Monday, December 23, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Úc phê chuẩn sản xuất vắc-xin AstraZeneca trong nước

Các cơ quan y tế Úc cho biết giai đoạn hai của chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 sẽ bắt đầu từ ngày 22/3, với khoảng 6 triệu người dân Úc được tiêm liều vắc-xin đầu tiên.

Giai đoạn hai của chiến dịch tiêm chủng sẽ được tiến hành cho các đối tượng –từ 70 tuổi trở lên, thổ dân và người dân Đảo Torres từ 55 tuổi trở lên, người chưa đến 70 tuổi mắc các bệnh nền và các nhân viên y tế tuyến đầu.

Ngày 21/3, Cục Quản lý sản phẩm trị liệu Úc (TGA) thông báo đã phê chuẩn việc sản xuất trong nước vắc-xin AstraZeneca –và dự kiến các liều vắc-xin đầu tiên sẽ được cung cấp trong vài ngày tới, giúp Úc tránh phải phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn truyền thông sở tại, Thư ký Bộ Y tế Úc Brendan Murphy bày tỏ hy vọng du lịch quốc tế có thể được khôi phục trong năm tới và chế độ cách ly tại khách sạn đang được áp dụng có thể được thay đổi. Ông Murphy cho rằng, khi ngày càng nhiều người dân Úc được tiêm chủng và ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới triển khai chương trình tiêm chủng, chính phủ có thể xem xét việc giảm thời gian cách ly hoặc cho phép cách ly tại nhà nhiều hơn, đặc biệt là đối với những người đã được tiêm chủng, vào nửa cuối năm nay.

Cùng ngày, hãng dược phẩm AstraZeneca tuyên bố vắc-xin ngừa COVID-19 của hãng này không chứa các thành phần có nguồn gốc từ thịt lợn.

Trong một tuyên bố, người ngôn viên của hãng AstraZeneca ở Indonesia, ông Rizman Abudaeri nhấn mạnh: “Trong tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, vacicne này không sử dụng cũng như không liên quan tới các sản phẩm có nguồn gốc từ thịt lợn hoặc các sản phẩm động vật khác”. 

Tuyên bố trên được đưa ra khi ngày 19/3 vừa qua, Hội giáo đồng Ulema Indonesia (MUI) –cơ quan Hồi giáo hàng đầu tại Indonesia –cho rằng vắc-xin AstraZeneca là “thứ cấm kỵ” đối với người Hồi giáo vì quy trình sản xuất sử dụng “trypsin từ tụy lợn” (trypsin là một dạng enzym trong hệ tiêu hóa của động vật có vú và cả con người, thường được sử dụng trong nuôi cấy tế bào, sản xuất vắc-xin…). Tuy nhiên, hội đồng này vẫn đồng ý cho phép sử dụng vắc-xin của AstraZeneca tại quốc gia có người Hồi giáo đông nhất thế giới trong trường hợp khẩn cấp. (TinTuc)