Friday, December 27, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Vắc-xin ngừa COVID-19 AstraZeneca vướng bê bối

Tiêm vắc-xin liều lượng nhỏ hơn lại cho hiệu quả cao hơn là tiêm vắc-xin 2 liều, Mỹ có thể không cấp phép cho AstraZeneca.

Bloomberg dẫn báo cáo sơ bộ kết quả thử nghiệm của vắc-xin AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford cho biết những điều bất ngờ trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.

Commentary: Why the Oxford AstraZeneca COVID-19 vaccine is a global  game-changer - CNA

Theo đó, một liều nhỏ vắc-xin Oxford-AstraZeneca lại có hiệu quả hơn khi tiêm…đủ liều. Điều này có nghĩa là công hiệu chống virus của vắc-xin này không thực sự có hiệu quả.

Cụ thể vắc-xin AstraZeneca được tiêm cho 2 nhóm thử nghiệm với 2 lần tiêm nhưng sự khác biệt là một nhóm chỉ được tiêm nửa liều vắc-xin trong mũi tiêm 1 trong khi nhóm còn lại sẽ được tiêm đủ liều ở mũi tiêm 1, mũi tiêm 2 tiến hành bình thường.

Kết quả cho thấy, nhóm được tiêm nửa liều 1 lại có hiệu quả kháng virus tới 90%, trong khi tiêm đủ 2 liều ở nhóm 2 chỉ có hiệu quả kháng virus là 62%.

Thông thường, liều lượng lớn hơn thường tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn, vì vậy sự khác biệt khiến một số chuyên gia băn khoăn.

Hôm đầu tuần này, công ty dược thông báo rằng vac  AZD1222 của họ chống lại COVID-19, dựa trên một loại virus cảm lạnh thông thường gây nhiễm trùng ở tinh tinh, có hiệu quả 70%.

Nhưng kết luận như vậy khiến một số chuyên gia không hài lòng.

Oxford Vaccine: AstraZeneca Pauses Trial After Unexplained Illness -  Bloomberg

Moncef Slaou, người đứng đầu chương trình Chiến dịch Thần tốc để phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 của Mỹ cho rằng, rõ ràng là AstraZeneca đã bỏ qua một chi tiết quan trọng trong nghiên cứu của họ, đặc biệt là khi giải thích kết quả.

AstraZeneca thông tin, biến thể vắc-xin nửa liều đã được thử nghiệm trên những người từ 18 – 55 tuổi, trong khi thử nghiệm liều đầy đủ là dùng cho nhóm người cao tuổi. Với hiệu quả chỉ có 62% cho nhóm người cao tuổi lại được tính chung với hiệu quả của nhóm thứ nhất để ra kết quả 70% và khẳng định, nghiên cứu của họ đã chứng minh phản ứng mạnh mẽ ở người cao tuổi.

Điều này không thuyết phục được ông Slaou về hiệu quả thực sự của vắc-xin do AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển. Ông cho rằng, những người trẻ tuổi có xu hướng phản ứng mạnh hơn với một số loại vắc-xin dẫn tới cho hiệu quả cao.

Astrazeneca,.mp4

AstraZeneca lại giải thích, đổ lỗi sự khác biệt về liều lượng vắc-xin không phải do việc họ tạo ra vắc-xin mà là do sai sót trong số lượng vắc-xin được cho vào một số lọ để tiến hành thử nghiệm.

Tập đoàn đa quốc gia Anh-Thụy Điển là một trong nhiều nhà sản xuất vắc-xin đang chạy đua để cung cấp sản phẩm của họ cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Đến nay đã có nhiều nhà sản xuất vắc-xin công bố kết quả sơ bộ về các nghiên cứu của họ, cho thấy hiệu quả tốt hơn mong đợi, thúc đẩy sự lạc quan của công chúng trong việc vượt qua đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, việc xuất bản các báo cáo đầy đủ của họ trên các tạp chí khoa học được bình duyệt hiện vẫn đang trong quá trình thực hiện. Vắc-xin của AstraZeneca- Oxford là một trong các loại như vậy.

Confusion remains over AstraZeneca vaccine - Axios

Một số chuyên gia tin rằng, những công ty sản xuất vắc-xin hàng đầu của phương Tây đang rất mong đợi sự chấp thuận nhanh chóng của các cơ quan quản lý dược phẩm. Song RT cho rằng, AstraZeneca- Oxford có thể phải trả giá đắt vì các công bố hiệu quả vắc-xin của họ.

Geoffrey Porges, một nhà phân tích của SVB Leerink cho biết: “Tôi không tin rằng FDA sẽ xem xét tích cực bất kỳ thử nghiệm nào trong đó liều lượng, hoặc nhóm tuổi hoặc bất kỳ biến số nào khác đã bị thay đổi giữa quá trình thử nghiệm, dù chúng vô tình hay cố ý.”

Hiện nay, các công ty Moderna và Pfizer, cùng với đối tác BioNTech của Đức, là một số đối thủ khác có thể giành cơ hội mà AstraZeneca bỏ lỡ để nhanh chóng chiếm được các thị trường phương Tây.

Trong khi đó, các ứng cử viên vắc-xin đầy hứa hẹn cũng đang được phát triển ở giai đoạn cuối ở Trung Quốc và Nga, hứa hẹn hướng tới các khách hàng ở các quốc gia ít giàu có hơn châu Âu nhưng đông dân hơn tại châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi. (BDV)