Di chứng COVID-19: mất trí nhớ, lú lẫn, trở nên ngốc nghếch
Một số bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 không có triệu chứng, một số có kháng thể sau khi hồi phục, một số để lại di chứng nghiêm trọng.
Thời báo New York đã phỏng vấn một số người sau khi hồi phục, họ cho biết bản thân dường như trở nên ngốc nghếch, mất trí nhớ, lú lẫn, khó tập trung, chóng mặt và thậm chí quên từ ngữ thường ngày… do vậy họ cảm thấy rất sợ hãi.
Y tá thâm niên 53 tuổi: “Tôi rời khỏi khoa và quên mất những gì bệnh nhân vừa nói.”
Theo bài báo, bà Lisa Mizelle, 53 tuổi, là một y tá thâm niên tại một phòng khám cấp cứu. Bà nhiễm virus vào tháng Bảy, sau đó bà không thể nhớ được các phương pháp điều trị và các loại hóa nghiệm thông thường, thậm chí những thuật ngữ mà bà đã từng quen thuộc.“Tôi rời khỏi phòng khám và quên mất những gì bệnh nhân vừa nói.” “Khi nghĩ đến công việc, tôi cảm thấy sợ hãi”. “Tôi cảm thấy như mình bị mất trí nhớ.” – y tá Lisa Mizelle chia sẻ.
Luật sư 31 tuổi: “Toàn bộ trong đầu tôi hiện lên đều là tĩnh điện màu trắng.”
Khi bị nhiễm virus vào giữa tháng Sáu, cô Taylor 31 tuổi, luật sư tại một tổ chức phi lợi nhuận chuyên giúp đỡ những người thuê nhà có thu nhập thấp ở Atlanta, đã lạc quan rằng mình chỉ cần tạm rời công việc một thời gian, nhưng tình hình thực tế không như cô nghĩ.
“Trong đầu tôi đầy tĩnh điện màu trắng… Lúc ấy, tôi đang ngồi cạnh giường và khóc, cảm thấy ‘có điều gì đó đã xảy ra, mình nên nhờ giúp đỡ ‘, nhưng tôi không thể nhớ mình nên gọi cho ai hoặc mình nên nhờ gì. Tôi quên mất mình là ai và đang ở đâu”, luật sư Taylor kể lại.
Cô miêu tả rằng, tâm trí hoàn toàn mất cân bằng, thậm chí còn trộn điều khiển từ xa TV vào quần áo của mình để giặt chung. Cô ấy đã phải trả lại một chú cún mới nuôi vì cô ấy không tin tưởng khả năng của mình có thể chăm sóc tốt cho chú cún cưng.
Vào tháng Bảy, cô cảm thấy tốt hơn và nói với quản lý rằng cô có thể trở lại làm việc. Nhưng sau một đợt “tĩnh điện trắng” khác, cô nhắn lại cho quản lý: “Tôi rất sợ. Tôi rất muốn quay lại làm việc. Nhưng tôi luôn cảm thấy rất mệt mỏi và thực sự bối rối”. Quản lý khuyên cô nên nghỉ ngơi và tiếp tục tiến hành điều trị.
Tháng Tám, cô quay lại với công việc, nhưng suy nghĩ của cô rất thất thường. Cô kể, đọc email “giống như đọc tiếng Hy Lạp”. Đến tháng Chín, người quản lý đã thúc giục cô đi nghỉ 13 tuần.
“Cuối cùng họ đã quyết định rằng ‘bạn phải rời đi’”, Taylor nói. Cô đã tìm cách làm tình nguyện viên cho một tổ chức phi lợi nhuận trong kỳ nghỉ của mình nhưng bị từ chối. “Thành thật mà nói, tôi rất buồn.”
Chuyên gia về mạch máu 50 tuổi: “Tôi hoàn toàn quên mất mình đã làm gì trong kỳ nghỉ ở Paris vài tuần trước”
Sau khi nhiễm virus corona mới vào tháng Ba, Michael Reagan hoàn toàn quên mất những gì mình đã làm trong kỳ nghỉ 12 ngày ở Paris, mặc dù chuyến đi đó chỉ cách đây vài tuần.
Reagan, năm nay 50 tuổi, từng nhập viện 5 ngày. Sau khi bình phục, ông quay lại công ty sản xuất stent và ống thông tim, tiếp tục công việc của mình với tư cách là một chuyên gia về mạch máu.
Nhưng đôi khi xuất hiện các triệu chứng thần kinh như chứng run ngón tay của hội chứng sương mù não và chứng động kinh. Ông nói: “Tôi không thể đi phẫu thuật và dạy bác sĩ cách khâu động mạch trong tình trạng đó được”.
“Tôi không thể tìm thấy từ ngữ thích hợp”, Reagan nói.“Tôi nghĩ tôi nghe như một tên ngốc.”
Bác sĩ bang Alabama, Mỹ: “Tôi không thể làm việc một mình vì chứng chậm suy nghĩ.”
Bác sĩ Mizelle nhiễm virus vào tháng Bảy, sang tháng Tám phải nhập viện 5 ngày. Trước đó, mỗi giờ, cô có thể một mình điều trị cho 6 bệnh nhân tại phòng khám Huntsville, bang Alabama. ”Tôi đã nói với quản lý rằng tôi không thể làm việc một mình vì tôi bị suy nghĩ mông lung, chóng mặt. Và tôi cần một người làm việc cùng”, Bác sĩ Mizelle chia sẻ về tình trạng gần đây.
Cô nói rằng đôi khi trong phòng tư vấn,“Tôi cố tỏ ra khéo léo khi giao tiếp với bệnh nhân để tránh việc họ biết hoàn cảnh của tôi, bởi vì không ai muốn người điều trị cho mình lại đang trong tình trạng mơ màng cả. Điều này thật kinh khủng”.
Erica: “Tôi không thể nhận ra xe của mình.”
Các triệu chứng sau khi bị lây nhiễm của Erica Taylor bao gồm buồn nôn và ho khan. Sau vài tuần hồi phục, cô trở nên lú lẫn, đãng trí và thậm chí không thể nhận ra chiếc ô tô của mình – chiếc Toyota Prius duy nhất trong bãi đậu xe của khu chung cư.
Người đàn ông 60 tuổi ở California:“Cảm giác như đang bị gây mê.”
Ông Rick Sullivan, 60 tuổi, sống tại Brentwood, California, cho biết sau khi vượt qua vài tuần khó thở và đau nhức cơ thể, ông đã bị sương mù não nhiều lần kể từ tháng Bảy. “Tôi gần như mắc chứng căng trương lực. Cảm giác như tôi đang bị gây mê.”
Trưởng khoa truyền nhiễm thần kinh:“Hàng ngàn người gặp vấn đề như vậy.”
Tiến sĩ Igor Koralnik, trưởng bộ phận bệnh truyền nhiễm thần kinh, bệnh viện Northwestern Medicine, Chicago, hiện đang phụ trách một cơ sở phục hồi chức năng sau nhiễm COVID-19, cho biết: “Hàng ngàn người gặp phải vấn đề này. Tác động của vấn đề này đối với lực lượng lao động là không thể bỏ qua.”
Survivor Corps là một nhóm người sống sót sau điều trị COVID-19, họ đã liên lạc với nhau để thảo luận về cuộc sống sau khi hồi phục. 3930 thành viên của nhóm này đã tham gia vào một cuộc khảo sát sẽ được công bố trong thời gian sắp tới. Hơn một nửa trong số họ nói rằng rất khó để tập trung tinh thần. Bà Natalie Lambert, phó giáo sư Trường Y Đại học Indiana (Indiana University School of Medicine) là phụ tá chủ nhiệm nghiên cứu này. Bà cho biết, trong số 101 các triệu chứng ngắn và dài hạn do nhóm Survivor Corps miêu tả, chứng suy giảm thần kinh này có mức độ phổ biến đứng thứ tư. Một phần ba hoặc nhiều hơn những người được phỏng vấn cho biết bản thân gặp vấn đề về trí nhớ, hay bị chóng mặt hoặc tinh thần hoảng hốt.
Các tình trạng kể trên hiện đang được gọi là “hội chứng sương mù não hậu COVID-19” (Covid brain fog): bao gồm các triệu chứng rối loạn về nhận thức như mất trí nhớ, lú lẫn, khó tập trung, chóng mặt và quên từ ngữ thường ngày. Ngày càng nhiều người sống sót sau bệnh viêm phổi ở Vũ Hán nói rằng sương mù não đang làm cản trở khả năng làm việc và các hoạt động bình thường của họ.
Nguyên nhân của sương mù não hậu COVID-19 vẫn là một bí ẩn
Các nhà khoa học vẫn chưa thể chắc chắn nguyên nhân gây ra sương mù não hậu COVID-19. Hiện tượng này rất khác biệt, thậm chí ảnh hưởng đến những người chỉ có triệu chứng nhẹ và không mắc bệnh nền trước đó. Giả thuyết đáng tin cậy nhất cho rằng, khi phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus không dừng lại ngay cả khi đã bình phục, hoặc các mạch máu nối đến não bị viêm, sương mù não sẽ xuất hiện.
Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học về hội chứng sương mù não hậu CoVid-19 cũng chỉ mới bắt đầu. Vào tháng Tám, một báo cáo của Pháp đã khảo sát 120 bệnh nhân nhập viện và phát hiện ra rằng 34% trong số họ bị mất trí nhớ vài tháng sau đó, và 27% gặp vấn đề với chứng mất tập trung.
Tiến sĩ Serena Spudich, trưởng khoa nhiễm trùng thần kinh, Trường Y Đại học Yale cho biết, điều này có thể liên quan đến tình trạng viêm nhiễm trong thành mạch máu hoặc các tế bào nội mô mạch máu. Bà nói rằng các phân tử gây viêm được giải phóng trong một phản ứng miễn dịch hiệu quả “cũng có thể là một chất độc nhất định, đặc biệt là đối với não.”
Tiến sĩ Dona Kim Murphey, một nhà thần kinh học cho biết, bản thân cô đã trải qua các vấn đề về thần kinh hậu lây nhiễm, bao gồm cả “hội chứng bàn tay người ngoài hành tinh” (Alien Hand Syndrome).
Người bệnh không thể kiểm soát các cử động của bàn tay mình, như thể bị một người khác điều khiển.
Cô chia sẻ: “Tay trái của tôi có một loại cảm giác kỳ quái, rất khó hiểu.” (T/T)