Friday, March 29, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

PHẢI XEM: Sau 50,000 năm, sao chổi màu xanh lá cây trở lại


Theo các chuyên gia, vào ngày 12/1 tới đây, C/2022 E3 (ZTF) – sao chổi sẽ phát vầng hào quang màu xanh lá cây. Điều này khiến giới thiên văn cũng như công chúng vô cùng quan tâm, tò mò.

Sao chổi C/2022 E3 (ZTF). Ảnh: NASA
Sao chổi C/2022 E3 (ZTF). Hình NASA

Theo The Space, sao chổi có tên gọi là C/2022 E3 (ZTF) được phát hiện bởi camera khảo sát trường rộng ở cơ sở Zwicky Transient Facility đầu tháng 3/2022 khi nó bay bên trong quỹ đạo sao Mộc.

Dự báo sao chổi này sẽ bay gần Mặt trời nhất vào ngày 12/1/2023 và bay qua Trái đất vào cuối tháng 1, đầu tháng 2/2023. Dùng ống nhòm có thể giúp nhìn thấy sao chổi ZTF một cách dễ dàng, hoặc cũng có thể quan sát bằng mắt thường nếu bầu trời không quá sáng.

Theo NASA, người quan sát ở Bắc Bán cầu có thể thấy sao chổi trên bầu trời buổi sáng, vào khoảng cuối tháng 1/2023. Đối với người quan sát ở Nam Bán cầu, C/2022 E3 (ZTF) có thể nhìn được vào đầu tháng 2/2023.

Tại Úc, sao chổi màu xanh lá cây sẽ xuất hiện từ đầu tháng 2 khi nó đi qua Trái đất gần nhất vào ngày 2 tháng 2 lúc đó chỉ cách 42 triệu km.

 Sao chổi C/2022 E3 (ZTF) được các nhà thiên văn học phát hiện vào ngày 2/3/2022 bằng cách sử dụng camera khảo sát trường rộng tại Đài quan sát Palomar ở San Diego, California, Mỹ.

Sao chổi C/2022 E3 (ZTF) được các nhà thiên văn học phát hiện vào ngày 2/3/2022 bằng cách sử dụng camera khảo sát trường rộng tại Đài quan sát Palomar ở San Diego, California, Mỹ.

Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, sao chổi này sẽ tiếp cận gần Mặt trời nhất vào ngày 12/1 tới. Khi ấy, sao chổi C/2022 E3 (ZTF) sẽ phát ra vầng hào quang màu xanh lá cây lần đầu tiên sau 50.000 năm.

Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, sao chổi này sẽ tiếp cận gần Mặt trời nhất vào ngày 12/1 tới. Khi ấy, sao chổi C/2022 E3 (ZTF) sẽ phát ra vầng hào quang màu xanh lá cây lần đầu tiên sau 50,000 năm.

C/2022 E3 (ZTF) có quỹ đạo quay quanh Mặt trời đi qua các vùng bên ngoài của hệ Mặt trời. Đó là lý do vì sao nó phải mất một hành trình dài và thời gian dài để quay lại Trái đất.

C/2022 E3 (ZTF) có quỹ đạo quay quanh Mặt trời đi qua các vùng bên ngoài của hệ Mặt trời. Đó là lý do vì sao nó phải mất một hành trình dài và thời gian dài để quay lại Trái đất.

Những người yêu thiên văn ở Bắc bán cầu dùng kính viễn vọng và ống nhòm nên nhìn thấp ở đường chân trời phía đông bắc ngay trước nửa đêm để có thể quan sát thấy sao chổi C/2022 E3 (ZTF) phát ra vầng hào quang màu xanh lá cây vào ngày 12/1.

Những người yêu thiên văn ở Bắc bán cầu dùng kính viễn vọng và ống nhòm nên nhìn thấp ở đường chân trời phía đông bắc ngay trước nửa đêm để có thể quan sát thấy sao chổi C/2022 E3 (ZTF) phát ra vầng hào quang màu xanh lá cây vào ngày 12/1.

Sao chổi C/2022 E3 (ZTF) đã sáng dần lên khi đến gần Mặt trời. Sau đó, nó sẽ đi qua điểm gần Trái đất nhất trong khoảng thời gian từ ngày 1 - 2/2, cách xa khoảng 42 triệu km.

Sao chổi C/2022 E3 (ZTF) đã sáng dần lên khi đến gần Mặt trời. Sau đó, nó sẽ đi qua điểm gần Trái đất nhất trong khoảng thời gian từ ngày 1 – 2/2, cách xa khoảng 42 triệu km.

Khi sao chổi đến gần Trái đất, những người quan sát sẽ có thể nhận thấy nó gần ngôi sao sáng Polaris, còn được gọi là Sao Bắc Đẩu. Sao chổi này sẽ được nhìn thấy sớm hơn vào buổi tối.

Khi sao chổi đến gần Trái đất, những người quan sát sẽ có thể nhận thấy nó gần ngôi sao sáng Polaris, còn được gọi là Sao Bắc Đẩu. Sao chổi này sẽ được nhìn thấy sớm hơn vào buổi tối.

Theo NASA, sao chổi có thể nhìn thấy bằng ống nhòm trên bầu trời buổi sáng đối với những người quan sát bầu trời ở Bắc bán cầu trong hầu hết tháng 1. Trong khi đó, những người ở Nam bán cầu sẽ nhìn thấy sao chổi vào đầu tháng 2.

Theo NASA, sao chổi có thể nhìn thấy bằng ống nhòm trên bầu trời buổi sáng đối với những người quan sát bầu trời ở Bắc bán cầu trong hầu hết tháng 1. Trong khi đó, những người ở Nam bán cầu sẽ nhìn thấy sao chổi vào đầu tháng 2.

Tùy thuộc vào mức độ sáng của sao chổi C/2022 E3 (ZTF) trong những tuần tới, người yêu thiên văn có có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường trên bầu trời tối cuối tháng 1/2023.

Tùy thuộc vào mức độ sáng của sao chổi C/2022 E3 (ZTF) trong những tuần tới, người yêu thiên văn có có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường trên bầu trời tối cuối tháng 1/2023.

Các nhà khoa học cho hay sao chổi có thể được phân biệt với các ngôi sao khác bằng vệt đuôi bụi và các hạt năng lượng, đặc biệt là vầng hào quang màu xanh lá cây bao quanh nó. Vầng hào quang của sao chổi là một lớp bao hình thành xung quanh một sao chổi khi nó đi sát Mặt trời.

Các nhà khoa học cho hay sao chổi có thể được phân biệt với các ngôi sao khác bằng vệt đuôi bụi và các hạt năng lượng, đặc biệt là vầng hào quang màu xanh lá cây bao quanh nó. Vầng hào quang của sao chổi là một lớp bao hình thành xung quanh một sao chổi khi nó đi sát Mặt trời.

Điều này khiến băng của sao chổi thăng hoa hoặc chuyển trực tiếp thành khí. Do vậy, sao chổi sẽ trở nên mờ khi quan sát qua kính thiên văn.

Điều này khiến băng của sao chổi thăng hoa hoặc chuyển trực tiếp thành khí. Do vậy, sao chổi sẽ trở nên mờ khi quan sát qua kính thiên văn. (T/H, TTCS)