Thursday, April 25, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

50 Triệu căn hộ không người ở: “Quả bom nổ chậm” của thị trường bất động sản TQ


Tỷ lệ bỏ trống bình quân tại thị trường bất động sản Trung Quốc đại lục là 12.1%, đồng nghĩa nước này đang ngập trong hàng chục triệu căn hộ không có người ở…

Theo hầu hết các ước tính, Trung Quốc đại lục đang có hàng chục triệu căn hộ bỏ trống - Ảnh: AFP
Theo hầu hết các ước tính, Trung Quốc đại lục đang có hàng chục triệu căn hộ bỏ trống. Hình AFP

Liu Hong, 36 tuổi, và bố mẹ sở hữu 4 căn nhà tại các thành phố khác nhau ở ở Trung Quốc đại lục. Tại mọi thời điểm, luôn có 3 trong số này không có người ở.

Liu, hiện là một kiểm toán viên làm việc ở Thượng Hải, mua một căn hộ tại quê nhà Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang 13 năm trước với giá 320,000 Nhân dân tệ (tương đương 47,500 USD). Căn hộ này chỉ cách nơi ở của bố mẹ cô 2 dãy nhà.

“Bố mẹ tôi khăng khăng muốn tôi có nhà riêng bởi họ tin rằng một ngày nào đó tôi sẽ trở về và sống ở Cáp Nhĩ Tân, hoặc tôi có thể cần căn nhà để tiết kiệm tiền trước khi kết hôn”, Liu chia sẻ. “Nhưng cả hai điều này không xảy ra. Bây giờ, hơn một nửa thời gian trong năm bố mẹ sống với tôi ở Thượng Hải, sau khi họ nghỉ hưu”.

Liu đã tự mua một căn hộ 2 phòng ngủ ở Thượng Hải với giá 2,6 triệu Nhân dân tệ khi thị trường đang “nóng” vào năm 2005, sau khi quyết định sống ổn định ở thành phố này. Khi thời tiết ở cả Cáp Nhĩ Tân và Thượng Hải quá lạnh, trong khoảng tháng 10/2021 đến tháng 4/2022, bố mẹ Liu tới sống ở Hải Khẩu, tỉnh Hà Nam, nơi họ sở hữu một căn nhà nghỉ dưỡng nhỏ.

“Bây giờ không dễ tìm người thuê hay người mua nhà ở Cáp Nhĩ Tân. Vì vậy, chúng tôi bỏ không các căn hộ của mình ở đó nhiều năm. Về mặt lý thuyết, 2-3 căn nhà của gia đình tôi không có người ở trong suốt cả năm”, Liu cho biết.

DƯ ÂM CỦA GIAI ĐOẠN THỊ TRƯỜNG TĂNG TRƯỞNG QUÁ NÓNG

Điều này không phải chuyện hiếm ở Trung Quốc hiện nay. Theo hầu hết các ước tính, Trung Quốc đại lục đang có hàng chục triệu căn hộ bỏ trống. Đây là một vấn đề đau đầu trong bối cảnh thị trường nhà ở tại Trung Quốc đang rơi vào khủng hoảng và dư thừa nhà đe dọa đẩy giá cả xuống thấp hơn nữa.

Theo Viện Nghiên cứu Beike (BRI), một cơ quan nghiên cứu về bất động sản của Trung Quốc, tỷ lệ trống bình quân (average vacancy rate) tại thị trường địa ốc Trung Quốc đại lục là 12.1%. Để so sánh, tỷ lệ này ở Mỹ là 11.1%, Australia là 9.8%, còn ở Anh chỉ là 0.9%.

“Trung Quốc đang thừa mứa nhà ở với rất nhiều căn nhà bỏ trống và tỷ lệ trống cao như vậy là rất rủi ro”, BRI cho biết trong báo cáo công bố đầu tháng 8. “Nhà bỏ trống cho thấy nguồn cung tiềm năng lớn. Khi những kỳ vọng về thị trường nhà đất không trở thành hiện thực, một lượng lớn nhà trống như vậy tung ra thị trường có thể tạo thêm áp lực giảm giá nhà”.

Tỷ lệ nhà trống trên đồng nghĩa Trung Quốc đại lục hiện có khoảng 50 triệu căn hộ bỏ trống, nếu tính theo một nghiên cứu được công bố năm ngoái của nhà kinh tế Ren Zeping –người từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (DRC) của Quốc vụ Viện Trung Quốc. 

Tỷ lệ bỏ trống căn hộ theo Viện Nghiên cứu Beike (BRI).

Một số căn nhà bỏ trống là dư âm của thời kỳ tăng trưởng quá nóng từ năm 2016 đến 2018, khi mọi người đổ xô đi mua nhà để đầu tư. Sunshine Li, một nhân viên môi giới bất động sản ở Giang Tây

Trong khi đó, theo ước tính của hãng nghiên cứu và tư vấn Capital Economics, có trụ sở tại London (Anh), con số này còn cao hơn nhiều. Năm ngoái, hãng này ước tính Trung Quốc đại lục có khoảng 30 triệu căn hộ chưa bán được và khoảng 100 triệu căn hộ khác có thể đã được mua nhưng chưa có người ở.

Tất cả những nhiều này là tin xấu đối với Liu và những người giống như cô. Chủ sở hữu nhà trên khắp Trung Quốc giờ đây khó có thể tìm được người mua lại những căn nhà bỏ trống của mình, khi mà kỷ nguyên bùng nổ của bất động sản Trung Quốc đã qua.

“Một số căn nhà bỏ trống là dư âm của thời kỳ tăng trưởng quá nóng từ năm 2016 đến 2018, khi mọi người đổ xô đi mua nhà để đầu tư”, Sunshine Li – một  nhân viên môi giới bất động sản ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây – phát biểu.

Theo quan sát của BRI, khoảng 20% nhà ở tại Nam Xương hiện không có người ở, đứng đầu trong số 28 thành phố lớn của Trung Quốc.

Khu dân cư Royal Peak của Tập đoàn bất động sản Evergrande ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 29/0702022. Hình Bloomberg/Getty

Báo cáo nói trên và đặc biệt là bảng xếp hạng về tỷ lệ nhà bỏ trống ở các thành phố của BRI đã gây ra cuộc tranh luận gay gắt trên mạng xã hội. Cư dân Nam Xương phản ứng giận dữ trên mạng xã hội Weibo, khẳng định rằng chắc chắn thành phố của họ không đứng đầu về tỷ lệ nhà trống.

Phản ứng dữ dội tới mức BRI phải lên tiếng xin lỗi trên tài khoản WeChat chính thức vào lúc nửa đêm ngày 11/8, nói rằng quy trình nghiên cứu của mình có thể “chưa đủ chặt chẽ” và hứa sẽ kiểm tra lại các số liệu với chính quyền địa phương để đưa ra một báo cáo chính xác hơn.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, bất kể thành phố nào có nhiều nhà trống hơn, không thể nghi ngờ thực tế rằng có hàng triệu căn nhà đầy bụi bẩn do không có người ở trên khắp Trung Quốc.

S&P Global Ratings dự báo doanh thu bất động sản tại Trung Quốc sẽ giảm khoảng 1/3 trong năm nay, xuống còn 12.000-13.000 tỷ Nhân dân tệ - Ảnh: Bloomberg
S&P Global Ratings dự báo doanh thu bất động sản tại Trung Quốc sẽ giảm khoảng 1/3 trong năm nay, xuống còn 12,000-13,000 tỷ Nhân dân tệ. Hình Bloomberg

GÁNH NẶNG THUẾ PHÍ

Feng He, 26 tuổi, cho biết gia đình cô sở hữu một căn nhà 3 tầng tại thành phố Côn Sơn, tỉnh Giang Tô và đang bỏ không từ năm 2017. Căn nhà đang được xem là nhà nghỉ hưu cho bố mẹ cô và như một khoản đầu tư đối với nữ giáo viên phổ thông này.

“Sở hữu nhà mang lại cảm giác an toàn, nếu xảy ra bất ổn tài chính trong tương lai, bạn có thể bán nhà lấy tiền”, Feng chia sẻ.

Là con một, Feng tin rằng sau này mình sẽ được thừa hưởng toàn bộ 4 căn nhà đang đứng tên bố mẹ cô, bao gồm một căn nhà xa xỉ trị giá 4 triệu Nhân dân tệ đang bỏ không ở Côn Sơn.

Nhiều năm qua, những người như Liu, Feng và gia đình họ tin rằng chẳng hại gì khi mua thêm nhà vào bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ nơi nào, kể cả khi họ không thực sự cần đến. Nhưng giờ đây, khi giai đoạn bùng nổ qua đi, những căn nhà bỏ không bắt đầu xuống cấp và không tìm được người mua.

“Từ đầu năm nay, căn hộ cũ của chúng tôi ở Cáp Nhĩ Tân chưa được ai hỏi mua”, Liu cho biết.

Tại Trung Quốc, thường phải mất nhiều năm tiết kiệm một người thuộc tầng lớp trung lưu mới đủ tiền mua một căn hộ. Hình AFP

Khoảng 21 công ty phát triển bất động sản lớn của Trung Quốc đã vỡ nợ với các khoản nợ đáo hạn năm ngoái, trong đó đình đám nhất là tập đoàn địa ốc China Evergrande. Hàng nghìn người mua nhà tại Trung Quốc tháng trước đã bắt đầu từ chối thanh toán các khoản vay thế chấp mua nhà của mình, tạo thêm áp lực cho cuộc khủng hoảng tại quốc gia này.

Niềm tin vào lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đang suy yếu dần khi Chính phủ chưa có động thái cứu trợ rõ ràng và chi tiết, dù nhiều lần cam kết mạnh mẽ sẽ ổn định thị trường nhà ở.

Tổ chức xếp hạng S&P Global Ratings dự báo doanh thu bất động sản tại Trung Quốc sẽ giảm khoảng 1/3 trong năm nay, xuống còn 12.000-13.000 tỷ Nhân dân tệ, trong khi giá nhà bình quân có thể giảm tới 7%.

Những điều này là tin tức tồi tệ với những người đang muốn “giải phóng” những căn nhà bỏ không của mình.

“Tôi đang lo rằng những căn nhà bỏ không một ngày nào đó có thể trở thành gánh nặng nếu như chúng tôi bị mắc kẹt với chúng nhiều năm trong khi vẫn phải trả chi phí bảo trì và tiền thuế”, Liu chia sẻ. (T/H, VNEco)