Saturday, April 20, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Khoa học gia: Có vắc-xin COVID-19 cũng khó khôi phục cuộc sống bình thường

Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu, cuộc sống hàng ngày của người dân trên khắp thế giới đã bị làm rối loạn. Các nhà khoa học trên thế giới cũng đã phát triển hơn 200 loại vắc-xin với tốc độ nhanh chưa từng có.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đưa ra cảnh báo rằng ngay cả khi một loại vắc xin hiệu quả được phát triển thành công, con người sẽ không thể khôi phục lại cuộc sống bình thường vào mùa xuân tới.

viêm phổi vũ hán
Người dân Trung Quốc trên tàu điện ngầm, trong đại dịch COVID-19, ngày 11/3/2020, Thượng Hải. (Ảnh: Atiger/Shutterstock)

Theo BBC đưa tin, Tiến sĩ Fiona Culley công tác tại Viện Tim và Phổi Quốc gia thuộc Đại học Hoàng gia London cho biết: “Vắc-xin mang lại hy vọng lớn cho việc chấm dứt đại dịch, nhưng lịch sử phát triển vắc xin có rất nhiều tình huống thất bại.”

Một số người lạc quan, bao gồm cả cố vấn khoa học của Chính phủ Anh, cho rằng một số người có thể được tiêm chủng trong năm nay, còn tiêm chủng hàng loạt có thể bắt đầu vào đầu năm sau. Nhưng báo cáo của Hiệp hội Hoàng gia (Royal Society of London for Improving) đưa ra cảnh báo rằng đây sẽ là một quá trình lâu dài.

Giáo sư Charles Bangham, Chủ nhiệm Khoa Miễn dịch học tại Đại học Hoàng gia London, cho biết: “Chúng ta căn bản không biết khi nào vắc xin hữu hiệu sẽ được phát triển thành công và hiệu quả của nó như thế nào. Tất nhiên, điều quan trọng nhất là thời điểm nó có thể được phân phối. Ngay cả khi vắc xin có hiệu quả chúng ta sẽ không thể hoàn toàn khôi phục cuộc sống bình thường… Ngoài ra, chúng ta sẽ phải nới lỏng dần một số biện pháp can thiệp (hạn chế xã hội).”

Bình luận về nghiên cứu của Hiệp hội Hoàng gia, Tiến sĩ Andrew Preston đến từ Đại học Bath cho biết: “Rõ ràng, vắc-xin được miêu tả như một vị cứu tinh, nhưng điều này có thể không xảy ra ngay lập tức”.

Giáo sư Nilay Shah, người phụ trách công trình hóa học tại Đại học Hoàng gia London, cho biết: “Ngay cả khi có vắc xin, điều đó không có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể được tiêm phòng trong một tháng. Điều chúng tôi chỉ có nghĩa là thời gian 6 tháng, 9 tháng hoặc thậm chí một năm.

Theo báo cáo, trong tương lai vẫn còn những thách thức rất lớn. Ví dụ, vắc xin RNA chưa bao giờ được sản xuất hàng loạt trước đây. RNA là nói đến mã di truyền của virus viêm phổi Vũ Hán. Hiện tại, vắc xin RNA sử dụng RNA để tạo ra các protein của virus nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Ngoài ra, ngoại giới bên ngoài còn nghi ngờ về khả năng trữ đông của một số vắc xin và lọ thủy tinh đựng vắc xin, vì một số vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ -80 độ C.

Dữ liệu thử nghiệm ban đầu chỉ ra rằng vắc-xin đang kích hoạt phản ứng miễn dịch, nhưng nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra liệu vắc-xin có đủ để bảo vệ toàn diện hoặc giảm nhẹ các triệu chứng hay không.

Ngoài ra, nhiều vấn đề về xác định chiến lược tiêm chủng vẫn chưa được trả lời, chẳng hạn như:

  1. Liệu có phải là chỉ cần tiêm một mũi vắc-xin là có hiệu quả? Hay là cần tiêm nhiều mũi?
  2. Vắc-xin liệu có đủ hiệu quả đối với hệ thống miễn dịch lão hóa của người lớn tuổi?

Nhà nghiên cứu đưa ra cảnh báo rằng, giải đáp vấn đề miễn dịch lâu dài vẫn cần thời gian, và chúng ta vẫn không biết công chúng liệu cần tiêm vắc-xin hàng năm hay chỉ tiêm vắc-xin một lần. (T/T)