Saturday, November 23, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Biến đổi khí hậu: Báo động đỏ cho nhân loại theo Phúc trình của IPCC

Tác động tiêu cực của con người lên khí hậu là “sự thật”, các nhà khoa học Liên Hiệp Quốc tuyên bố trong một văn bản quan trọng.

fires
Chụp lại hình ảnh, Do biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn.

Báo cáo mới ra cho biết lượng khí thải nhà kính hiện nay có thể sẽ vượt giới hạn nhiệt độ đã dự đoán chỉ trong hơn một thập kỷ nữa.

Các tác giả của báo cáo cũng chỉ ra rằng mực nước biển tăng tới 2m vào cuối thế kỷ này là điều “không thể loại trừ”.

Tuy nhiên, cũng có hy vọng mới rằng cắt giảm mạnh khí thải nhà kính có thể giữ nhiệt độ ổn định.

Những đánh giá trên từ Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) được viết trong một tài liệu dài 42 trang với tên Báo cáo Tóm tắt cho Các nhà hoạch định chính sách.

arctic
Chụp lại hình ảnh, Ủy ban IPCC cũng xem xét tình trạng ở Bắc Cực khi khí hậu ấm dần.

Báo cáo này được công bố khi chỉ còn ba tháng nữa là diễn ra môt hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh – Hội nghị COP26.

“Báo cáo của Nhóm làm việc số 1 của IPCC hôm nay là báo động đỏ cho nhân loại,” Tổng Thư ký LHQ António Guterres nói.

“Nếu chúng ta cùng chung sức ngay lúc này, chúng ta có thể tránh được thảm họa khí hậu. Nhưng, như báo cáo mới ra hôm nay cho thấy, không còn thời gian để trì hoãn và không còn chỗ để viện lý do. Tôi kêu gọi lãnh đạo các chính phủ và tất cả các bên có liên quan đảm bảo cho thành công của COP26.”

Tài liệu của IPCC nói “quá rõ là tác động của con người đã làm nóng bầu khí quyển, các đại dương và mặt đất.”

Infographic
Chụp lại hình ảnh, Các đợt nóng bất thường xảy ra ngày một nhiều.

Theo GS Ed Hawkins, từ Đại học Reading, Anh Quốc, một đồng tác giả của phúc trình IPCC, các nhà khoa học đã nói rất rõ ràng.

“Đây là công trình nêu ra sự thật, chúng tôi khẳng định như thế; điều quá rõ ràng và không thể tranh cãi là con người đang làm hành tinh chúng ta nóng lên.”

Petteri Taalas, Tổng Thư ký của Tổ chức Khí tượng Thế giới nói:

“Nếu dùng cách nói trong thể thao, ta có thể nói rằng bầu khí quyển đã bị tiếp doping, có nghĩa là chúng ta đã bắt đầu quan sát thấy các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn trước.”

Trong tất cả 5 kịch bản về hậu quả của phát thải khí nhà kính -từ lạc quan đến ảm đạm nhất -đều nói rằng: Đến khoảng năm 2030, nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái Đất được dự báo sẽ đạt 1.5 độ C hoặc 1.6 độ C so với mức ở thời tiền công nghiệp.

Các tác giả nói rằng kể từ năm 1970, nhiệt độ bề mặt toàn cầu đã tăng nhanh hơn so với bất kỳ giai đoạn 50 năm nào trong 2000 năm qua.

Việc Trái Đất ấm lên “đã bắt đầu ảnh hưởng tới nhiều hiện tượng thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở tất cả các khu vực trên toàn cầu.”

Dù đó là các đợt nắng nóng như ở Hy Lạp và Tây Bắc Mỹ gần đây, hay các trận lũ lụt ở những nơi như Đức và Trung Quốc, “nguyên nhân do hoạt động của con người ngày càng rõ hơn” trong thập kỷ qua.

CO2 và CH4 là hai khí nhà kính chủ yếu gây nóng lên toàn cầu. (Hình Shutterstock).
2px presentational grey line

Vài ý chính từ báo cáo của IPCC

  • Nhiệt độ bề mặt toàn cầu giai đoạn 2011-2020 cao hơn 1.09C so với giai đoạn 1850-1900.
  • 5 năm qua, Trái Đất có nhiệt độ nóng nhất kể từ năm 1850
  • Mức độ dâng nước biển gần đây tăng nhanh gấp ba lần so với giai đoạn 1901-1971
  • Ảnh hưởng của con người “khá chắc chắn” (90%) là nguyên nhân chính khiến các sông băng lùi dần trên toàn cầu kể từ những năm 1990 và khiến biển băng Bắc Cực thu nhỏ
  • “Gần như chắc chắn” các hiện tượng nóng quá mức, trong đó có các đợt nắng nóng đã trở nên thường xuyên hơn và gay gắt hơn từ những năm 1950, trong khi các hiện tượng lạnh quá mức ít xảy ra hơn và ít khắc nghiệt hơn
2px presentational grey line

Báo cáo mới cũng trình bày rõ rằng nhiệt độ ấm hơn mà chúng ta đang thấy đã làm thay đổi các hệ thống hỗ trợ cho Trái Đất, những thay đổi không thể đảo ngược được.

Các đại dương tiếp tục ấm lên và nhiều acid hơn. Núi và sông băng sẽ tiếp tục tan trong nhiều thập kỷ hay thế kỷ.

“Hậu quả sẽ tiếp tục tồi tệ hơn cho tất cả các phương diện của khí hậu ấm lên,” GS Hawkins nói.

“Và nhiều hậu quả [của biến đổi khí hậu], không có cách gì đảo ngược được.”

lake
Chụp lại hình ảnh, Hạn hán ở California khiến mực nước hồ Oroville xuống mức thấp kỷ lục.

Khi nói về mực nước biển dâng, các nhà khoa học phác một mô hình về các khả năng khác nhau, phụ thuộc vào mức khí thải nhà kính.

Khả năng nước biển dâng tới 2m vào cuối thập kỷ này là không thể loại trừ, và thậm chí cả khả năng dâng 5m vào năm 2050.

Các khả năng này, cho dù có thể không xảy ra, sẽ đe dọa hàng triệu người sống ở các vùng ven biển do ngập lụt.

Hầu hết các quốc gia đều ký kết tham gia Hiệp định Khí hậu Paris 2015.

Thỏa thuận này nhằm giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2C trong thế kỷ này và theo đuổi các nỗ lực giữ cho nhiệt độ không tăng quá 1.5C.

Báo cáo mới nói theo tất cả các kịch bản mà các nhà khoa học xem xét, cả hai mục tiêu này sẽ không đạt được trừ khi các quốc gia cắt giảm mạnh về thải carbon.

protestors
Chụp lại hình ảnh, Người biểu tình thúc giục các chính trị gia hành động khi đồng hồ đếm ngược đến hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 vào tháng 11 ở Glasgow.

Các tác giả tin rằng nhiệt độ bề mặt tăng 1.5C vào năm 2040 sẽ xảy ra trong tất cả mọi kịch bản. Nếu việc thải khí CO2 không được cắt giảm mạnh trong vài năm tới, điều này còn xảy ra sớm hơn.

Điều này đã được dự đoán trong báo cáo đặc biệt của IPCC năm 2018 và nghiên cứu mới này khẳng định lại.

“Chúng ta sẽ chạm ngưỡng tăng một độ rưỡi tính theo từng năm sớm hơn rất nhiều. Chúng ta đã thấy điều đó trong đợt El Nino hồi 2016,” GS Malte Meinshausen, một tác giả báo cáo của IPCC từ Đại học Melbourne, Úc, cho biết.

Mặc dù bào cáo này rất rõ ràng về các tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu, các nhà khoa học có nhiều hy vọng hơn rằng nếu chúng ta cắt giảm khí thải nhà kính một nửa vào 2030 và đạt mức khí thải zero vào giữa thế kỷ 21, chúng ta có thể ngưng và thậm chí đảo ngược xu hướng tăng nhiệu độ.

2px presentational grey line

Năm tác động trong tương lai

  • Tới năm 2040, nhiệt độ sẽ tăng 1.5C so với giai đoạn 1850-1900 theo tất cả các kịch bản về khí thải
  • Bắc Cực có khả năng sẽ không còn băng trong tháng Chín ít nhất một lần trước năm 2050 trong tất cả các kịch bản được xem xét
  • Các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt sẽ xảy ra ngày một nhiều với “các kỷ lục chưa từng thấy” ngay cả khi trái đất chỉ nóng lên 1.5C.
  • Các hiện tượng mực nước biển thay đổi mạnh trước đây chỉ xảy ra một lần mỗi thế kỷ nay được dự đoán sẽ xảy ra gần như hàng năm ở trên một nửa các địa điểm có triều cường vào 2100.
  • Nhiều khả năng sẽ xảy ra thời tiết gây cháy rừng ở nhiều khu vực.
2px presentational grey line

Mặc dù những dự đoán về Trái Đất ấm lên rõ ràng hơn bao giờ hết trong báo cáo này, và nhiều tác động sẽ không thể tránh khỏi được, các tác giả cũng khuyến cáo mọi người tránh cái nhìn bi quan, coi đó là định mệnh.

“Làm giảm hiện tượng Trái Đất nóng lên sẽ giúp chúng ta không bị đẩy tới ngưỡng cuối cùng,” TS Otto nói. “Chúng ta vẫn chưa rơi vào ngày tận số.” (BBC)