PHONG TỎA 6.0 Gia hạn –Cùng nhau đọc Tùy-bút, Thơ & Nghe Nhạc và Hồi-ký
Victoria, Tiểu bang đông dân thứ hai của Úc, đang vào đợt Phong tỏa Covid-19 lần thứ 6.0 Gia hạn. Lệnh phong tỏa này bắt buộc gần 7 triệu dân của Victoria phải ở nhà, ngoại trừ 5 lý do, trong bối cảnh giới chức nỗ lực khống chế một ổ dịch Delta lây lan nhanh.
Hãy để Mùa Xuân Như Ý giúp các bạn giải trí trong lúc ‘bị nhốt’ ở nhà bằng cách –Cùng nhau đọc Tùy-bút, Thơ & Nghe Nhạc và Hồi-ký.
***********
Tùy bút
MỘT BÀI VIẾT CHẬP CHỮNG VÔ ĐỀ!
Bánh mì ngay ở người Việt Nam trong nước cũng như ở ngoài nước, nó kỳ diệu lắm, hội đủ âm dương ngũ hành: thịt, bơ, rau, dưa, ớt, pa tê hòa quyện vào nhau, nghe mà thèm chết người! Món ăn bình dị, dã đi sâu vào “máu” và tâm hồn của chúng ta từ thuở nào rồi! Trên trái đất này, nơi nào có người Việt Nam là có ổ bành mì kẹp thịt thơm ngon và ngậy béo đến vô cùng, tạo nên một nền Văn Hóa Ẩm Thực cao thâm, mỹ miều khắp mọi miền đất nước trên các xứ người, hỏi ai không mê, không ưa chuộng và khoái khẩu!
Một món ăn bình dị, một ly cà phê sửa đá đậm đà nghi ngút tỏa khói, lại được ngồi nơi một hàng quán bình dân nào đó. ở đó có tiếng cười đùa lao xao trò truyện với nhau, có bóng mát hàng cây trước mặt qua cơn gió đong đưa hây hây mát lòng, ôi thôi tuyệt cú mèo!
Ta lại thường xuyên có những bửa trưa ăn bánh mì với dĩa bò kho thơm lựng, có những buổi chiều dùng bánh mì với tô cà ri gà béo ngậy sóng sánh mỡ, nóng bỏng bốc mùi thơm thèm muốn lạ kỳ. Cũng như cơm gạo, bánh mì từng đồng hành nuôi ta sống những ngày đoàn tụ trong gia đình ấm áp. Từng ấy thôi, ta mới thấy nhớ quá về người Việt Nam thương mến, nhớ quá về quê hương Việt Nam dấu yêu và nhất là ta nhớ quá về Saigon phồn hoa đô thị thuở nào ta đã dứt áo rời bỏ nó mà ra đi…Nước mắt ta bỗng rưng rưng, nhạt nhòa…
Thế mà từ lâu rồi, sao ta vẫn còn ngu đần, ta vẫn còn dốt nát đến thế, cho rằng Bánh Mì không phải là Thực Phẩm, Bánh Mì không phả là Lương Thực nhỉ? Ta có phải là người từ trong rừng rú lâu ngày mới bước ra ngoài ánh sang đâu? Miền Nam ta, từ ngày ta mới sinh ra đời, lớn lên cho đến ngày ta rời nước ra đi, người dân Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn luôn luôn đủ đầy, luôn luôn no ấm, tuy rằng cũng lắm gian lao, lắm cơ cực! Mới sực nhớ lại một bài hát nào đó của Trịnh Công Sơn có câu “một đàn bò về thành phố…”
Đến nay, dân đói không nuôi nổi, phải lang thang lếch thếch dùm bọc kéo nhau lê lết về kiếm sống mãi xa xôi tận quê nhà hàng ngàn cây số, dân bệnh không nơi chữa chạy, dân chết không đủ đất mà chôn hoặc thiêu đốt xác! Hơn lúc nào, dân rất cần tiền, thế mà cho rằng “Tiền không phải món hàng cần thiết”?
-Mây đen phủ kín cả bầu trời
Mặt trời tỏa sáng cả Bình Hưng Hòa!
Ô hay, ai đó đã khéo sửa đổi câu nói từ lúc nào nhỉ? Nghe sao mà thấy đắng lòng!
“Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?”
Cảm ơn nhạc sĩ Lam Phương đã ban tặng cho tôi bản nhạc này “Chiều Tây Đô”
Viết thay bạn Xuân Nguyễn một kỳ trên trang báo này vì lo công việc cho gia đình.
TÂM NGỌC
***********
Chiều Tây Đô
– Tuấn Vũ & Mỹ Huyền | Nhạc sĩ: Lam Phương (ASIA 57)
***********
Chiều Tây Đô
Nhạc sĩ: Lam Phương
Một đêm anh mơ mình ríu rít đưa nhau về
Thăm quê xưa với vườn cau thề
Bàn tay anh đan dìu em bước trên cỏ khô
Đi trong hoang vắng chiều Tây Đô
Bờ sông yêu xưa tà áo thướt tha mỹ miều
Sao anh không thấy về Ninh Kiều
Dường như anh nghe đời nặng trĩu trong màu đen
Đen như manh áo buồn chưa quen
*
Ghé hỏi cỏ cây, cỏ cây khóc, gió than van
Kể từ khi mất quê hương gió ra khơi đưa người vượt biển
Mẹ chờ thư về ngồi thèm thuồng miếng trầu cay
Trẻ thơ lang thang vì cơn đói suốt bao ngày
Vợ chờ tin chồng ngày về quá xa xăm
Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?
*
Ngày xưa ta quen từng viên đá quanh sân trường
Nay nghe sao khác từ tên đường
Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta hồi hương
Tây Đô sẽ sống lại yêu thương.
***********
Chiều Tây Đô
-Hoàng Thục Linh | “Âm Nhạc & Đời Sống”.
***********
Chiều Tây Đô
-Hoàng Oanh | Nhạc sĩ: Lam Phương | Trung Tâm Asia | ASIA 32
***********
–Nghe Hồi ký
SÀI GÒN NỖI NHỚ KHÔNG NGUÔI
Hồi ký của Mùa Xuân Như Ý (Melbourne, Australia)
***********