Saturday, April 20, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Biển Đông: Trung Quốc soạn luật phối hợp quân sự, sẵn sàng chiến tranh

Trung Quốc soạn luật cho phép Hải cảnh nước này phá hủy công trình trên biển và bắn tàu nước khác. Đây được xem là dấu hiệu leo thang của Bắc Kinh ở khu vực biển Đông , theo Philstar.

Hải cảnh Trung Quốc được phép dùng vũ khí trấn áp trên biển ra sao? - Ảnh 1.
Tàu hải cảnh Trung Quốc – Ảnh: REUTERS

Sãn sàng chiến tranh

Hôm 14/11, tờ Hoàn Cầu thời báo đưa tin Quân ủy trung ương Trung Quốc (CMC) đã công bố đề cương về việc phối hợp các lực lượng của quân đội nước này (PLA) nhằm chuẩn bị năng lực sẵn sàng chiến tranh khi căng thẳng dâng cao ở một số khu vực.

Đã có hiệu lực từ ngày 7/11, đề cương trên thiết lập các khái niệm, nguyên tắc cơ bản về sự phối hợp của các lực lượng của PLA khi bùng nổ chiến tranh. Tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn lời giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng đề cương là sự sẵn sàng để PLA tác chiến không chỉ nhằm vào Đài Loan, mà còn để bảo vệ cái mà Bắc Kinh gọi là “lợi ích quốc gia” ở Biển Đông, biển Hoa Đông, biên giới với Ấn Độ…

Biển Đông: Các nước phối hợp chặn đứng tham vọng của Bắc Kinh - ảnh 1
Tàu chiến Mỹ, Nhật, Úc tập trận ở Biển Đông hôm 19-10. Ảnh: REUTERS

Tờ Philstar (Philippines) nói rằng đạo luật mới có thể làm gia tăng các hành động chèn ép của Trung Quốc trên biển Đông, bởi “vùng nước thẩm quyền” mà Bắc Kinh định nghĩa bao gồm vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép thông qua cái gọi là “đường chín đoạn”.

“[Đạo luật mới] mở ra khả năng các tàu Hải cảnh Trung Quốc sử dụng lực lượng vũ trang rõ ràng hơn ở những khu vực tranh chấp trên biển Đông,” tổ chức nghiên cứu Global Security nêu trong báo cáo cuối tuần trước. Súng trường và vũ khí gắn trên boong tàu của Trung Quốc có thể được sử dụng tự do.

Khi Trung Quốc lập đề cương phối hợp quân sự, sẵn sàng chiến tranh - ảnh 1
Chiến hạm Trung Quốc trong một lần hoạt động ở eo biển Đài Loan. Ảnh: CGTV

Bắc Kinh sẽ càng thêm hiếu chiến

Trả lời Thanh Niên hôm nay 15/11, TS.Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cho rằng việc CMC đưa ra đề cương phối hợp tác chiến chung cho PLA là chuyển biến quan trọng của quân đội nước Trung Quốc vì các yếu tố sau.

Thứ nhất, khả năng tác chiến tổng hợp đóng vai trò then chốt để khai thác sức mạnh tác chiến khi lục quân, không quân và hải quân phối hợp như một lực lượng hợp nhất. Điển hình tác chiến đổ bộ, lực lượng từ tàu đổ bộ cần được không quân oanh kích và tàu chiến tấn công nhằm vào đối phương để mở đường.

Trung Quốc công bố dự thảo Luật Cảnh sát biển cho phép sử dụng vũ khí, dư luận lo ngại ảnh 2
Lực lượng cảnh sát biển của Trung Quốc đặt dưới quyền chỉ huy của Quân ủy có một đội tàu hùng hậu, trang bị mạnh (Ảnh: Dongfang).

Quá trình này cần sự phối hợp chặt chẽ nhằm tránh trường hợp lực lượng tác chiến mở đường tấn công nhầm lực lượng đổ bộ. Việc phối hợp các lực lượng là một yếu tố quan trọng về khả năng tác chiến của nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc.

Thứ hai, đề cương của CMC đã đạt được bước tiến nhất định để phối hợp các lực lượng. Từ năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu cải tổ quân đội nước này. Trọng điểm cải tổ là xây dựng khả năng phối hợp tác chiến. Như vậy, Trung Quốc đã có 7 năm xây dựng nguyên tắc phối hợp tác chiến.

Thứ ba, việc dần đạt sự phối hợp hoạt động chung các lực lượng thì năng lực tác chiến của PLA đã được tăng cường. Kể từ cuối những năm 2000, Bắc Kinh dần đẩy mạnh hoạt động khiêu khích các nước láng giềng. Vì thế, khi Trung Quốc tăng cường khả năng phối hợp các lực lượng của PLA thì sự hiếu chiến của nước này sẽ càng tăng lên. (DKN)