Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Nhiều ‘hứa hẹn’ trong thử vắc xin chống COVID-19; song không đủ vắc xin để trở lại bình thường vào 2022

Pfizer, một trong những hãng tiên phong trong cuộc tìm kiếm vắc xin chống COVID-19, cho biết vắc xin thử nghiệm của họ tỏ ra an toàn và hãng dự kiến sẽ có dữ liệu vào tháng sau về khả năng bảo vệ con người trước virus corona, USA Today đưa tin.

Hôm 12/9, hãng nói họ đang mở rộng thử nghiệm từ 30.000 lên 44.000 người, bao gồm thanh thiếu niên, độ tuổi 16-18, cũng như những người mắc các bệnh như HIV và viêm gan A, B hoặc C.

Một trụ sở của Pfizer ở New York, Mỹ
Một trụ sở của Pfizer ở New York, Mỹ

Hôm 15/9, Tổng Giám đốc Điều hành Pfizer Albert Bourla cho biết việc thử nghiệm được mở rộng vì vắc xin này dường như cực kỳ an toàn, và như vậy, sẽ không trì hoãn thời gian biểu của việc chế tạo hoàn chỉnh vắc xin, bản tin của USA Today cho hay.

Trong dữ liệu công bố hôm thứ 15/9, Pfizer cho thấy những người tham gia – cả người trẻ tuổi và người cao tuổi – chỉ phàn nàn về các tác dụng phụ nhỏ, chẳng hạn như đau đầu và đau cánh tay, vẫn USA Today tường thuật.

BioNTech and Pfizer Complete Dosing of BNT162 in First Cohort of P-I/II  Study in Germany | PharmaShots

Pfizer đang phát triển vắc xin này, có tên là BNT162, trong một chương trình hợp tác với nhà phát triển vắc xin BioNTech của Đức.

Dự kiến sẽ có báo cáo tổng kết về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin để các cơ quan quản lý xem xét vào tháng tới, USA Today cho biết.

Vắc xin này phải có hiệu quả ít nhất ở mức 50% – tức là tính trung bình nó phải bảo vệ ít nhất một nửa số người được tiêm – mới được cơ quan cấp liên bang của Mỹ chấp thuận và được cung cấp cho công chúng.

Nhiều người xếp hàng xét nghiệm Covid-19 ở Los Angeles, Mỹ, tháng 8/2020
Nhiều người xếp hàng xét nghiệm Covid-19 ở Los Angeles, Mỹ, tháng 8/2020

Hãng Pfizer hiện đang sản xuất BNT162 tại ba nhà máy ở Hoa Kỳ cũng như ở Đức và Bỉ.

Hiện vẫn chưa rõ là khả năng bảo vệ của vắc xin sẽ kéo dài bao lâu. Hãng đang chuẩn bị cho ba khả năng: mọi người sẽ cần tiêm vắc xin hàng năm như đối với bệnh cúm; hoặc họ sẽ cần vắc xin vài năm một lần, như với bệnh uốn ván; hoặc nó sẽ được tiêm một lần, như vắc xin bại liệt, USA Today trích lời tiến sĩ Mikael Dolsten, Giám đốc Khoa học của Pfizer, cho biết.

Top 30 Medical Syringe GIFs | Find the best GIF on Gfycat

Kathrin Jansen, Phó Chủ tịch cấp cao của Pfizer kiêm Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Vắc xin, cho biết mặc dù Pfizer vẫn đang dồn sức và “rất hài lòng với ứng cử viên vắc xin hiện tại”, song hãng đã bắt tay vào nghiên cứu thế hệ thứ hai rồi.

Pfizer hy vọng sẽ thực hiện hai cải tiến đáng kể với thế hệ tiếp theo: loại bỏ việc cần phải giữ đông lạnh vắc xin và thay đổi công nghệ để chỉ cần một liều thay vì hai liều.

BUY AMERICAN, HIRE AMERICAN! - USAGAG

BNT162 sử dụng công nghệ gọi là RNA thông tin. RNA này đào tạo các tế bào của người để tạo ra một protein trên bề mặt của virus corona gây ra COVID-19. Một khi hệ miễn dịch học cách nhận ra loại protein này, nó sẽ tấn công khi nó gặp lại virus thực sự.

Bà Jansen nói bà hình dung rằng trong loại vắc xin thế hệ tiếp theo, có một RNA thông tin có thể tự khuếch đại. “Có thể là với cách tiếp cận như vậy, ta có lẽ sẽ chỉ cần một lần tiêm mà vẫn có cả hai tác dụng: vừa tạo ra khả năng kháng virus, vừa tăng cường khả năng đó lên nhiều lần”, bà nói.

Giữa lúc có tin tức hứa hẹn về vắc xin của Pfizer, South China Morning Post (SCMP) dẫn lời bà Soumya Swaminathan, Trưởng bộ phận khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đưa ra dự báo là từ nay cho đến năm 2022, sẽ không có đủ vắc xin chống COVID-19 để cuộc sống có thể trở lại bình thường.

Thế giới vẫn cần giãn cách xã hội và đeo khẩu trang cho đến khi co đủ vắc xin; ảnh chụp tại Sao Paulo, Brazil, 11/9/2020
Thế giới vẫn cần giãn cách xã hội và đeo khẩu trang cho đến khi co đủ vắc xin; ảnh chụp tại Sao Paulo, Brazil, 11/9/2020

Bà Swaminathan cho biết chương trình Covax của WHO, là cơ chế tổng hợp nguồn lực để giúp các quốc gia có mức thu nhập khác nhau có thể tiếp cận vắc xin một cách đồng đều, sẽ chỉ có thể huy động được khoảng vài trăm triệu liều vào giữa năm tới, nghĩa là mỗi nước trong số 170 quốc gia hoặc các nền kinh tế tham gia chương trình “sẽ nhận được một phần nào đó”, bản tin của SCMP viết.

Nhưng số lượng các liều vắc xin sẽ quá ít ỏi nên mọi người vẫn cần phải giãn cách xã hội và đeo khẩu trang cho đến khi sản lượng vắc xin tăng lên và đạt mục tiêu là 2 tỷ liều vào cuối năm 2021, SCMP cho hay.

The Latest Coronavirus Drugs and Vaccines | by Indi Samarajiva | indica |  Medium

“Mọi người đang hình dung là vào tháng 1/2021, ta có vắc xin cho toàn thế giới và mọi thứ sẽ bắt đầu trở lại bình thường – nhưng mọi chuyện không hoạt động theo cách như vậy”, bà Swaminathan nói, theo trích dẫn của SCMP.

“Theo đánh giá lạc quan nhất của chúng tôi [về việc triển khai vắc xin], thì phải đến giữa năm 2021, vì đầu năm 2021 là thời điểm ta sẽ bắt đầu thấy kết quả của một số thử nghiệm đang diễn ra hiện nay”, bà nói.

First Clinical Trial of Covid-19 Vaccine Has Started in Germany

Một dự báo còn thận trọng hơn được Adar Poonawalla, Giám đốc Điều hành của nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, đưa ra trong một cuộc phỏng vấn hôm 14/9, đó là thế giới có thể sẽ phải đợi đến cuối năm 2024 để được tiêm chủng đầy đủ để phòng ngừa virus corona, theo tin của Fox Business.

Trả lời phỏng vấn của Financial Times và được Fox Business trích lại, ông Poonawalla, người đứng đầu Viện Huyết thanh Ấn Độ, nói rằng ông hiểu là thế giới mong được thấy những điều lạc quan trong cuộc chiến chống lại virus, nhưng các công ty dược phẩm không có khả năng sản xuất vắc xin ở quy mô lớn theo yêu cầu.

Ông nói công ty của ông đã cam kết sản xuất một tỷ liều, nhưng ông cho rằng thế giới có thể cần 15 tỷ liều, theo tin của Fox Business. (VOA)