Friday, November 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Coronavirus đã làm tăng nạn kỳ thị chủng tộc đối với người Úc gốc Á Châu

Những điểm chính:

-Các chuyên gia nói rằng, các sự cố phân biệt chủng tộc trong các Cộng đồng Á Châu báo cáo thấp

-Có những lo ngại tranh chấp ngoại giao giữa Úc và Trung Quốc, có thể làm tăng nạn kỳ thị chủng tộc

-Phe Lao Động đối lập đang kêu gọi chính phủ Liên đảng cầm quyền khôi phục chiến dịch chống kỳ thị chủng tộc quốc gia

Chính phủ Liên bang đang kêu gọi người dân Úc báo cáo và “lên tiếng” về các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc khi họ nhìn thấy và không nên “trả thù” người Úc gốc Hoa vì những bất mãn của họ đối với chính quyền Bắc Kinh.

Kể từ khi đại dịch Coronavirus xảy ra, người Úc gốc Á đã bị “tấn công” bằng những lời nói và “hành động”, chẳng hạn như từ chối phục vụ, nhận những lời đe dọa và những tài sản của nạn nhân bị thiệt hại…

Tổng trưởng Bộ Di Trú, ông Alan Tudge đã lên án vụ phá hoại gần đây “nhắm” vào một gia đình người Úc gốc Á trong khu vực bầu cử của ông. Ông nói rằng, đây là “điều ô nhục” và “hèn nhát” và ông lên tiếng trấn an rằng 99.9% người Úc đều ủng hộ Cộng đồng Á Châu.

Ông nói: “Tôi yêu cầu và khuyến khích các cá nhân nên báo cáo những trường hợp đó cho cảnh sát biết, nếu đó là mối đe dọa nghiêm trọng về bạo lực hoặc thiệt hại tài sản, hoặc cho Ủy ban Nhân Quyền biết về bất cứ cuộc tấn công kỳ thị chủng tộc nào khác”.

“Tôi nói với người dân Úc, hãy lên tiếng những vụ tấn công này nếu bạn nhìn thấy”.

“Yêu cầu họ đừng làm nữa. Đừng đứng yên và để nó xảy ra, bởi vì tất cả chúng ta phải có trách nhiệm để lên tiếng”.

Một số chính trị gia cũng lặp lại lời khuyên của ông Tổng trưởng Tudge, trong đó có Bộ trưởng Bộ Tư Pháp và Sức khoẻ Tâm Thân của ACT, Shane Rattenbury, người đã khuyến khích người dân Canberra nên “lên tiếng”…

Vào tháng trước, Ủy viên Phân biệt đối xử của ACT, Karen Toohey lưu ý đến các báo cáo cho Ủy ban Nhân Quyền của ACT về các sự cố kỳ thị chủng tộc đã gia tăng trong tháng 3, bao gồm chống lại các nhân viên y tế và nhân viên bán lẻ.

Chủ tịch Ủy Ban Đa Văn Hóa tiểu bang Victoria, Bà Nguyễn Phượng Vỹ nói rằng: “Không có nghi ngờ gì việc có sự gia tăng đáng kể trong các vụ kỳ thị chủng tộc đối với Cộng đồng Á Châu”.

“Những gì mà bạn thấy, không phải là những gì được nói ra, mà là cái nhìn thoáng qua, đôi mắt nhìn và những lời thì thầm ở đây hay ở đó”.

“Điều đó đáng được chú ý, không có nghi ngờ gì ở điều đó cả”.

Bà Nguyễn Phượng Vỹ nói rằng, các vụ kỳ thị chủng tộc đã không được báo cáo đầy đủ, bởi vì một số người không biết nhiều về vấn đề pháp lý, hoặc là các nạn nhân “phải có trách nhiệm chứng minh đối với bất cứ ai bị buộc tội”.

Tại tiểu bang Victoria, các nạn nhân có thể nộp đơn khiếu nại theo Đạo luật Racial and Religious Tolerance Act của Tiểu bang, hoặc là với Ủy ban Nhân Quyền theo Section 18C của Đạo luật Racial Discrimination Act (Đạo luật Phân biệt Chủng tộc).

“Việc thiếu hiểu biết và thiếu nhận thức về pháp luật, có nghĩa là chúng ta thấy… hiện tại có những báo cáo dưới mức”.

“Các thành viên của Cộng đồng Á Châu cảm thấy rằng không thể nào điều gì khác, và họ đã không làm gì cả, ngoài việc chia sẻ với các bạn và trên trang mạng, sử dụng phương tiện truyền thông như một cách để truyền đạt những cảm xúc và kinh nghiệm của mình”.

Kể từ khi trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh Coronavirus đã được ghi nhận tại Úc vào ngày 25 tháng 1, nhiều người Úc gốc Á Châu nói rằng họ đã trải qua sự phân biệt chủng tộc rất tinh vi và thiếu “tế nhị”.

Ủy ban Nhân Quyền Úc Châu gần đây đã tiết lộ rằng khoảng một trong bốn người nộp đơn khiếu nại bị phân biệt chủng tộc vào tháng 2 và tháng 3 nói rằng họ bị nhắm làm “mục tiêu” do Coronavirus.

Cô Katie, người sinh sống ở Sydney, cho biết rằng, sau khi cô thăm viếng gia đình mình ở Thượng Hải vào tháng 1, thì bạn trai đã ngỏ ý chia tay với cô.

Cô nói: “Anh ta nói với tôi: ‘Tôi không muốn lây bệnh Coronavirus. Tôi không muốn chết’…”.

“Tôi đã hoàn toàn sốc về những lời nói này”.

Cuộc nói chuyện đã trở nên “nóng” khi cô Kate gọi anh ta là “kẻ kỳ thị chủng tộc”.

“Rồi anh ta nói: ‘Người Trung Hoa cần phải sạch sẽ’… Lời đó hoàn toàn thiếu tôn trọng và quá tàn nhẫn”.

“Mặc dù, lúc ấy Thượng Hải vào thời điểm đó, có mức lây nhiễm thấp. Tôi đã ở nhà cùng với gia đình để cách ly xã hội”,

“Thật là quá nực cười, những gì mà anh ta đã nói ra. Tôi đã mất một thời gian để “tìm lại” bản thân mình…”.

“Nó đã làm thay đổi cách nhìn của tôi về người bạn đời của mình trong tương lai”.

Cô nói rằng cô chưa bao giờ phải “đối mặt” với nạn phân biệt chủng tộc như thế, trong gần 10 năm sinh sống tại Úc.

NGƯỜI ÚC gốc Á, KHÔNG PHẢI LÀ TỪ BẮC KINH

Cũng có những lo ngại về Cộng đồng người Hoa tại Úc, cho dù là họ là công dân Úc, thường trú nhân hay là sinh viên quốc tế, có thể trở thành là “nạn nhân” trong tranh chấp ngoại giao giữa chính phủ Úc và nhà cầm quyền Bắc Kinh về đại dịch Coronavirus.

Tổng trưởng Tudge nói rằng ông hy vọng những căng thẳng giữa hai chính quyền Úc và Bắc Kinh sẽ không làm leo thang phân biệt chủng tộc tại nước Úc.

Ông nói: “Chúng ta thấy rõ ràng trong việc tách biệt ra quan điểm của mọi người về chính quyền Trung Quốc, đảng Cộng Sản Trung Quốc và những người công dân Úc hay là thường trú nhân ở Úc, có nguồn gốc Hoa”.

“Đó là hoàn toàn khác biệt nhau”.

“Mọi người có thể có quan điểm về chính quyền Trung Quốc, hay là chính phủ Anh quốc, hay là chính phủ Hoa Kỳ, hay là chính phủ Úc, nhưng đó là sự khác biệt khi mà bạn phải đối xử với đồng bào Úc của mình”.

Nghị sĩ đảng Tự Do, người Úc gốc Hoa, Gladys Liu cho biết rằng đã có sự hỗ trợ của cả hai đảng từ Quốc Hội để giải quyết những vấn đề phân biệt chủng tộc và cô kêu gọi mọi người đừng đổ “sự tức giận” lên Cộng đồng Úc gốc Hoa.

“Tôi muốn những người này biết rằng: Đừng nhầm lẫn những gì xảy ra trên thế giới với người Úc gốc Hoa”.

“Người Úc gốc Hoa không gây ra dịch bệnh COVID-19 và không liên quan gì đến nó cả. Thực tế, người Úc gốc Hoa cũng giống như tất cả những người Úc khác, chúng ta đều ở chung đó”.

“Điều chúng ta cần, là khuyến khích được sự công nhận và đánh giá cao hơn từ những người khác mang đến cho đất nước Úc này và thực sự khuyến khích sự hiểu biết tốt hơn giữa các cộng đồng đa văn hóa và phần còn lại của đất nước chúng ta”.

KỆU GỌI PHỤC HỒI CHIẾN DỊCH CHỐNG PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC QUỐC GIA

Ông Tudge cho biết trong một cuộc họp báo rằng chính phủ Liên bang sẽ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đa văn hóa trong những tuần tới để “tố cáo” phân biệt chủng tộc và cung cấp một số thông tin cũng như hướng dẫn về cách báo cáo.

Thế nhưng, bà Mary Patesos, Chủ tịch của Hội đồng Cộng Đồng Úc Châu (FECCA) cho biết rằng Hội đồng đang kêu gọi một chiến dịch chống phân biệt chủng tộc trên toàn quốc.

Bà nói: “Tôi nghĩ đây là những thời điểm rất là khó khăn”.

“Tôi nghĩ rằng cần phải có một kêu gọi của đoàn kết, của sự tôn trọng, và kêu gọi toàn bộ Cộng đồng Úc nên kiềm chế hành vi kém cỏi và thể hiện được sự lãnh đạo và phẩm chất mà Cộng đồng chúng ta được biết đến, đó là sự quan tâm lẫn nhau”.

Phe Lao Động đối lập đang kêu gọi chính phủ Liên đảng Morrison nên khôi phục một chiến dịch quốc gia có thể được phỏng theo chiến dịch “Phân biệt chủng tộc. Dừng lại với tôi” được chính phủ Julia Gillard đưa ra vào năm 2012, cũng như thiết lập một chiến lược quốc gia chống lại nạn phân biệt chủng tộc.

Theo trang mạng của chiến dịch trước đó, được kết thúc vào năm 2018, đã khuyến khích và phối hợp các nỗ lực để làm giảm thiểu và ngăn chặn sự phân biệt chủng tộc.

Bộ trưởng đối lập về Đa văn hóa, ông Andrew Giles nói rằng những lên án phân biệt chủng tộc của Thủ tướng Úc cần phải được làm bằng “hành động”…

“Chúng ta cần những gì hơn là những lời nói, chúng ta cần có chiến dịch cho thấy rõ ràng rằng nước Úc không khoan nhượng đối với phân biệt chủng tộc”.

“Bằng cách xem xét đầy đủ về các luật lệ, bắt đầu một chiến dịch để gửi các tín hiệu rõ ràng đến toàn bộ cộng đồng người Úc, đặc biệt là những người đang gánh chịu sự phân biệt chủng tộc hiện nay, là chúng ta đứng cùng nhau, và nhìn vào một chiến lược rộng lớn hơn, để thấy được hậu quả của việc phân biệt chủng tộc đối với từng cá nhân và cộng đồng”.

Bà Patesos nói thêm rằng, hành động của chính phủ rất là “quan trọng” và họ phải có một chiến lược chống phân biệt chủng tộc quốc gia.

“Nếu COVID-19 không dạy chúng ta điều gì, thì nó cũng dạy chúng ta rằng chính phủ phải lãnh đạo và phải có một mô hình để chúng ta theo”.

“Và cũng là tầm quan trọng của hai đảng lớn trong thời điểm khủng hoảng này. Đây không phải là việc chia rẽ chúng ta”.

“Đó là việc đoàn kết chúng ta. Đó không phải là việc ai đưa ra ý tưởng này đầu tiên, mà là nên kích hoạt những gì cần làm”.

TỰ DO NGÔN LUẬN LÀ QUAN TRỌNG, NHƯNG “LỜI NÓI CÓ THỂ GIẾT CHẾT”

Bà Nguyễn Phượng Vỹ nói rằng nhận thức và giáo dục- cho dù là ở trường học hay trong cộng đồng, về hành vi phân biệt chủng tộc đối với mọi người cũng rất là quan trọng.

“Là một người đến từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá (Việt Nam) và một chế độ độc tài, tôi hoàn toàn tin rằng các quyền cơ bản của con người là điều rất quan trọng”.

“Nhưng tự do ngôn luận cũng cần phải được cân bằng với trách nhiệm của mỗi người chúng ta,  không chỉ ràng buộc với các nhà lãnh đạo, mà lời nói có thể giết chết, lời nói có thể ảnh hưởng đến mọi người… sâu sắc và sâu sắc hơn chúng ta nghĩ”.

“Và đó là những khía cạnh, tôi tin rằng, cần phải tạo nên một phần của những giải pháp”.

Cảnh sát Úc cũng đã nhắc lại rằng phân biệt chủng tộc không được “tha thứ”, sau khi một loạt các sự cố phân biệt chủng tộc được báo cáo kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Tại Queensland, cảnh sát cho biết đã có ít nhất 22 trường hợp được báo cáo về các sự cố phân biệt chủng tộc kể từ tháng 3, trong có “tấn công” cơ thể và những lời nói phân biệt chủng tộc.

Cảnh sát đã buộc tội một cô gái 15 tuổi với 2 tội tấn công gây thiệt hại cơ thể sau khi cô ta cáo buộc một người phụ nữ, 26 tuổi là bị nhiễm bệnh Coronavirus rồi sau đó đấm vào mặt nạn nhân nhiều lần tại Trung tâm thương mại Queen St vào ngày 8 tháng 3.

Phát ngôn viên của cảnh sát Tasmania cho biết có 3 sự cố liên quan đến phân việc chủng tộc vào tháng 3, bao gồm hai vụ tấn công.

Điều này bao gồm một vụ mà du học sinh Hồng Kông học tại Hobart bị chế nhạo và bị đấm vào mặt vì đeo khẩu trang khi đi mua sắm tại siêu thị địa phương.

Phát ngôn viên này nói: “Chúng tôi khuyến khích các thành viên trong cộng đồng hãy chú ý và quan tâm đến người khác, đặc biệt là trong thời điểm khẩn cấp hiện nay”.

Ở NSW, cảnh sát đã buộc tội một người đàn ông 55 tuổi vào tháng trước sau khi anh ta bị buộc tội quấy rối và đe dọa, bằng roi da bên ngoài Tòa lãnh sự Trung Quốc ở Sydney.

Ở Victoria, 2 nữ sinh viên quốc tế đã bị tấn công trên đường Elizabeth ở khu trung tâm thương mại của Melbourne vào tháng trước trong một vụ tấn công phân biệt chủng tộc, trong khi đó thì nhà của một gia đình người Úc gốc Hoa ở Knoxfield bị vẽ bậy với dòng chữ “COVID-19 China die”.

Phát ngôn viên của cảnh sát Victoria nói rằng họ đã xem xét lại các sự cố về phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử và phỉ báng về tôn giáo, văn hóa hay là sắc tộc.

“Cảnh sát Victoria hiểu được những tác động mà những sự cố này có thể gây ra cho từng cá nhân. Có thể khiến cho cộng đồng của chúng ta cảm thấy dễ bị tổn thương, bị đe dọa và bị cô lập”.

“Bất cứ ai có kinh nghiệm hoặc chứng kiến những tội ác này, đều được khuyến khích báo cáo cho cảnh sát địa phương”. (NQ)