Saturday, November 23, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Trung Quốc trở nên hung hãn hơn trước tình hình bầu cử ở Mỹ?

Một tấm ảnh dàn dựng được tung lên Twitter hôm Thứ Hai vừa qua (30/11) bởi Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc: Hình ảnh một binh lính Úc tay trái ghì chặt một đứa trẻ đang bị chụp đầu và đang ôm một con cừu, còn tay phải của binh lính Úc cầm con dao đẫm máu chuẩn bị cứa cổ đứa trẻ, toàn cảnh đặt trên nền lá cờ Úc, bên dưới lá cờ Úc còn nổi lên xác người, phủ lên hình có họa tiết của lá cờ Afghanistan. Đứa trẻ trông như rất hoảng sợ, còn người lính thì đang cười gằn.

Bà Hoa Xuân Oánh (trên) và ông Triệu Lập Kiên (dưới) [ảnh BNG TQ], Thủ tướng Úc Scott Morrison (phải) [ảnh: LSQ Úc]

Sau đó, Thủ tướng Úc, ông Scott Morrison đã mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc phải xin lỗi. Ông cũng yêu cầu Twitter gỡ bỏ tấm ảnh này.

Tuy nhiên, Trung Quốc không những không xin lỗi, mà trái lại cho rằng tấm ảnh là minh họa đúng sự thật, và chỉ trích Úc như một quốc gia lạc hậu và man rợ. 

Quan hệ hai nước Trung – Úc vì tại sao đến bước này? Có thể nói thời điểm này là quan hệ thấp nhất trong 50 năm qua.

Chính sách ngoại giao và chính sách hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc vốn vẫn khiến Úc lo ngại. Một điểm chốt là năm 2017, Úc đã cấm các quyên tặng từ nước ngoài liên quan đến chính trị, sau khi có quan chức cảnh cáo rằng có những “báo cáo rất đáng lo ngại” rằng Trung Quốc đang tìm cách ảnh hưởng đến tình hình chính trị ở Canberra.

Năm 2018, Úc là quốc gia đầu tiên cấm sử dụng thiết bị của Huawei liên quan đến mạng 5G. Có báo cáo đã chặn 10 khoản đầu tư từ Trung Quốc liên quan đến cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, và chăn nuôi.

Tình hình càng tệ hơn khi năm 2020, Úc đã ra kêu gọi tra cứu nguồn gốc virus Vũ Hán. Bắc Kinh càng không hài lòng khi Úc chỉ trích các vấn đề Hồng Kông, Tân Cương, Đài Loan, và biển Đông (biển Nam Trung Hoa).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên sáng 30-11 đã viết trên mạng xã hội Twitter: “Sốc trước việc binh sĩ Úc sát hại dân thường và tù nhân Afghanistan. Chúng tôi lên án mạnh mẽ những hành vi như vậy và kêu gọi họ có trách nhiệm”.
Bài đăng được minh họa bằng ảnh ghép một người lính trong bộ quân phục Úc đang cầm dao cứa vào cổ một đứa trẻ với dòng chú thích” “Đừng sợ, chúng tôi đến để mang lại hòa bình cho bạn!”.

Họ liên tiếp đưa ra những tuyên bố và hành vi đụng chạm đến lợi ích của Trung Quốc,” ông Cảnh Sảng, phát ngôn viên chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố vào tháng trước.

Có nguồn tin cho hay, Úc tham gia vào Quad, một liên minh không chính thức gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ, và Nhật Bản. Bắc Kinh gọi đây là một nỗ lực của Mỹ nhằm tạo ra NATO phiên bản Châu Á.

Tổng biên tập tờ “Thời báo Hoàn Cầu”, ông Hồ Tích Thiết nói trong những tweet đầy tính khiêu khích của mình rằng: “Úc là quốc gia vẫn còn ở tình trạng văn minh “nửa nông thôn nửa thành thị”, nơi các găng-xtơ hoành hành ngang ngược. Nếu Hoa Kỳ muốn làm gì xấu, thì hãy đến nơi đó để tìm côn đồ. Quân đội Úc giết thường dân Afghanistan, vậy mà Thủ tướng Morrison tỏ thái độ ủng hộ hành vi man rợ kiểu Canberra này.”

Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu thịt bò từ Úc, và nâng thuế tổng số đến 80,5% lúa mạch Úc. Đặc biệt là tháng 11 đã nâng đến 200% thuế nhập khẩu rượu vang từ Úc. Ngoài ra, Trung Quốc còn có xu hướng sẽ chặn hoặc giảm các nhập khẩu khác từ Úc gồm đường, tôm hùm, than đá, và quặng.

Hiện Trung Quốc chiếm 35% thị phần xuất khẩu từ Úc, còn Úc chỉ chiếm 4% trong thương mại với Trung Quốc.

Dường như Trung Quốc đang dựa vào ưu thế thương mại toàn cầu hóa để ép buộc quốc gia khác về phương diện chính trị.

“Úc đang chơi đu dây nguy hiểm khi dám gây sức ép lên Trung Quốc vào lúc mà nền kinh tế còn đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc,” đây là lời của Einar Tangen, một chuyên gia phân tích tại Bắc Kinh và cũng là cố vấn kinh tế cho chính quyền Trung Quốc.

Giới quan sát có một số phỏng đoán rằng cuối cùng thì Úc cũng sẽ phải nhượng bộ trong vụ này. Trung Quốc đã dần dần trở nên hung hãn hơn trước tình hình tổng tuyển cử đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Các quốc gia khác vốn bị Trung Quốc bắt nạt có thể cũng sẽ bị đẩy vào tình trạng tương tự.

Mặc dù Twitter bị cấm ở Trung Quốc, một quốc gia mà chính quyền kiểm soát chặt chẽ những quyền tự do của dân chúng, nhưng các “chiến lang” quan chức ngoại giao của Trung Quốc rất biết tận dụng quyền tự do của xã hội phương Tây cho mục đích của mình. Liệu đây có phải là sức ép của Trung Quốc nhằm khiến Úc phải ‘buông tha’ vấn đề virus Vũ Hán?

Đến hiện nay, Úc vẫn tỏ ra cứng rắn. Ông Morrison đã nói với Seven News Network: “Tôi đoan chắc với các vị, chúng tôi luôn luôn là Úc-Đại-Lợi, chúng tôi hành xử là vì lợi ích và tuân theo giá trị của quốc gia chúng tôi”. (T/T)