Monday, November 25, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Cựu Thủ tướng Úc cảnh báo Bắc Kinh về vấn đề Đài Loan


Cựu Thủ tướng Úc Scott Morrison đã cảnh báo rằng một cuộc chiến tranh Đài Loan sẽ làm tê liệt nền kinh tế Trung Quốc và khiến nước này chịu tổn thất nặng nề hơn nhiều so với các nước phương Tây.

Scott Morrison phát biểu tại Viện Hudson ở Washington. Hình Twitter

Trong một bài diễn văn tại Viện Hudson hôm 07/12, ông Morrison cảnh báo rằng “chắc chắn sẽ có một sự hủy diệt lẫn nhau” nếu xung đột nổ ra giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh về Eo biển Đài Loan.

Ông nói, “Chắc chắn có một sự hủy diệt lẫn nhau khi thảo luận đến các vấn đề liên quan tới Đài Loan, và tôi không tin rằng mọi người đều sẵn sàng mạo hiểm mọi thứ ở Trung Quốc về vấn đề đó”.

Ông Morrison cho biết Trung Quốc sẽ thiệt hại “một lượng rất to lớn” nếu nước này mắc sai lầm về vấn đề Đài Loan.

Ông nói, “Và mong muốn xoa dịu có thể liên quan nhiều đến việc bảo đảm một khoảng hòa hoãn để tránh xung đột.”

Ông Scott Morrison, cựu thủ tướng và hiện là Dân biểu Hạ viện Úc đại diện cho Quận Cook, tiểu bang New South Wales, nói trước giới truyền thông trong cuộc họp báo ở Sydney, Úc, hôm 17/08/2022. (Ảnh: AAP Image/Flavio Brancaleone)
Ông Scott Morrison, cựu thủ tướng và hiện là Dân biểu Hạ viện Úc đại diện cho Quận Cook, tiểu bang New South Wales, nói trước giới truyền thông trong cuộc họp báo ở Sydney, Úc, hôm 17/08/2022. Hình AAP

Gần đây, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc lại rằng ông sẽ không từ bỏ việc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan, một nền dân chủ tự trị mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ lâu đã xem là một tỉnh nổi loạn.

Ông Tập nói tại buổi khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 20, sự kiện diễn diễn ra hai lần trong mỗi thập niên, hôm 16/10, “Chúng tôi cam đoan sẽ không bao giờ sẽ từ bỏ việc sử dụng vũ lực, và chúng tôi bảo lưu lựa chọn thực hiện mọi biện pháp cần thiết.”

Hồi tháng trước, ông Tập cũng cảnh báo Tổng thống Joe Biden không được vượt qua lằn ranh đỏ về các tuyên bố của Bắc Kinh đối với Đài Loan bên lề hội nghị G20 ở Bali, Indonesia.

Australia’s Role in the China Struggle: A Conversation with Scott Morrison (Hudson Institute)

Tuy nhiên, ông Morrison cho biết một cuộc chiến ở Eo biển Đài Loan sẽ làm tê liệt nền kinh tế Trung Quốc, chẳng hạn phá vỡ các chuỗi cung ứng và khiến các thị trường tài chính hoảng loạn và có thể sụp đổ.

Ông nói: “Các chuỗi cung ứng sẽ tê liệt; các thị trường tài chính sẽ hoảng loạn và có khả năng sụp đổ.”

“Chúng tôi biết các cảng của Trung Quốc chiếm 40% khối lượng vận chuyển trong số 100 cảng hàng đầu thế giới.”

“Sáu trong số các tàu lớn nhất đi qua Eo biển Đài Loan. Điều gì sẽ xảy ra với sự di chuyển của dòng vốn?”

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (bên phải) và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (bên trái) gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nusa Dua trên hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia, hôm 14/11/2022. (Ảnh: Saul Loeb/AFP via Getty Images)
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (bên phải) và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (bên trái) gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nusa Dua trên hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia, hôm 14/11/2022. Hình AFP/Getty

‘Các biện pháp trừng phạt sẽ tàn phá nền kinh tế Trung Quốc’

Vị cựu Thủ tướng này cũng đã đề cập đến những biện pháp trừng phạt mà các nước phương Tây sẽ áp đặt lên Trung Quốc nếu các cuộc xung đột nổ ra.

Ông nói, “Tác động tiềm ẩn của các biện pháp trừng phạt sẽ là một sự tàn phá đối với nền kinh tế Trung Quốc và nghiêm trọng hơn so với ở các nước phương Tây.”

Ông Morrison đã kêu gọi các quốc gia cùng chung chí hướng hãy hợp tác để bảo vệ trật tự thế giới và tăng cường sự chắc chắn của khu vực đồng thời giảm sự phụ thuộc của các nước này vào nền kinh tế Trung Quốc.

Cựu Thủ tướng Úc cảnh báo Bắc Kinh về vấn đề Đài Loan
Các binh sĩ của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) tham gia các cuộc tập trận sau một trận tuyết rơi vào ngày 24/01/2018 tại Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc của Trung Quốc. Hình Getty

Ông nói, “Mục tiêu của chúng ta nên là mang lại một đối trọng hiệu quả để tránh xung đột, bảo vệ lợi ích, thúc đẩy sự ổn định và cải thiện sự chắc chắn.”

“Chúng ta phải duy trì [đối trọng đó] khắp thế giới phương Tây nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc. Các chuỗi cung ứng, công nghệ trọng yếu, đất hiếm, khoáng sản trọng yếu, hợp tác thương mại — chúng ta phải tiếp tục đa dạng hóa tất cả những thứ này.”

“Chúng ta phải tiếp tục điều chỉnh khả năng của chúng ta để chống lại sự cưỡng ép và các hành vi gây hấn trong vùng xám.”

Tướng Angus Campbell, chỉ huy Lực lượng Quốc phòng Úc, gần đây cũng đã cảnh báo về sự gia tăng “các hoạt động tại vùng xám” ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Tàu khu trục hỏa tiễn dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Kidd và tàu tuần dương Munro của Lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ đi qua Eo biển Đài Loan vào ngày 27/08/2021. (Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ/Bản tin qua Reuters)
Tàu khu trục hỏa tiễn dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Kidd và tàu tuần dương Munro của Lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ đi qua Eo biển Đài Loan vào ngày 27/08/2021. Hình Hải quân Hoa Kỳ/Reuters

“Trên khắp khu vực của chúng ta, quá trình hiện đại hóa quân sự quy mô lớn đang được đẩy nhanh,” ông Campbell nói trước một cuộc đánh giá quốc phòng quan trọng, đề cập đến các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

“Chủ quyền quốc gia, luật biển, tự do hàng hải đều đang phải đối mặt với những thách thức từ cả các quốc gia cũng như các chủ thể phi quốc gia.”

Bình luận của ông Morrison được đưa ra khi chính phủ của Tổng thống đương nhiệm Albanese đang xem xét các hạn chế đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc vào ngành công nghiệp đất hiếm của nước này.

Giám đốc Ngân khố Úc Jim Chalmers đã ra lệnh thành lập một ủy ban đánh giá “để phát triển các phương pháp vi tế hơn nhằm theo dõi các mô hình đầu tư vào các khoáng sản trọng yếu trong tương lai.” (T/H, ETV)