Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Vắc-xin TQ có mối liên hệ gì với sự gia tăng bùng phát dịch bệnh ở nhiều nước?

Nhiều quốc gia đã triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 trên diện rộng. Trên bề mặt, dịch bệnh có dấu hiệu dần chững lại. Tuy nhiên, trong top 10 quốc gia bùng phát virus nặng nhất, nhiều nước từng là nơi có tỷ lệ tiêm chủng lớn nhất. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân có thể liên quan đến vắc-xin Trung Quốc.

Trong top 10 quốc gia bùng phát virus nặng nhất, nhiều nước từng là nơi có tỷ lệ tiêm chủng lớn nhất. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân có thể liên quan đến vắc-xin Trung Quốc. (Hình Getty)

Top 10 quốc gia có dịch bệnh tái bùng phát nghiêm trọng nhất sử dụng vắc-xin nào?

Theo New York Times, mặc dù 50% đến 70% dân số của Seychelles, Chile, Bahrain và Mông Cổ đều đã tiêm đủ hai liều –đều là những quốc gia nằm trong nhóm có tỷ lệ hoàn thành tiêm chủng cao nhất trên thế giới –nhưng trớ trêu thay, khi đây cũng là những quốc gia có số người bị nhiễm virus ở hàng top. 

Báo cáo chỉ ra rằng, người dân ở các nước này chủ yếu được tiêm vắc-xin Sinovac và Sinopharm, tuy nhiên, tình trạng dịch bệnh tái bùng phát mạnh mẽ cho thấy khả năng bảo vệ của vắc-xin Trung Quốc không đạt như kỳ vọng.

Do số ca nhiễm biến động hàng ngày, Chile và Bahrain tạm thời nằm ngoài top 10, nhưng trong số những cái tên mới được đưa vào top 10 quốc gia có dịch bệnh nghiêm trọng nhất, vẫn có đến 9 nước sử dụng vắc-xin Sinovac hoặc Sinopharm.

Tính đến ngày 30/6, theo cơ sở dữ liệu của Đại học Oxford –”Our World in Data”, 10 quốc gia có dịch bệnh nghiêm trọng nhất gồm:

• Seychelles

• Namibia

• Colombia

• Mông Cổ

• Argentina   

• Kuwait

• Oman

• Uruguay

• Maldives

• Tunisia

Loại vắc-xin được sử dụng có thể ảnh hưởng đến xu hướng của dịch

Hầu hết diễn biến dịch bệnh ở các nước nói trên đều có một đặc điểm, đó là dù tỷ lệ tiêm chủng liên tục tăng nhưng dịch bệnh chưa bao giờ giảm đáng kể, thậm chí còn tiếp tục tăng cao với số ca mắc tăng nhanh.

Tiến sĩ Dong Yuhong, chuyên gia về virus học và bệnh truyền nhiễm châu Âu, đồng thời là nhà khoa học trưởng của một công ty công nghệ sinh học cho biết, trong trường hợp bình thường, sau khi tiêm vắc-xin, tình hình dịch bệnh sẽ giống như ở Anh và Mỹ, tức gần như bằng không. Khi một loại virus đột biến xuất hiện, nó sẽ dao động hoặc tăng trở lại.

Hoa Kỳ: Chủ yếu tiêm vắc-xin Pfizer và Modena. Khi 47% dân số được tiêm hai liều vắc-xin, số trường hợp mắc bệnh đã giảm hơn 90% trong vòng 6 tháng.

Các loại vaccine chính là vắc-xin AstraZeneca, Johnson & Johnson và Pfizer. Khi tỷ lệ sử dụng vắc-xin tăng lên, số trường hợp mắc bệnh đã giảm đáng kể xuống mức đáy. (Ảnh: Epoch Times tiếng Trung)

Vương quốc Anh: Các loại vắc-xin chính là vắc-xin AstraZeneca, vắc-xin Johnson & Johnson và vắc-xin Pfizer. Khi tỷ lệ sử dụng vắc-xin tăng lên, số trường hợp mắc bệnh đã giảm đáng kể xuống mức đáy. Mãi đến tháng 6, virus biến thể Delta mới lây lan và dần trở thành chủng chính trước khi đợt thứ tư xuất hiện.

Ngược lại, ở các quốc gia như Seychelles, Mông Cổ, Uruguay và Chile, nơi chủ yếu sử dụng vắc-xin Sinovac hoặc Sinopharm, đường cong dịch bệnh đã thay đổi theo hướng ngược lại.

72% dân số nước này đã hoàn thành một liều tiêm chủng và 69% đã tiêm đủ hai liều. Tuy nhiên, số ca mắc bệnh không hề giảm mà còn tăng mạnh. (Ảnh: Epoch Times tiếng Trung)

Seychelles: Vắc-xin chủ yếu được sử dụng là Sinopharm (Trung Quốc). Bắt đầu từ tháng Giêng và tháng Hai năm nay, ít nhất 72% dân số nước này đã hoàn thành một liều tiêm chủng và 69% đã tiêm đủ hai liều. Tuy nhiên, số ca mắc bệnh không hề giảm mà còn tăng mạnh.

62% dân số đã tiêm một liều vắc-xin và 53% đã hoàn thành hai liều. Tuy nhiên, dịch bệnh đã bùng phát hai lần kể từ khi chiến dịch được triển khai. (Ảnh: Epoch Times tiếng Trung)

Mông Cổ: Chủ yếu tiêm vắc-xin Sinopharm (Trung Quốc). Chiến dịch tiêm chủng bắt đầu từ tháng Hai năm nay. Ít nhất 62% dân số đã tiêm một liều vắc-xin và 53% đã hoàn thành hai liều. Tuy nhiên, dịch bệnh đã bùng phát hai lần kể từ khi chiến dịch được triển khai.

Tương tự Mông Cổ, nước này cũng bắt đầu chương trình tiêm vắc-xin từ tháng Hai, ít nhất đã có 65% dân số tiêm một liều, trong khi có 48% đã hoàn thành hai liều. (Ảnh: Epoch Times tiếng Trung)

Uruguay: Chủ yếu tiêm vắc-xin Sinovac (Trung Quốc). Tương tự Mông Cổ, nước này cũng bắt đầu chương trình tiêm vắc-xin từ tháng Hai, ít nhất đã có 65% dân số tiêm một liều, trong khi có 48% đã hoàn thành hai liều.

Sau khi bắt đầu tiêm chủng vào tháng Hai năm nay, ít nhất 65% người dân đã hoàn thành một liều tiêm chủng và 54% đã tiêm hai liều. (Ảnh: Epoch Times tiếng Trung)

Chile: Chủ yếu dùng vắc-xin Sinovac (Trung Quốc). Sau khi bắt đầu tiêm chủng vào tháng Hai năm nay, ít nhất 65% người dân đã hoàn thành một liều tiêm chủng và 54% đã tiêm hai liều.

Jin Dongyan, nhà virus học tại Đại học Hồng Kông, cho biết: “Nếu vắc-xin đủ tốt, thì các biểu đồ này đã không xuất hiện”.

Báo cáo của New York Times cũng chỉ ra rằng, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là những quốc gia đầu tiên phê duyệt vắc-xin Sinopharm, ngay cả trước khi công bố dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Nhưng kể từ đó, một số lượng lớn người tiêm chủng đã mắc bệnh ở hai quốc gia này.

Hiện chưa có loại vắc-xin nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn Covid-19. vắc-xin Pfizer và Modena đạt cao nhất cũng dừng ở mức hơn 90%.

Theo số liệu của CDC Trung Quốc, tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin Sinopharm là 78.1%, và tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin Sinovac là 51%. Hiện vẫn có nhiều nghi ngờ về khả năng bảo vệ thực sự của vắc-xin Trung Quốc.

Kể từ khi ra mắt vắc-xin, Chile, nơi Sinovac được sử dụng làm vắc-xin chủ lực, đã phát hiện hàng loạt ca nhiễm mới với tỷ lệ tử vong cao, khiến các quan chức Chile lo lắng. Tổng thống Chile nói rằng, ông đang nghiên cứu xem có nên tiêm cho người dân liều vắc-xin thứ ba hay không.

Mặt khác, Nikolai Petrovsky, giáo sư tại Trường Y và Y tế Công cộng tại Đại học Flinders ở Úc, tin rằng dựa trên các bằng chứng hiện có, vắc-xin Sinopharm (Trung Quốc) có rất ít tác dụng trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus. Ông nói rằng một trong những rủi ro chính của việc tiêm chủng vắc-xin Trung Quốc là “những người tiêm chủng có thể bị nhiễm virus nhẹ hoặc không có triệu chứng, và một cách không tự biết, họ vẫn sẽ lây virus cho người khác”. (NTD Theo Epoch Times)