Saturday, April 27, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

ĐCSTQ xây dựng thêm hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Theo một báo cáo mới, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang xây dựng thêm các hầm chứa dưới lòng đất để phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Tuy nhiên, nói về phương diện hạt nhân thì ĐCSTQ còn quá lạc hậu so với Mỹ và Nga, theo Epoch Times.

Tên lửa Dongfeng-41 (DF-41) của ĐCSTQ (ảnh chụp màn hình youtube AC世界新聞頻道).

Tờ South China Morning Post gần đây đưa tin rằng những hầm chứa này được xây dựng ở phía Tây Bắc Trung Quốc để chứa tên lửa Dongfeng-41 (DF-41) và Dongfeng-31AG (DF-31AG). ĐCSTQ tuyên bố rằng những tên lửa này có tầm bắn 10,000 km tới 14,000 km (6,200 đến 8,700 dặm).

Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, D.C., trích dẫn các hình ảnh vệ tinh trong một báo cáo vào cuối tháng 2, nói rằng lực lượng tên lửa của quân đội ĐCSTQ đã bắt đầu một cuộc huấn luyện tên lửa ở phía tây Vũ Hải, Nội Mông, ít nhất 16 hầm chứa đã được xây dựng trên địa bàn huyện.

Báo cáo còn cho biết khi cạnh tranh về quân sự với Mỹ gia tăng, ĐCSTQ đang thực hiện các hành động để mở rộng lực lượng hạt nhân, và việc xây dựng các hầm chứa tên lửa mới là một phần trong đó.

ĐCSTQ tuyên bố rằng tên lửa liên lục địa DF-41 có thể được phóng từ bệ silo hoặc bệ phóng đường bộ hoặc đường sắt di động.

Theo báo cáo, các hầm chứa ngầm mới nằm trong Trung tâm Huấn luyện Cát Lan Thái (Jilantai) (Lưu ý: Thị trấn Jilantai nằm ở giữa Alxa Left Banner, Nội Mông), với tổng diện tích 200 km vuông và khoảng cách giữa các hầm chứa từ 2.2 km đến 4.4 km. Vì vậy, hai trong số các hầm chứa không thể bị phá hủy trong một cuộc tấn công hạt nhân.

Về vấn đề này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã có báo cáo thường niên năm 2019 về sức mạnh quân sự của ĐCSTQ rằng ĐCSTQ đang xem xét thêm các lựa chọn phóng DF-41, bao gồm cả đường ray di động và hầm chứa. Vào năm 2020, một báo cáo từ Bộ Quốc phòng Mỹ còn cho biết căn cứ huấn luyện Jilantai “Có thể được sử dụng để phát triển các hầm chứa tên lửa DF-41”.

Tuy nhiên, báo cáo của FAS tuyên bố rằng ngay cả khi ĐCSTQ tăng gấp đôi hoặc gấp ba số lượng hầm chứa tên lửa đạn đạo, nó vẫn sẽ tụt hậu xa so với Mỹ và Nga về khả năng tấn công hạt nhân.

Theo FAS, Mỹ có 450 hầm chứa, trong đó có 400 hầm chứa tên lửa, trong khi Nga có khoảng 130 hầm chứa đang hoạt động, còn ĐCSTQ chỉ có 18 đến 20 hầm chứa đang hoạt động.

Tên lửa Dongfeng-41 (DF-41) của ĐCSTQ (Hình CCTV).

Tổ chức này cũng nói rằng các hình ảnh vệ tinh về căn cứ huấn luyện của ĐCSTQ cho thấy căn cứ này có hai đường hầm xuyên thẳng với đủ không gian để chứa các bệ phóng tên lửa di động, có nghĩa là chúng có thể được giấu đi.

Nhà phân tích quân sự Ma Cao Antony Wong Tong cho biết, ĐCSTQ đang gia tăng “số lượng và chất lượng” các đợt triển khai tên lửa trên mặt đất của mình.

“Sử dụng hầm chứa là phương pháp phản công đáng tin cậy nhất, nhưng những cơ sở này cũng là mục tiêu chính của các đối thủ vì chúng dễ bị vệ tinh phát hiện hơn”. Ông nói, “Những cơ sở mặt đất này cần được hỗ trợ bởi các bệ phóng di động”.

Vào cuối năm 2020, Hans M. Kristensen, giám đốc chương trình thông tin hạt nhân của Viện chính sách “Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (Federation of American Scientists)”, và người bạn đồng hành Matt Korda đã viết một báo cáo mô tả chi tiết về vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ.

Báo cáo cho biết, Dongfeng-31AG có tổng cộng 36 chiếc, được triển khai vào năm 2018, với tầm bắn 11,200 km, với một đầu đạn duy nhất, có sức công phá tương đương 200,000 đến 300,000 tấn, thực tế là nó được bố trí 36 đầu đạn hạt nhân. Tổng cộng có thể có 18 chiếc Dongfeng-41, theo ước tính nó sẽ chính thức được triển khai vào năm 2021, với tầm bắn 12,000 km, 3 đầu đạn và tương đương 200,000 đến 300,000 tấn. Số lượng đầu đạn hạt nhân được triển khai thực tế có thể là 54.

Mặt khác, bất chấp việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân trên quy mô lớn, Mỹ vẫn sở hữu hơn 5,000 đầu đạn hạt nhân và đã triển khai khoảng 2,080 đầu đạn hạt nhân. Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ kiểm soát tất cả vũ khí hạt nhân chiến lược, bao gồm: 450 tên lửa liên lục địa LGM-30G Volunteer III phóng từ đất liền, 14 tàu ngầm lớp Ohio, mỗi tàu được trang bị 24 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II, AGM-86 phóng từ trên không. Khoảng 500 tên lửa hành trình, và 400 quả bom hạt nhân chiến thuật dẫn đường bằng airdrop B61 và 650 quả bom hạt nhân B83.

Tất cả đều do Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng trực tiếp chỉ huy thông qua Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ. Chúng được điều phối tương đối hiệu quả và phản ánh khả năng ứng dụng trong quản lý công nghệ cao của Mỹ, cũng như lợi thế rõ ràng về khả năng sống sót và phản ứng nhanh. (DKN)