Friday, November 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Chất khử trùng phòng Covid-19 có nguy hại tương đương với hút 01 gói thuốc/ngày

Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi phương diện của cuộc sống từ tài chính, việc làm, cô lập xã hội và tâm lý lo lắng khi người ta quay trở lại cuộc sống cộng đồng.

Bên cạnh đó, các quy trình khử trùng chưa được kiểm tra tính an toàn, bao gồm cả những quy trình được khuyến cáo bởi các cơ quan y tế công cộng đã được áp dụng rộng rãi cũng là mối quan tâm lớn khi các ảnh hưởng của chúng lên sức khỏe con người được chứng minh. 

(Ảnh sutulastock/ Shutterstock)
(Ảnh sutulastock/ Shutterstock)

Chất khử trùng trong ‘Danh sách N’ có thể không an toàn cho cơ thể người

Đối phó với COVID-19, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã công bố “Danh sách N”, là danh sách gồm khoảng 400 chất khử trùng đáp ứng các tiêu chí của EPA chống lại virus Vũ Hán. Để đáp ứng các tiêu chí này, các chất khử trùng phải chứng minh hiệu quả phòng ngừa một loại virus khó tiêu diệt hơn virus corona hoặc tương tự như virus Vũ Hán.

“Điều này không có nghĩa là danh sách này được chấp nhận vì chúng được coi là an toàn đối với sức khỏe con người”, nhà khoa học về phơi nhiễm Lesliam Quirós-Alcalá, trợ lý giáo sư tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, nói với Bloomberg. Các nghiên cứu về nhiều hóa chất còn hạn chế nhưng một số hóa chất đã được chứng minh là có tác dụng phụ ảnh hưởng lên hệ sinh sản, các vấn đề về thần kinh và da liễu, bệnh hen suyễn và các bệnh lý hô hấp khác.

How to Disinfect and Sanitize Plastics | Compatible Disinfectants

Tiếp xúc với chất khử trùng và các sản phẩm tẩy rửa từ lâu đã có liên quan đến các nguy cơ sức khỏe. Một nghiên cứu năm 2019 trên 73.262 nữ y tá Hoa Kỳ cho thấy việc tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa tại nơi làm việc liên quan đến việc tăng 25% đến 38% nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Các hóa chất này bao gồm chất khử trùng có thành phần hoạt tính là glutaraldehyde và các hợp chất amoni bậc bốn, các biến thể của chúng đều nằm trong Danh sách N. của EPA.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học về Hô hấp và Chăm sóc Sức khoẻ của Mỹ cũng cho thấy rằng những phụ nữ phải dọn dẹp tại nhà hoặc những người làm công việc dọn dẹp nhà cửa, bị suy giảm nhanh chức năng phổi và sức khỏe hô hấp mạn tính sau 10 đến 20 năm làm các công việc này.

Teens drinking hand sanitizer - CNN Video

Các chuyên gia kết luận: “Tiếp xúc liên quan đến các hoạt động vệ sinh có thể góp phần như một yếu tố nguy cơ ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe đường hô hấp”. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tác hại đối với hệ hô hấp của người phụ nữ làm công việc lau dọn tương tự như việc hút một bao thuốc mỗi ngày trong vòng 10 đến 20 năm.

“Hậu quả ảnh hưởng có thể ngang với việc hút thuốc lá trong 10 – 20 năm,” họ công bố. Một năm hút thuốc ở đây tương đương với việc hút 20 điếu thuốc (một gói) mỗi ngày trong một năm. Các triệu chứng phổ biến khác có thể xảy ra khi tiếp xúc với hóa chất khử trùng bao gồm buồn nôn, kích ứng mắt và đau đầu.

Hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19  tại cộng đồng | Vinmec

Tăng cường khử trùng là một ‘Đề xuất Nguy hiểm’

Mức độ tiếp xúc với chất khử trùng tăng, làm tăng nguy cơ rủi ro về sức khỏe, vì thế chất khử trùng virus corona trở nên đặc biệt rủi ro do tần suất sử dụng cao hơn trong thời điểm dịch bệnh.

EPA khuyến cáo về làm sạch không gian công cộng và nhà cửa trong đại dịch COVID-19 rằng nên khử trùng ít nhất mỗi ngày một lần với các bề mặt thường xuyên có nhiều người chạm vào (tay nắm cửa, bàn làm việc, vòi nước và công tắc đèn). Một số bề mặt, như xe đẩy hàng và bàn phím bán hàng, cần được khử trùng thường xuyên hơn, kể cả trước mỗi lần sử dụng.

Zoono surface sanitiser proves 99.99% effective against coronavirus

Phát biểu với Bloomberg, ông Rich Feczko, Giám đốc Hệ thống quốc gia về hệ thống, tiêu chuẩn và đổi mới tại Crothall Healthcare, cho biết tốc độ làm sạch tại hàng trăm bệnh viện hiện đang được đẩy mạnh. “Tần suất vệ sinh ở những nơi công cộng như hành lang và thang máy tăng 6–8 lần mỗi ngày,” các phòng vệ sinh được dọn cứ hai giờ một lần.

“Đây là một đề xuất nguy hiểm,” nhà miễn dịch học và bác sĩ dị ứng, Tiến sĩ Claudia Miller nói với hãng tin. “Chất tẩy rửa có thể có các hóa chất cực kỳ độc hại. Chúng ta đang tạo ra một nguy cơ khác cho cả một nhóm người. Tôi không chắc rằng bằng cách này chúng ta đang thực sự kiểm soát được nhiễm khuẩn hay không.”

COVID-19 Specialist with protective gear spraying the cleaning sanitize  chemical to disinfect coronavirus novel. Kill virus pathogen prevent  outbreak spreading concept. Vector illustration. - Australasia's Cleaning  Industry and Environmental Technology ...

Thuốc khử trùng có thể đặc biệt nguy hiểm khi được phun sương trên diện rộng

Một vấn đề khác là cách sử dụng một số chất khử trùng. Dùng máy phun xịt thuốc khử trùng đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời kỳ dịch bệnh, vì nó cho phép tẩy rửa bao phủ nhiều không gian hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Máy phun thuốc cũng tích điện dương vào các phân tử hóa chất để chúng dễ bám dính vào bề mặt hơn. Tuy nhiên, hóa chất ở dạng phun sương làm tăng nguy cơ hít phải vì nó tạo ra các hạt siêu nhỏ và thậm chí có thể là các hạt nano.

Các hạt này được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn và với số lượng lớn hơn. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của các chất khử trùng dạng phun sương chưa được phát hiện và hầu hết các chất khử trùng trong Danh sách N đều chưa được phê duyệt để được sử dụng ở dạng khí dung, phun sương hoặc tạo sương mù.

Corona Virus Disinfection Service in Cleveland County

Sở Y tế New Jersey (NJDOH) đã ban hành thông báo cảnh báo sức khỏe rằng phun sương xe cứu thương với chất khử trùng độc hại có thể gây bệnh sau khi bốn kỹ thuật viên cấp cứu được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn do công việc.

NJDOH cảnh báo: “Không nên sử dụng cách phun sương cho xe cứu thương. Thông thường, các thành phần hoạt tính là chất gây kích ứng và nhạy cảm đường hô hấp và bao gồm các hóa chất như chlo, phenol, hợp chất amoni bậc bốn (“quats”), rượu hoặc hợp chất hydro peroxit (được liệt kê theo thứ tự độc tính giảm dần).”

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng có cảnh báo tương tự: “Trong không gian trong nhà, việc sử dụng chất khử trùng bề mặt bằng cách phun sương để kháng COVID-19 không được khuyến khích. Nếu cần khử khuẩn, hãy nên dùng một miếng vải hoặc khăn lau tẩm chất khử trùng.”

Formel D offers industrial vehicle disinfection for manufacturing sites and  fleets | Formel D

Mặc dù vậy, các công ty vệ sinh công nghiệp đang chuyển sang sử dụng công nghệ phun sương cho bệnh viện và cho các xe buýt của trường học. Bob Gorski, chủ tịch công ty vệ sinh Merrick Group, nói với Bloomberg rằng: “Nếu chúng tôi có thể phun nó trong nhà máy thực phẩm của Hershey hoặc tại bệnh viện, chúng tôi chắc chắn có thể phun nó trên xe buýt của trường học’’.

Ở một số nơi trên thế giới, bao gồm các thành phố lớn và các khu vực công cộng nổi tiếng, chẳng hạn như Grand Bazaar của Thổ Nhĩ Kỳ, các đám mây chứa chất khử trùng thậm chí còn được phát tán lên bầu trời thông qua máy bay không người lái – dù các chuyên gia cảnh báo rằng cách làm này có thể không hiệu quả và gây độc cho con người.

Có thể nhận thấy rằng hiện tại, các quy trình khử trùng dưới danh nghĩa COVID-19 đang được thực hiện có thể gây hại nhiều hơn lợi. Chúng ta nên giảm mức độ tiếp xúc với hóa chất chất khử trùng, đặc biệt nếu chúng được sử dụng trong không gian kín như xe cộ, thang máy hoặc tòa nhà cao tầng kém thông khí. Nếu cần làm sạch, có nhiều phương pháp tự nhiên và các chất khử trùng an toàn hơn như tia cực tím hoặc đơn giản hơn là dùng khăn lau bề mặt thay vì phun sương.

Nhóm Nghiên cứu GMI chuyên điều tra các vấn đề sức khỏe và môi trường quan trọng nhất. Đặc biệt chú trọng đến sức khỏe môi trường. Nghiên cứu tập trung và chuyên sâu của chúng tôi khám phá tình trạng của cơ thể con người phản ánh môi trường xung quanh. (ETV)