền nhân Việt Nam vượt biên trên đường đến Úc. Với sự hợp tác của nhà chức trách 3 người đã được trả về lại Việt Nam.

ABF cho biết đã chặn bắt 3 thuyền nhân Việt Nam vượt biên trên đường đến Úc.

Hôm 28/4, giới chức ABF xác nhận đã chặn một chiếc thuyền chở 3 công dân Việt Nam, được cho là chiếc thuyền đầu tiên thực hiện hành trình từ Việt Nam tới Úc.

Lực lượng Biên phòng Úc cho hay họ đã “giải quyết” vụ việc mà họ mô tả là một liên minh buôn lậu người, và xác nhận rằng con tàu này đã bị chặn vào tháng 3.

Lực lượng Biên phòng cho hay trong một tuyên bố ngắn gọn: “Cả 3 người đã được đưa trả về Việt Nam an toàn với sự hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam”.

Đây là tàu tầm trú mới nhất trong danh sách ngày càng nhiều các tàu vượt biên bị chặn trong 2 năm qua, và là con tàu thứ năm cập bến, kể từ tháng Chín năm ngoái.

ABS cho hay 3 người trên con tàu Việt Nam không được đưa đến trại tạm giam ở Nauru, và cho hay Úc và Việt Nam đã có thỏa thuận lâu dài về việc đưa trả những người vượt biên trở về Việt Nam.

ABF xác nhận đã chặn một chiếc thuyền chở 3 công dân Việt Nam, được cho là chiếc thuyền đầu tiên thực hiện hành trình từ Việt Nam tới Úc. Hình minh họa (Lao Động)

Được biết lần cuối vào tháng 8 năm 2018, một nhóm khoảng 15 thuyền nhân Việt Nam đã bị bắt sau khi bỏ tàu trốn lên bờ ở viễn bắc Queensland.

Sự gia tăng số lượng tàu tầm trú đến Úc mà không bị phát hiện, đã làm dấy lên lo ngại với Lực lượng Biên phòng rằng những con tàu này đang được đầu tư hiện đại hơn và đi nhanh hơn.

Trong một diễn biến khác, cũng theo ABF hôm 26/4, một người đàn ông 55 tuổi đã bị xử phạt vì ông này giúp một người Việt Nam qua Úc trái phép.

Người mua visa trong vụ này là một người quốc tịch Việt Nam, đang bị giam tại Trung tâm tạm giam di dân MITA (Melbourne).

Người quốc tịch Việt Nam này 28 tuổi, đã thu xếp cho vợ ông ta trả cho người đàn ông 55 tuổi 3,000 đô la, để xin visa bắc cầu loại E, mà anh ta đã từng nộp khi còn bị giam tại MITA, ABF cho biết trong thông cáo hôm 26/4.

Người đàn ông 55 tuổi không phải là đại diện di trú nhưng đã tự nhận là người giao dịch với người quốc tịch Việt Nam bị giam giữ.

Các quan chức của ABF đã tiến hành một cuộc điều tra và nhận thấy có bằng chứng chứng minh hành vi phạm tội theo Mục 280 của Luật Di trú năm 1958. (SBS)