Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

82% Dân số tiêm đầy đủ: Hơn 50% bệnh nhân COVID nặng cần máy thở và ICU tại Singapore

Tính đến 12h trưa ngày 3/10/2021, theo báo cáo của Bộ Y tế Singapore, quốc gia này có 2,057 ca nhiễm COVID-19, 6 ca tử vong mới 1,337 trường hợp COVID-19 hiện đang được điều trị tại bệnh viện. Trong số này có 250 trường hợp cần bổ sung oxy và 35 trường hợp cần chăm soc đặc biệt trong ICU. Trong số những người bị ốm nặng, 242 người là người già trên 60 tuổi.

Trong 28 ngày qua, Bộ Y tế Singapore cho biết, trong số 35,017 cá thể bị nhiễm bệnh, 113 người đã chết. 539 trường hợp cần bổ sung oxy và 55 trường hợp đã ở trong ICU. Trong số này, 50.2% được tiêm chủng đầy đủ và 49.8% chưa được tiêm chủng/tiêm chủng một liều. 

Trong số 6 ca tử vong mới, 2 người chưa được chủng ngừa COVID-19 và 4 người đã được chủng ngừa.

Tính đến ngày 2 tháng 10 năm 2021, 82% dân số Singapore đã tiêm chủng vắc-xin COVID-19 đầy đủ và 85% đã tiêm ít nhất một liều.

Số liệu mới nhất của Bộ Y tế Singapore cho thấy, mặc dù hầu hết dân số được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19, tỷ lệ nhiễm mới của đất nước gần 6 triệu dân này đang tăng cao. Điều này phù hợp với nhận định của các nhà khoa học thế giới rằng, các biến chủng COVID-19 có thể kháng vắc-xin.

Theo NBC NewsGiám đốc CDC, Tiến sĩ Rochelle Walensky cho biết, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người được tiêm chủng bị nhiễm COVID có tải lượng virus tương đương với người nhiễm chưa được tiêm chủng, khiến họ có thể lây truyền virus sang người khác.

Bà Walensky cũng cho biết các loại vắc-xin COVID-19 hiện tại có hiệu quả tốt đối với việc ngăn ngừa các ca bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả những trường hợp do các biến thể đã biết của nó gây ra. Tuy nhiên, sự lây lan tiếp tục của virus có thể cho phép căn bệnh này biến thể và vượt ra ngoài khả năng bảo vệ của vắc-xin, New York Post cho hay.

Tuy nhiên, vắc-xin dường như không không làm giảm nhẹ triệu chứng và giảm cái chết như quảng bá tại quốc đảo Singapore nơi 82% dân số đã chủng ngừa đầy đủ 2 mũi vắc-xin và 85% dân số tiêm 1 nhất 1 mũi và 4% dân số đã tiêm mũi tăng cường. Dữ liệu COVID-19 mới nhất của Singapore là một minh chứng khi hơn 50% số ca bệnh nặng cần thở ô xy, cần chăm sóc đặc biệt và gần 70% các ca tử vong mới đều đã chủng ngừa đầy đủ 2 mũi vắc-xin. 

Bộ Y tế Singapore dự đoán số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày ở nước này có thể lên tới 5,000 ca vào khoảng giữa tháng 10, nhưng hầu hết những người nhiễm bệnh sẽ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ.

Nhiều quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao vẫn thất bại trong cơn bão Delta

Anh Quốc

Theo số liệu thống kê từ Sky News, tính đến ngày 27/9, tổng số người đã tiêm một mũi vắc-xin tại Anh là hơn 48.7 triệu người, chiếm khoảng 89.7% dân số trên 16 tuổi tại nước này. Còn nếu tính số người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, thì hiện tại đã có gần 44.8 triệu dân số Anh được chủng ngừa đầy đủ, tức là 82.4% dân số nước này. 

Với tỷ lệ dân số 82.4% được tiêm chủng đủ hai mũi, các ca nhiễm mới hàng ngày từ tháng 5/2021 khi chủng Delta bắt đầu tấn công nước này dao động trên dưới 35 nghìn ca. 63% số ca nhiễm mới và 74% số ca tử vong vì biến thể Delta đều đã chích ngừa vắc-xin COVID-19 đầy đủ.

Israel

Theo báo cáo của Bộ Y tế Israel vào tối thứ Bảy ngày 2/10 trên Israel National News, 3.585 trường hợp coronavirus mới được chẩn đoán vào thứ Sáu ngày 1/10/2021, 587 bệnh nhân coronavirus đang trong tình trạng nghiêm trọng, với 261 người nguy kịch và 207 người được đặt nội khí quản. Trong số này, hơn 60% đã được tiêm chunhr đầy đủ.

Kể từ khi bắt đầu đại dịch, 7.778 người đã chết vì coronavirus ở Israel, trong đó riêng tuần vừa rồi có 95 người.

Những số liệu trên được báo cáo khi các bác sĩ liên tục nhận thấy những bệnh nhân được tiêm vắc-xin lại thuộc nhóm dễ mắc bệnh nặng nhất, giữa mối quan ngại ngày một nhiều về việc vắc-xin COVID-19 kém hiệu quả trước những thể bệnh nặng.

Israel là nơi đã triển khai chương trình tiêm chủng Pfizer trên diện rộng vào tháng 12 năm ngoái, với tỷ lệ bao phủ vắc xin đã vượt quá 60% từ rất sớm, trong đó nhóm người có độ tuổi từ 12 trở lên được tiêm chủng đã lên tới 78%. Trong ngắn hạn, điều này giúp Israel kiểm soát dịch bệnh nhanh chóng, truyền thông và nhiều chuyên gia y tế thậm chí còn ca ngợi Israel là “mô hình phòng chống dịch bệnh toàn cầu”.

Tuy nhiên, kể từ tháng 6, tình hình dịch bệnh ở Israel bắt đầu tăng trở lại, giờ đây, nước này đã trở thành một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Theo cơ sở dữ liệu “Our World in Data” của Đại học Oxford, số ca nhiễm trung bình trong 7 ngày của Israel là cao nhất thế giới tính đến ngày 3/9, với 1143 ca nhiễm trên 1 triệu dân.

Nhiều người dù tiêm đủ hai liều trước đó vẫn bị nhiễm virus, trong khi các trường hợp lây nhiễm đột phá đã xảy ra với số lượng lớn. Một nghiên cứu chung của Trung tâm Y tế Maccabi và Viện Karolinska, một trong bốn tổ chức duy trì sức khỏe lớn của Israel (HMO), chỉ ra rằng càng hoàn thành sớm mũi tiêm chủng thứ hai, thì nguy cơ lây nhiễm đột phá càng cao.

Hoa Kỳ

Tính đến ngày 10-9, mới có khoảng 73,4% người Mỹ từ 12 tuổi trở lên tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin và 62,5% tiêm đầy đủ. Trong khi đó số ca tử vong mỗi ngày hiện cao gần gấp 2 lần và tỉ lệ nhập viện cao hơn 158% cùng kỳ năm trước.

Theo ghi nhận của ABC News, dữ liệu mới nhất từ ​​Đại học Johns Hopkins cho thấy thảm kịch ở Mỹ với số người chết do COVID của Mỹ lên tới 700.000 người và 1.500 người tử vong mỗi ngày vì biến chủng Delta, bất chấp đất nước này có nhiều vắc-xin nhất.

Từ ngày 20/9, Mỹ áp dụng quy định bắt buộc tiêm vắc-xin theo lệnh của Tổng thống Biden và kèm theo các hình phạt ‘chống đối’. Một ví dụ là các quân nhân Mỹ nếu từ chối tiêm vắc-xin sẽ bị đối xử như kẻ đảo ngũ, gián điệp hay giết người, The Western Journal cho hay. Các cơ quan như các hàng hàng không, trường học, vv sẽ cho nghỉ việc nếu nhân viên của họ không tiêm vắc-xin. Quy định bắt buộc tiêm vắc-xin này đã và đang đối diện với làn sóng phản kháng trên toàn nước Mỹ.

Biến thể Delta làm giảm phần nào hiệu quả của vắc-xin. (Hình Pixabay).

Miễn dịch tự nhiên có khả năng bảo vệ vượt trội so với miễn dịch vắc-xin

Theo một báo cáo của Kênh 13 của Israel National News, dữ liệu của Bộ Y tế Israel về làn sóng bùng phát COVID bắt đầu vào tháng 5 này cho thấy những người Israel có khả năng miễn dịch tự nhiên do đã từng bị nhiễm COVID-19 ít có nguy cơ bị nhiễm lại hơn so với những người Israel được miễn dịch bằng tiêm chủng.

Hơn 7.700 ca nhiễm COVID-19 mới đã được phát hiện trong đợt gần đây nhất bắt đầu vào tháng 5, chỉ có 72 ca bị nhiễm trước đó, chiếm chưa đến 1% số ca nhiễm mới. Khoảng 40% các ca nhiễm mới (hơn 3.000 bệnh nhân) đã được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ. Với tổng số 835.792 người Israel được biết đã khỏi bệnh, 72 trường hợp tái nhiễm chỉ chiếm 0,0086% những người đã bị nhiễm COVID và có kháng thể tự nhiên.

Nghiên cứu của Israel được thực hiện vào mùa xuân với 2,5 triệu bệnh nhân cho thấy rằng những người được tiêm chủng có nguy cơ nhiễm coronavirus cao hơn “bảy lần” so với những người đã đã khỏi bệnh.

Tiến sĩ Marty Makary, một giáo sư tại Đại học Y khoa Johns Hopkins, tin rằng sức mạnh của khả năng miễn dịch tự nhiên khỏi COVID cần được các nhà hoạch định chính sách chưa công nhận.

“Trong mỗi tháng của đại dịch này, tôi đã có các cuộc tranh luận với các nhà nghiên cứu công khai khác về hiệu quả và độ bền của khả năng miễn dịch tự nhiên,” ông viết trong một Op-Ed cho U.S. News & World Report vào tháng 8.

Ông kể lại: “Tôi được biết rằng khả năng miễn dịch tự nhiên có thể trở nên mất hiệu quả và khiến mọi người bị phơi nhiễm. Nhưng trong giai đoạn này, hơn một năm rưỡi trải nghiệm lâm sàng quan sát những bệnh nhân bị nhiễm bệnh, và khả năng miễn dịch tự nhiên đang có hiệu quả và đang phát triển mạnh mẽ. Và đó là bởi vì với khả năng miễn dịch tự nhiên, cơ thể phát triển các kháng thể đối với toàn bộ bề mặt của virrus, không chỉ là một protein đột biến được tạo ra từ vắc-xin”.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 8 trên “The Vince Coglianese Show”, giáo sư y khoa cho rằng: “Một trong những thất bại lớn của ban lãnh đạo y tế của Hoa Kỳ là đã bỏ qua một nửa nước Mỹ có khả năng miễn dịch tự nhiên”.

Vậy nên với khả năng bảo vệ của vắc-xin với chủng Delta và có thể một số biến chủng mới khác, các nhà hoạch định y tế của Mỹ và trên thế giới cần xem xét lại vấn đề bắt buộc chủng ngừa vắc-xin. Thay vì phân loại những người đã được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng kèm theo các hình pháp ép buộc, nên xem xét các trường hợp đã miễn dịch và không miễn dịch để có các chính sách phù hợp. (T/H, NTD)