10 thói quen tốt vào buổi sáng để giúp một ngày của bạn có tổ chức và ý nghĩa hơn
Chúng ta thường bận rộn cả ngày, nhưng có một khoảng thời gian rảnh rỗi nếu biết tận dụng, sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống và công việc hàng ngày của chúng ta, đó là thời gian từ lúc thức dậy đến thời điểm trước khi đi làm. Dưới đây là mười gợi ý về những việc nên làm vào buổi sáng để bạn tham khảo.
1. Chuẩn bị vào đêm hôm trước
Đối với mỗi buổi sáng bận rộn, việc chuẩn bị cho buổi tối hôm trước là rất quan trọng, bao gồm ghi lại công việc phải làm vào ngày hôm sau, chọn quần áo mặc đi làm và đi học, thu dọn đồ dùng đi làm và học tập, cân nhắc ăn gì cho bữa sáng và chuẩn bị bữa trưa.
Bạn càng chuẩn bị kỹ càng, bạn sẽ xử lý mọi việc suôn sẻ hơn vào ngày hôm sau. Ngoài ra, chuẩn bị vào buổi tối thường tốt hơn là chuẩn bị vào buổi sáng, vì ban đêm tâm trạng của bạn rất thoải mái, sau một ngày làm việc bạn cũng biết mình cần đóng gói gì trong cặp.
2. Dậy sớm
Nếu bạn thường không có thời gian để ăn sáng, hoặc phải đến văn phòng từ sớm, bạn có thể phải dậy sớm hơn, nhưng cũng cần phải đi ngủ sớm hơn.
Để dậy sớm, bạn cần chọn một chiếc đồng hồ báo thức tốt, nhưng không nên sử dụng điện thoại di động làm đồng hồ báo thức (lý do sẽ được giải thích trong phần tiếp theo).
Khi chọn đồng hồ báo thức, hãy chọn nhạc chuông đổ chuông dần dần và có âm thanh tự nhiên, chẳng hạn như tiếng chim hoặc tiếng sóng, để bạn có thể thức dậy trong trạng thái tương đối thoải mái.
Một cách hiệu quả khác để đánh thức là ánh sáng. Một số đồng hồ báo thức sẽ dần dần chiếu sáng căn phòng trước khi đổ chuông nửa tiếng trước khi đổ chuông.
3. Hoãn nhìn vào điện thoại
Sau khi thức dậy, không nên nhìn vào điện thoại lần đầu tiên, vì tất cả các loại thông tin trên điện thoại, bao gồm tin tức và nội dung mạng xã hội, tin nhắn văn bản và email, sẽ làm bạn mất tập trung và khiến bạn phải đối mặt với rất nhiều thứ mà bạn chưa sẵn sàng.
Và một khi bạn bắt đầu nhìn vào điện thoại, bạn không thể không nhìn vào nó, điều này sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng.
Cố gắng trì hoãn thời gian nhìn vào điện thoại càng nhiều càng tốt (đây là lý do tại sao không nên dùng điện thoại làm đồng hồ báo thức), và giải quyết những việc trước mắt.
4. Kê giường
Kê giường sau khi ngủ dậy giúp không gian sống gọn gàng hơn, mang lại cảm giác hoàn thành công việc.
William H. McRaven, một đô đốc bốn sao đã nghỉ hưu của Hải quân Hoa Kỳ và là cựu chỉ huy của Bộ Chỉ huy Các chiến dịch Đặc biệt Hoa Kỳ, cho biết trong một bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp Đại học Texas tại Austin năm 2014:
“Nếu bạn dọn dẹp giường ngủ mỗi sáng, bạn đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên trong ngày. Nó sẽ mang lại cho bạn một cảm giác tự hào nho nhỏ. Nó khuyến khích bạn làm hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác. Vào cuối ngày, hoàn thành một nhiệm vụ sẽ trở thành nhiều nhiệm vụ”.
McRaven nói rằng việc dọn dẹp giường ngủ là một vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống, nhưng nó sẽ tạo nên giai điệu cho cả ngày.
5. Vận động
Nếu có 20-30 phút rảnh rỗi, bạn có thể đi bộ nhanh hoặc chạy bộ. Nếu bạn chỉ có một vài phút, bạn có thể thực hiện các bài tập kéo giãn hoặc thiền định.
Khi bạn tập thể dục, não của bạn sẽ tiết ra các chất có lợi để làm cho một ngày của bạn tràn đầy năng lượng và sáng tạo hơn.
Một bài báo đăng trên tạp chí Scientific American nói rằng tập thể dục sẽ làm tăng nhịp tim của bạn, từ đó bơm nhiều oxy hơn vào não và tạo môi trường tốt cho sự phát triển của tế bào não. Tập thể dục cũng là một “liều thuốc chống trầm cảm” hữu hiệu để giữ cho tâm lý luôn tốt.
6. Uống nước
Sau một đêm thở và đổ mồ hôi, cơ thể mất nhiều nước nên chúng ta thường cảm thấy khát vào buổi sáng.
Bạn cần được cung cấp đủ nước sau khi thức dậy. Uống nước cũng có thể cải thiện sự trao đổi chất của chúng ta. Theo một bài báo nghiên cứu trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, uống 500ml nước sẽ làm tăng khả năng trao đổi chất của chúng ta lên 30%.
7. Ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng
Ăn một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm bữa sáng có trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt chưa qua chế biến, chất đạm và chất béo, sẽ có tác động tích cực đến trạng thái thể chất và tinh thần của chúng ta.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một bữa sáng lành mạnh có thể làm tăng mức năng lượng của cơ thể, bổ sung dinh dưỡng, giúp chúng ta tỉnh táo và tập trung hơn, đồng thời giúp duy trì cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường loại II.
Ăn sáng cũng có thể cải thiện tâm trạng và cải thiện khả năng nhận thức của trẻ em và thanh thiếu niên.
8. Điều chỉnh tư duy của bạn
Tập thiền trong vài phút để giảm căng thẳng. Nghiên cứu cho đến nay đã chỉ ra rằng suy nghĩ tích cực sẽ giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng và tình trạng kiệt sức trong công việc. Thiền định cũng có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch, trì hoãn sự suy giảm nhận thức, cải thiện khả năng miễn dịch và giảm lão hóa tế bào.
9. Lòng biết ơn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lòng biết ơn giúp chúng ta củng cố sự đồng cảm (đặt bản thân vào sự cân nhắc của người khác). Một bài báo được xuất bản trên tạp chí học thuật SAGE đã nói rằng lòng biết ơn có thể thúc đẩy sức khỏe tinh thần của chúng ta, quan tâm đến người khác, thúc đẩy hành vi ủng hộ xã hội và giảm sự hung hăng.
Hãy dành một chút thời gian mỗi ngày để nghĩ về những người và những điều bạn cần cảm ơn, bao gồm những người thân, bạn bè, đồng nghiệp và thậm chí là những người xa lạ đã làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn. Nếu có thể, hãy gọi điện hoặc gửi tin nhắn văn bản để cảm ơn họ, hoặc ghi lại lòng biết ơn xuống giấy.
10. Đi ngủ sớm
Việc sắp xếp thời gian đi ngủ hợp lý cũng rất quan trọng. Tiến sĩ Raj Dasgupta, trợ lý giáo sư y học lâm sàng tại Khoa Phổi, Chăm sóc Đặc biệt và Y học Giấc ngủ tại Trường Y Keck thuộc Đại học Nam California, khuyên bạn nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. (NTD)