Úc xem xét giành lại Cảng Darwin từ công ty Landbridge của Trung Quốc
Chính phủ Liên bang nên xem xét đòi lại quyền sở hữu của Úc đối với Cảng Darwin nếu việc cho một tập đoàn nước ngoài thuê dài hạn cơ sở này là đi ngược lại lợi ích quốc gia, theo một Ủy ban Quốc hội Liên bang đã khuyến nghị.
Những điểm chính:
• Công ty Trung Quốc Landbridge trả $506 triệu đôla cho việc thuê dài hạn Cảng Darwin
• Thỏa thuận bao gồm 100% quyền kiểm soát hoạt động và 80% quyền sở hữu cảng
• Ủy ban nói rằng chính phủ Liên bang nên giải thích nếu thỏa thuận này tuân theo Đạo luật Quan hệ Đối ngoại mới
Chính quyền Lãnh thổ phía Bắc, dưới chính quyền CLP (Liên bang Tự do-Quốc gia) trước đây, đã cho công ty Landbridge của Trung Quốc thuê cơ sở hạ tầng chiến lược quan trọng vào năm 2015.
Thỏa thuận 99 năm đã gây ra mối lo ngại ngay lập tức đối với một số nhà phân tích về quốc phòng và ngoại giao vì nó trao quyền kiểm soát hoạt động cảng cho một công ty nước ngoài vào thời điểm căng thẳng giữa hai quốc gia đang leo thang.
Hoa Kỳ, vào năm 2012 đã bắt đầu triển khai hàng trăm lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ đến Darwin mỗi năm, cảm thấy bị “che khuất” bởi thỏa thuận cảng đến nỗi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama khi đó đã chuyển thẳng mối quan tâm của mình tới Thủ tướng Úc lúc bấy giờ là ông Malcolm Turnbull.
Ủy ban Thường vụ Hỗn hợp về Tăng trưởng Thương mại và Đầu tư vào ngày Thứ Tư đã công bố một báo cáo nên xem xét sự phụ thuộc vào thương mại và đầu tư của Úc vào một số quốc gia nhất định và sự cần thiết phải đa dạng hóa các chiến lược của nước Úc.
Trong số 21 khuyến nghị của mình, Ủy ban này đề nghị chính phủ Liên bang cung cấp một báo cáo về việc cho thuê Cảng Darwin có tuân theo Đạo luật Quan hệ Đối ngoại mới của Úc hay không.
Đạo luật trao cho Khối Thịnh Vượng Chung quyền phủ quyết các thỏa thuận nước ngoài do các tiểu bang và vùng lãnh thổ, cũng như chính quyền địa phương và các trường đại học thực hiện.
Ủy ban nêu rõ: “(Nếu thỏa thuận cảng là tùy thuộc vào hành động), thì hãy nên xem xét thực hiện các biện pháp để đưa Cảng Darwin trở lại thuộc quyền sở hữu của Úc nếu các thỏa thuận hiện tại không được coi là vì lợi ích quốc gia”.
Ủy ban cũng khuyến nghị các cảng khác của Úc và cơ sở hạ tầng chiến lược do các tập đoàn nước ngoài sở hữu hoặc thuê thì phải được xem xét lại theo đạo luật này.
Chủ tịch Ủy ban, Nghị sĩ LNP George Christensen, cho biết các khuyến nghị nhằm bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia của Úc trong các khu vực nhạy cảm và quan trọng.
Ông Christensen nói: “Đáng chú ý, có những khuyến nghị đề cập đến những mối quan tâm nghiêm trọng liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp liên kết với nhà nước tài trợ cho các trường đại học của chúng ta và sở hữu hoặc cho thuê cơ sở hạ tầng chiến lược của chúng ta, bao gồm cả Cảng Darwin”.
“Với những căng thẳng đang diễn ra với Trung Quốc, việc để các doanh nghiệp nhà nước và liên kết với nhà nước của Trung Quốc tham gia vào các trường đại học của chúng ta… và cơ sở hạ tầng chiến lược của chúng ta là một rủi ro an ninh quốc gia không thể chấp nhận được”.
Bốn thành viên đảng Lao động của Ủy ban Quốc hội gồm 10 người đã đóng góp ý kiến bổ sung cho báo cáo.
Họ cáo buộc chính phủ CLP trước đây của NT và chính phủ Liên bang Tự do-Quốc gia về một “danh mục thất bại” trong việc cho phép tiến hành hợp đồng thuê Cảng Darwin.
Các thành viên đảng Lao động cho biết: “Việc họ ra quyết định kém, quản trị không đủ năng lực và theo đuổi lợi ích tiền tệ ngắn hạn đã làm tổn hại đến an ninh chiến lược dài hạn của Úc”.
“Chính phủ phải giải thích hành động mà Tổng trưởng Ngoại giao có thể thực hiện hoặc không thể thực hiện theo hành động liên quan đến hợp đồng thuê cảng Darwin 99 năm cho một công ty Trung Quốc”.
Ông Michael Gunner, người đứng đầu Bộ trưởng NT, trước đây đã nói rằng chính phủ của ông, vốn đang chìm trong nợ nần, sẽ không nghĩ đến việc mua lại cảng từ Landbridge.
“Lời khuyên của tôi dành cho Thủ tướng Úc, nếu ông ấy đi theo con đường đó, đừng mua lại cảng”, ông đã nói vào năm ngoái.
“(Thay vào đó), hãy đầu tư vào những gì sẽ phát triển công ăn việc làm cho vùng Lãnh thổ”. (NQ)