Sunday, November 3, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Tại sao SARS-CoV-2 dễ lây nhiễm hơn SARS-CoV-1?

Mới đây các nhà khoa học Hoa Kỳ đã phát hiện ra lý do tại sao SARS-CoV-2 (loại virus gây ra đại dịch COVID-19) lại có khả năng lây lan cao hơn SARS-CoV-1 (nguyên nhân gây dịch SARS năm 2003).

Thông qua một loạt các mô phỏng bằng máy tính quy mô lớn, so sánh giữa SARS-CoV-1 và SARS-CoV-2, các nhà khoa học nhận thấy cả hai thực sự rất khác nhau về mặt động lực học. Sự khác nhau này không chỉ là một phần của protein liên kết với thụ thể của con người, mà là toàn bộ protein. Điều này có ý nghĩa lớn trong phát triển vắc-xin và các liệu pháp, không chỉ tập trung vào một số phần nhất định của protein, có những phần khác cũng rất quan trọng.

Trong các mô phỏng này SARS-CoV-1 và SARS-CoV-2 có những thay đổi hình dạng hoàn toàn khác nhau ở các mốc thời gian khác nhau. SARS-CoV-1 di chuyển nhanh hơn, nó liên tục kích hoạt và ngừng kích hoạt, điều này không cho nó có nhiều thời gian để bám vào các tế bào của con người vì nó không ổn định. Ngược lại, SARS-CoV-2 luôn ổn định và sẵn sàng tấn công các tế bào cơ thể.

SARS-CoV-2 dễ lây lan hơn SARS-CoV-1
SARS-CoV-2 dễ lây lan hơn SARS-CoV-1.

Ngoài ra, động lực học của SARS-CoV-2 nói chung cũng chậm hơn. SARS-CoV-1 thường xuyên qua lại giữa trạng thái hoạt động và không hoạt động, nhưng SARS-CoV-2 lại rất chậm, mang lại cơ hội bám dính tốt hơn vì ổn định hơn.

Nhóm nghiên cứu cũng đã xác định một vùng cụ thể đặc biệt ở cuối protein đột biến, gọi là vùng đầu cuối N (NTD) – Đó là vùng khác biệt giữa SARS-CoV-1 và SARS-CoV-2. Phần protein này trước đây không được nhiều người chú ý, nhưng đây lại là phần rất quan trọng đối với sự ổn định của protein. Các đột biến trong khu vực đó có thể ảnh hưởng đến khả năng lây truyền của virus. (SKDS)