Thursday, March 28, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Melbourne: Sao chổi xanh lá cây phát hiện phía trên Frankston, St Kilda


Đã có báo cáo về việc nhìn thấy một sao chổi xanh lá cây “ngoạn mục” trên bầu trời phía trên các vùng ven biển của Melbourne –khiến những người chứng kiến kinh ngạc.

Sao chổi xanh lá cây phát hiện phía trên Frankston, St Kilda. Hình minh họa

Đã có báo cáo về việc nhìn thấy một sao chổi màu xanh lá cây hiếm gặp trên bầu trời Melbourne, khi nó tiếp cận Trái đất gần nhất trong 50,000 năm.

Hơn một chục người báo cáo đã nhìn thấy sao chổi vào đêm Thứ Hai 30/1–rạng sáng Thứ Ba 31/1 trên bầu trời khắp các vùng ven biển của Melbourne –bao gồm Frankston South, St Kilda và Parkdale.

Sao chổi được gọi là C/2022 E3 (ZTF) có màu xanh lá cây rực rỡ chủ yếu là do sự hiện diện của carbon diatomic hóa học vô cơ dạng khí.

Nó đến sau một hành trình dài từ đám mây Oort, một đĩa vật thể khổng lồ bao quanh hệ mặt trời của chúng ta trải dài 3.2 năm ánh sáng và lần đầu tiên có thể nhìn thấy bằng mắt thường cách đây vài tuần.

“Khoảng 9 giờ 25 tối ở phía đông, sao băng sáng nhất mà tôi từng thấy. Màu xanh lá cây tươi sáng. Kéo dài vài giây. Chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như vậy!”, người dùng Reddit The Sky is Falling đăng.

“Thấy nó từ Frankston South. Nhìn về phía Hastings hướng qua các máy bay. Khá ấn tượng!”, người dùng Proof-Chemical2562 cho biết.

“Vâng, tôi vừa nhìn thấy nó, nghĩ rằng tôi đang phát điên, đang ở trong xe-hơi hướng về phía đông từ St Kilda. Màu xanh lam/xanh lục sáng và kéo dài khoảng 1.5 giây,” ethereumminor đăng.

Người dùng Reddit OoieGooie cho biết đã nhìn thấy nó khi đi dạo ở Parkdale.

“Không nhìn thấy màu xanh lục, chỉ là một quả cầu lửa đang cháy. Rất lớn. Điên khùng”.

Người dùng Reddit raresaturn đã phát hiện ra một số thiên thạch.

“Chúng tôi nhìn thấy vệt lớn màu xanh lá cây, sau đó có thể 30 giây sau là vệt vàng/cam trông giống như một quả cầu lửa phụt tắt (không có vệt mà trông có vẻ đứng yên). Tôi nghĩ đó hẳn là một trận mưa sao băng”.

Sao chổi ngày càng sáng hơn khi tiến gần Trái đất và lần đầu tiên có thể nhìn thấy bằng mắt thường vào ngày 16 tháng 1.

Vẫn còn cơ hội cho những người ngắm sao bắt được sao chổi vào Thứ Tư và Thứ Năm tại Úc. (NQ)