Monday, December 23, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Úc nâng cấp cảnh báo du lịch sang Trung Quốc

By Eryk Bagshaw July 7, 2020 — 5.31pm The Sydney Morning Herald

Source: https://www.smh.com.au/world/asia/australia-upgrades-travel-warning-for-china-20200707-p559wi.html

Bộ Ngoại giao Úc đã cảnh báo khi mối quan hệ Úc-Trung quốc đang trên đà suy sụp: “Trung quốc có thể tự ý bắt giam người Úc đang sinh sống và du lịch ở nước họ”

Cảnh báo du lịch này đã được nâng cấp vào thứ ba tiếp theo một cảnh báo tương tự cho Hồng Kông vào tuần trước sau khi Bắc Kinh thực thi tất cả các luật mới về an ninh quốc gia để ngăn chặn và trừng phạt các hoạt động mà họ cho rằng ngầm phá hoại nhà nước Trung Quốc.

Hôm thứ Năm, bộ Ngoại Giao và Ngoại Thương (DFAT) nói với khoảng100.000 người Úc đang sinh sống tại Hồng Kông và những người có dự định đi đến lãnh thổ của Trung quốc rằng họ nên hiểu luật mới này một cách tổng quát. Cảnh sát Hồng Kông cảnh báo rằng kể từ thứ ba, cư dân có thể vi phạm luật mới nếu hô hào các khẩu hiệu hoặc dương cờ – kể cả những mảnh giấy trắng chống đối – và ủng hộ độc lập “Dù không có ý định chống đối, nhưng vẫn có thể vi phạm luật”.  Cảnh sát nói. “Hình phạt tối đa theo luật này ở Hồng Kông là tù chung thân.”

Trung quốc cho rằng luật mới ở Hồng Kông là cần thiết hầu chấm dứt 15 tháng biểu tình phản đối ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh tại thuộc địa cũ của Anh và khôi phục tín nhiệm kinh doanh. Mối quan hệ không mấy tốt Úc – Trung càng căng thẳng hơn  trong mùa đại dịch, sau các cuộc tấn công thương mại như tăng thuế nhập cảng thịt bò, lúa mạch, và ngăn cản sinh viên và du lịch sang Úc,  sau khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của COVID-19 và nêu lên những lo ngại của Úc về tương lai của Hồng Kông.

Hiện, rất ít người Úc bay đi Trung Quốc hoặc Hồng Kông vì chính phủ đang hạn chế du lịch trong mùa đại dịch, nhưng cảnh báo chung về du lịch đã dấy lên mối lo ngại trong giới doanh thương khi họ lặng lẽ cố tạo lại mối quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất của Úc và bắt đầu gửi các giám đốc điều hành trở lại Thượng Hải và Bắc Kinh.

DFAT cho biết hôm thứ ba: “Nhà chức trách Trung quốc đã bắt giữ người nước ngoài vì họ gây nguy hiểm cho nền an ninh quốc gia, và người Úc cũng có thể bị như thế.”

Truyền thông nhà nước Trung quốc, tờ Nhật báo Procuratorial hôm thứ ba loan tin rằng Trung quốc đã lập một đơn vị chuyên về kiểm soát chính trị để duy trì sự ổn định xã hội và dẹp bỏ mọi âm mưu xâm nhập, lật đổ hay phá hoại.

*********************

Nữ doanh nhân Trung Quốc Jean Dong là nhân vật chủ chốt trong thỏa thuận thương mại khả nghi của Victoria với Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Một phụ nữ trẻ Trung Quốc đã nổi lên như một nhân vật chính có ảnh hưởng quan trọng trong thỏa thuận thương mại Vành đai và Con đường khả nghi của Victoria và Trung Quốc.

news.com.au MAY 28, 20201:25PM

Source: https://www.news.com.au/national/politics/chinese-businesswoman-jean-dong-was-a-key-figure-in-victorias-controversial-trade-deal-with-ccp/news-story/084a72e06f1a2355af1c855ed5c59218

Một nữ doanh nhân trẻ người Trung Quốc đã nổi lên như một nhân vật chủ chốt đằng sau thỏa thuận thương mại khả nghi Vành đai và Con đường của Victoria.

Thủ tướng Victoria Daniel Andrews đã bị chỉ trích vì tham gia sáng kiến ​​này – ông này là người lãnh đạo của tiểu bang duy nhất của Úc làm điều đó – ký kết này sẽ cung cấp các khoản vay và đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng từ chính phủ Trung Quốc.

Jean Dong, 33 tuổi, là giám đốc điều hành của công ty Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường Úc-Trung, và có một vai trò lớn trong việc đảm bảo sự hình thành của thỏa thuận này.

Cô khoe khoang về ảnh hưởng chính trị của mình trong một video trên YouTube có tên là “Hành trình tạo ảnh hưởng”, ghi lại cuộc sống của cô từ thời còn là một sinh viên nhà báo ở Bắc Kinh, đến những ngày làm việc với các chính trị gia Úc, kể cả cựu thủ tướng Malcolm Turnbull và cựu thủ hiến tiểu bang New South Wales của đảng Lao động, Bob Carr.

Cựu nhà báo này đến Úc để học tại Đại học Adelaide, trước khi đến Melbourne để học về ngành luật pháp quốc tế. Sau đó, cô đảm nhận vị trí tư vấn tại công ty luật pháp PricewaterhouseCoopers (PwC).

Cô nói trong video trên YouTube: “Lúc 21 tuổi, tôi đã trình bày và thuyết phục được ban lãnh đạo PwC Úc nên coi việc phát triển của Châu Á là chiến lược ưu tiên để đạt được lợi thế rõ ràng hơn so với các đối thủ cạnh tranh”,

“Lúc 26 tuổi, tôi đã thành công trong việc tạo điều kiện cho một thỏa thuận hợp tác kinh tế qua một hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc và Úc.

Theo tờ The Australian, đoạn video được quay khi cô đang làm giám đốc điều hành của Tập đoàn Spark, chuyên về  đầu tư của Trung Quốc vào nông nghiệp và tài nguyên của Úc.

Cô mô tả thỏa thuận thương mại Victoria, là một “sự bành trướng của các doanh nghiệp Úc vào thị trường Trung Quốc thông qua các quan hệ đối tác chiến lược”.

Được biết ông Andrews lần đầu tiên kết nối với cô Dong là qua cố vấn cũ của ông, Mike Yang.

Ông Yang và cô Dong đã cùng tham dự một đoàn thanh niên đến Trung Quốc vào năm 2014.

Ông Yang được xem là đầu mối cho quan hệ bền chặt của ông Andrews với chính phủ Trung Quốc.

Nhiều năm sau hội nghị này, cô Dong được giao nhiệm vụ khuyến khích Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường cho ông Andrews, trong thời gian đó, công ty thân Trung Quốc của bà cũng được trả tiền để cung cấp lời khuyên về thỏa thuận này.

Ông Andrews đã bào chữa mối quan hệ giữa tiểu bang của ông với Trung Quốc, nói rằng công ăn việc làm đang bị đe dọa nếu để căng thẳng tiếp tục gia tăng.

Ông nói với các phóng viên, “Tôi không hiểu được mọi người đang ám chỉ gì, hoặc là chúng ta có một quan hệ tốt hay chúng ta có một quan hệ xấu với Trung Quốc, hay chúng ta muốn xuất cảng ít sản phẩm sang Trung Quốc, thay vì nhiều hơn”, “rất đơn giản, nếu đó là cách tiếp cận mà mọi người muốn thực hiện, thì chịu mất công ăn việc làm vậy.”

Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton nói với 2GG, cáo buộc Thủ hiến Victoria đã lợi dụng mối quan hệ của ông với Trung Quốc để thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị của riêng mình, chứ không phải vì lợi ích quốc gia của chúng ta”.

“Tôi nghĩ, như nhiều chuyện khác, mọi người lo lắng về sự thiếu minh bạch,” ông Dutton nói.

Thực tế là ông ấy đã không nêu rõ một cách công khai tất cả các chi tiết để cho chúng ta xem xét kỹ lưỡng, bấy nhiêu cũng đủ làm rõ ý định của cả hai bên.

Tôi không nghĩ đó là vì lợi ích cho quốc gia của chúng ta.”

*********************

ĐẢNG LAO ĐỘNG ĐỐI DIỆN VỚI ÁP LỰC VỀ VIỆC KÊU GỌI THỦ HIẾN HỦY BỎ THỎA THUẬN VỚI TRUNG QUỐC..

TOM MINNEAR – THE HERALD SUN – MONDAY 06 JULY 2020

Cử tri trong các vùng quan trọng do Lao động nắm giữ đang sợ thỏa thuận Vành đai và Con đường, một thỏa thuận đang gây tranh luận, của Victoria sẽ giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc cơ hội ảnh hưởng Chính phủ Andrews.

Herald-Sun có thể tiết lộ là gần hai phần ba cử tri được khảo sát tại các ghế liên bang do Lao động nắm giữ như Macnamara, Wills, Gellibrand và Scullin đang lo ngại về sự ủng hộ của ông Andrews đối với sáng kiến cơ sở hạ tầng toàn cầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Thỏa thuận đã được ký kết vào năm 2018 mà không có sự ủng hộ của Chính phủ Liên bang và Thủ tướng Scott Morrison đã kêu gọi ông Andrews xé bỏ.

Một cuộc khảo sát tự động qua điện thoại, do thượng nghị sĩ đảng Tự do James Paterson thực hiện, đã thu hút được 3809 cử tri trên bốn đơn vị bầu cử nêu trên. Trong số đó, chỉ có 22% cho biết họ không quan tâm đến thỏa thuận Vành đai và Con đường, trong khi 14% cho biết họ không biết.

Tỷ lệ cử tri đăng ký mối quan tâm của họ nằm trong khoảng từ 59.1% tại Wills, do Peter Khalil nắm giữ, đến 68.9% tại ghế Scullin của Andrew Giles.

Dữ liệu khảo sát được đưa ra sau khi Herald Sun tiết lộ có sự căng thẳng nội bộ ngày càng tăng giữa các Nghị Sĩ Lao động tiểu bang và liên bang về thỏa thuận này.

Lãnh đạo Lao động Liên bang Anthony Albanese tuyên bố hồi tháng trước ông sẽ không ký kết Vành đai và Con đường nếu ông là thủ tướng.

Thượng nghị sĩ Paterson kêu gọi ông Khalil và ông Scullin, cũng như Nghị Sĩ Macnamara Josh Burns và Nghị Sĩ Gellibrand Tim Watts, hãy lên tiếng nói với ông Andrews hãy hủy bỏ thỏa thuận tồi tệ này.

 “Dân chúng Victoria rất đúng khi quan tâm đến thỏa thuận Vành đai và Con đường của Daniel Andrews và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông nói. “Đây là sáng kiến ​​quyền lực mềm đặc trưng của ĐCSTQ. Thỏa thuận này được thiết kế để áp đặt sức mạnh của ĐCSTQ  trên khắp thế giới và đặc biệt là trong khu vực của chúng ta”.

 “Daniel Andrews không nên giúp ĐCSTQ trong việc đó. Thỏa thuận này đi ngược hẳn với chính sách của Chính phủ Liên bang và vượt quá thẩm quyền hoặc chuyên môn của một chính phủ tiểu bang”.

Khi được hỏi về cuộc khảo sát, ông Burns không cho biết liệu ông có ủng hộ thỏa thuận của Victoria hay không.

 Ông nói: “Tôi không ủng hộ những nghị viên ngồi ghế sau trong Nghị trường của Liên Minh đảng cầm quyền, họ liên tục phá hoại khả năng quản lý các mối quan hệ phức tạp của bộ trưởng Ngoại giao của họ”,

Ông Khalil nói: “Nếu Chính phủ Morrison có vấn đề về việc mà một tiểu bang đang làm, thì họ nên thảo luận trực tiếp với tiểu bang đó, thay vì để cho các nghị viên ngồi ghế sau trong Nghị trường chơi trò đùa chính trị”.

*********************

Bên trong thỏa thuận, đáng ngại, “Sáng kiến Vành đai và Con đường” giữa Victoria Trung Quốc

Shannon Molloy   NEWS.com.au JUNE 7, 20201:34PM

https://www.news.com.au/finance/economy/australian-economy/inside-victorias-controversial-belt-and-road-initiative-deal-with-china/news-story/ff1aa7591be1931eda4f5155991ebe66

Đây là một dàn xếp bí mật khiến các quan chức ngoại giao ngạc nhiên. Và giờ đây, chúng ta lại thấy mối quan hệ mật thiết giữa Victoria và Bắc Kinh.

Một buổi sáng vào tháng 10 năm 2018, các quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao và Ngoại Thương (DFAT) đã sửng sốt khi một bài báo về thỏa thuận lịch sử giửa Victoria và Trung Quốc gây rối ren đến chiến lược và chính sách toàn cầu của chính phủ Liên bang.

Thủ hiến Daniel Andrews đã ký một Biên bản Ghi nhớ với Bắc Kinh đưa tiểu bang Victoria, tiểu bang duy nhất của nước Úc, trở thành thành viên của Kế hoạch Vành đai và Con đường trị giá (1500 tỷ) Một nghìn rưỡi tỷ đô la của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thực ra, Biên bản Ghi nhớ này xuất hiện sau khi chính phủ Liên bang từ chối lời mời gia nhập thỏa thuận Vành đai Con đường của Trung Quốc – Phần lớn là vì lo ngại về ý định thực sự của Trung Quốc. Vì thế DFAT đã tỏ ra rất kinh ngạc.

Mười tám tháng sau,  trong lúc tình hình thương mại và chính trị quan trọng giữa Canberra và Bắc Kinh đang ở trong thời kỳ căng thẳng, khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch coronavirus, thỏa thuận của Vành đai- Con đường của Victoria đã được mang ra duyệt xét lại.

Ngoài ra còn có nhiều lời kêu gọi ông Andrews hãy từ bỏ thỏa thuận tồi tệ này.  Thỏa thuận này không những không mang lại lợi ích thực sự cho Victoria, mà còn đặt tiểu bang này vào tình trạng nguy hiểm.

Vành Đai Con Đường (BRI) là gì?

Chủ tịch Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố dự án đầy tham vọng: Một vành đai, Một con đường – thường được gọi là Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường – vào năm 2013, gọi đó là một cố gắng để tăng cường kết nối các quốc gia cùng khu vực và khuyến khích một tương lai tươi sáng hơn.

Tóm lại: đó là 1 nghìn tỷ đô la Mỹ (1.44 nghìn tỷ Úc) chi tiêu ở 138 quốc gia để tạo ra một vòng đai thương mại toàn cầu. “Bell” đó là vòng đai mô tả các tuyến đường trên đất liền để vận chuyển bằng đường bộ và đường sắt, trong khi “Road” mô tả các tuyến đường hàng hải.

Ông Xi đặt mục tiêu là hoàn tất các dự án BRI vào năm 2049, trùng với kỷ niệm 100 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Giáo sư Michael Clarke từ Học Viện An ninh Quốc gia thuộc Đại học Quốc gia Úc giải thích: “Có một loạt nhiều dự án khác nhau mang danh nghĩa BRI, tập trung vào sáu “hành lang kinh tế” chính”

Những hành lang này nối Trung Quốc với Trung Á, Trung Đông và Châu Âu bằng đường bộ và đến Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, Thái Bình Dương và Đông Phi bằng đường biển (Con đường tơ lụa trên biển).

Cho đến nay, Trung Quốc đã cam kết đầu tư khoảng 1 nghìn tỷ đô la Mỹ vào các cơ sở hạ tầng “cứng” và “mềm”, từ hải cảng và đường sắt cao tốc cho đến viễn thông và không gian mạng, và đã ký kết biên bản ghi nhớ với 138 quốc gia.

Ngôn ngữ hoa mỹ mô tả các mục đích của Bắc Kinh không đủ để ngăn chặn sự lo ngại của nhiều quốc gia trong những năm sau khi BRI được công bố.

Chỉ cần nhìn về mặt kinh tế, Giáo sư Clarke cho biết những lo ngại đó rất hợp lý.

Ông nói “Nhiều dự án BRI được tài trợ thông qua các tổ chức tài chính công của Trung Quốc như Ngân hàng Xuất nhập cảng Trung Quốc để được hưởng chi phí vay và lãi suất thấp. “Điều này cho phép ngân hàng này cho vay với các điều kiện thuận lợi cho các công ty Trung Quốc. Những công ty này nhờ đó có thể bỏ thầu rẻ hơn rất nhiều so với các công ty nước ngoài để đấu thầu xây dựng các cơ sở hạ tầng.

 “Một mối quan tâm khác được đưa ra trong nhiều trường hợp liên quan đến các cáo buộc rằng Trung Quốc đang tham gia vào hoạt động ‘ngoại giao bẫy nợ”, ông nói.

Chủ yếu là Bắc Kinh mở rộng các khoản vay lớn cho các quốc gia mà họ cho rằng sẽ gặp khó khăn để trả nợ, và sau đó ép họ nhượng bộ về chính trị và kinh tế.

Ở một số khu vực, như Thái Bình Dương, mức độ ảnh hưởng đó có thể mang nguy cơ đến nền an ninh quốc gia đối với thế giới phương Tây.

Lý do chính ông Andrews và chính phủ của ông đang bị mất lòng tin của công chúng là bản chất bí mật của thỏa thuận này. Chẳng hạn như Bộ Ngoại giao và Ngoại Thương Úc đã không rõ gì về thỏa thuận của Victoria với Bắc Kinh cho tới khi giới truyền thông tung tin ra.

Tiến sĩ Graeme Smith từ học viện Châu Á Thái Bình Dương tại ANU nói: “Sự việc xảy ra lúc đó rất lạ. Dường như không ai ở cấp liên bang biết chuyện đó đang xảy ra – điều này khá lạ trong mọi giao dịch bình thường”.

Tiến sĩ Smith thêm rằng – Theo “Tin đồn ở Canberra” lúc đó là DFAT và Bộ Quốc phòng đã hoàn toàn bị cắt khỏi việc tham vấn từ Victoria. Họ không biết sự ký kết hợp đồng vẫn đang tiến hành cho đến khi thông báo được đưa ra, thật là lạ.”

Giáo sư Peter Lloyd từ Đại học Melbourne cho biết: “Chính phủ liên bang dường như không muốn dính líu gì với chính sáng kiến BRI này, dù hiểu rằng BRI có khả năng bơm hàng tỷ đô la vào miền Bắc của nước Úc.

Giáo sư Lloyd, một nhà kinh tế, đã viết cho mạng lưới The Conversation: “Chính phủ Liên bang đã làm như thế một phần là vì lo ngại về ý định chiến lược của Trung Quốc. Nhất là khi ông Andrews đã nhiều lần từ chối công bố bản Ghi nhớ (MOU). Sau khi bị nhiều áp lực, ông chịu nhượng bộ và chỉ đưa MOU ra một ngày trước một cuộc bầu cử. Sau khi ký kết bản MOU, Chính phủ Victoria đã thành lập một nhóm đặc nhiệm để thảo một cơ cấu hầu hướng dẫn hợp tác”.

Ông Andrews tuyên bố vào tháng 10 năm 2018: “Với một chương trình cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử tiểu bang của chúng ta, chúng ta có các khả năng thiết kế và cung cấp mà Trung Quốc đang tìm, có nghĩa là nó sẽ mang lại công ăn việc làm và nhiều cơ hội buôn bán và đầu tư hơn cho người dân Victoria”

Mặc dù lúc ban đầu chương trình này được thiết kế hầu khuyến khích đầu tư vào các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở trong chuỗi các dự án khổng lồ tại Victoria, và thúc đẩy xuất cảng từ tiểu bang, nhưng nó đã biến hóa trong 18 tháng kể từ đó. Cái cơ cấu đó đã được phát triển và biến đổi để cho thấy quan hệ đối tác BRI vượt xa đầu tư vào cơ sở hạ tầng để bao gồm luôn đầu tư vào công nghệ và nông nghiệp.

Tiến sĩ Smith nói: “Nhưng trong tất cả các cuộc tranh luận lúc đó và bây giờ, có một điểm quan trọng: Bản thỏa thuận buộc Victoria hoàn toàn không phải làm gì cả, vì vậy, như vậy chẳng khác chi là chính phủ Victoria đã ký nhượng chủ quyền của quốc gia Úc cho Trung Cộng”.

CÓ LỢI ÍCH ?

Ông Andrews đã hứa rằng BRI sẽ cung cấp công ăn việc làm, đầu tư và tăng trưởng kinh tế, nhưng thực ra, BRI đã không đem lại bất cứ điều gì.

Giáo sư John Fitzgerald, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Swinburne, tỏ ra nghi ngờ Victoria sẽ không được hưởng bất kỳ lợi ích thực sự nào từ thỏa thuận này. Giáo sư Fitzgerald đã viết trong một bài báo cho The Mandarin: “BRI dường như không có một lợi ích gì trong việc tạo công ăn việc làm, thương mại hoặc đầu tư,

Ông thêm rằng ký kết vào Bản Ghi Nhớ, nói một cách khác là “Andrews đã đưa tiểu bang của ông vào tình trạng nguy hiểm”.

“Mặc dù thỏa thuận BRI mang lại rất ít hoặc không một lợi ích gì cho Victoria, nhưng trên thực tế, một khi chính phủ ký thỏa thuận với Bắc Kinh, thì hậu quả hủy bỏ thỏa thuận đáng lo ngại hơn so với việc không ký kết ngay từ đầu”, Fitzgerald đã viết.

“Theo nghĩa này, thủ hiến Andrews đã để lại một gánh nặng cho chính mình và cho bất kỳ chính phủ tương lai nào của Victoria.”

Thay vào đó, Victoria nên bỏ công của hơn vào việc khai triển các thỏa thuận thương mại và đầu tư với các nước như Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, Giáo sư Fitzgerald nói.

Khi cân nhắc công sức mà Victoria đã đổ vào việc xây dựng liên hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc mà không được lợi gì thêm, chúng ta cũng nên xét lại những bất lợi khi không đem bấy nhiêu công lực ấy để đổ vào quan hệ thương mại và đầu tư với Nhật Bản và Ấn Độ và các nước khác trong vùng.

Michael Shoebridge là giám đốc chương trình Phòng vệ, Chiến lược và An ninh Quốc gia của Viện Chính sách Chiến lược Úc cũng bối rối không kém về lý do tại sao thỏa thuận BRI vẫn còn tồn tại.

Ông Shoebridge nói: “Nếu nói cho đó là vấn đề tài chính giá rẻ, thì trong môi trường COVID-19, tiền cho các chính phủ vay hiện đang rẻ nhất từ trước đến nay thì lý do mượn nợ của Trung Quốc thật là vô lý”

Nếu nói đây là cách cấp việc cho các công ty Trung Quốc, thì có rất nhiều công ty Úc có đủ điều kiện và sẵn sàng nhận việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng này.

Nếu cho đây là việc sử dụng công nghệ điện toán của Trung Quốc trong cơ sở hạ tầng của chúng ta, thì đó là một ý tưởng quá sai bậy.

Tiến sĩ Smith cho biết những lợi ích của thỏa thuận BRI mà Victoria đã ký kết “rõ ràng thuận về phía Trung Quốc hơn”.

 “So với các chính phủ tiểu bang khác, Victoria thì được thiện chí của Trung Quốc hơn trong khi quan hệ giữa Trung Quốc và hầu hết các quốc gia khác không được tốt đẹp. Nhưng chỉ được có thế thôi”, ông nói.

“Cho đến nay, tôi nghĩ rằng Chính phủ Andrews hơi thất vọng, vì khoản đầu tư lớn vào các dự án cơ sở hạ tầng đã không được thực hiện”, Tiến sĩ Smith nói.

Nhưng đối với Bắc Kinh, thì được kể Úc là một quốc gia thành viên BRI – dù chỉ là Victoria, trên mặt tuyên truyền, thì đây là một thành công tuyệt vời đối với họ”, ông nói.

Ông Shoebridge nói: “Thậm chí, mối quan hệ Victoria với Trung Quốc càng ít ý nghĩa hơn trong môi trường chính trị và kinh tế toàn cầu hiện nay,”

Và việc giới cầm quyền chính trị của Victoria ủng hộ sự liên kết với Bắc Kinh về cơ sở hạ tầng là một cái nêm mà Bắc Kinh đang đóng vào Úc – vào thời điểm mà sự đoàn kết quốc gia để đối phó với nhà nước Trung Quốc rất cần thiết.

MỤC ĐÍCH CỦA TRUNG CỘNG LÀ GÌ?

Trong khi việc vận động một cuộc điều tra về COVID-19 của chính phủ Úc đã gây căng thẳng trong bang giao Canberra – Bắc Kinh và đưa đến các rào cản thương mại từ Trung Quốc, Bộ trưởng Ngân khố Victoria Tim Pallas đã phát ngôn bằng những lời lẻ ẩn dụ.

Ông Pallas đổ lổi cho sự “can thiệp khiếm nhã” của chính phủ Úc và Thủ tướng Scott Morrison đã tạo ra mức thuế nặng nề trên các nhà sản xuất lúa mạch và cấm một số lò mổ thịt bò ở Queensland được xuất cảng sang TQ.

Dù ông thừa nhận cuộc điều tra về đại dịch là cần thiết, ông Pallas đã chống đối việc “phỉ báng” Trung Quốc và cảnh báo rằng làm như thế rất nguy hiểm, sẽ gây thiệt hại nếu không nói là vô trách nhiệm trong nhiều khía cạnh.

Ông Shoebridge nói rằng sự can thiệp bất thường của một chính trị gia cấp tiểu bang về chính sách đối ngoại và thương mại quốc gia đã để lộ ra cho thấy các chính phủ ở Úc đang bất hòa về vấn đề Trung Quốc.

Ông nói: “Thật không may, những lời của ông Bộ Trưởng Ngân Khố nghe có vẻ giống như tiếng nói từ Bộ Ngoại giao Bắc Kinh hay một bài báo trong cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tờ Thời báo”

Trung Quốc hẳn rất đắc ý khi chính phủ Victoria nhiệt tình lên tiếng bảo vệ Bắc Kinh, Tiến sĩ Smith nói.

 “Ông nói rằng đó là một mưu cách trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc để thúc đẩy ấn tượng chia rẽ trong các nước Âu Tây- thậm chí là gieo rắc sự chia rẽ”.

Tiến sĩ Smith nói rằng những bình luận bênh vực Bắc Kinh được đưa ra không thích hợp  trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và những tiết lộ liên tục về các vi phạm nhân quyền trong các trại tù ở Tân Cương và nỗ lực làm tê liệt quyền tự do ở Hồng Kông do Trung Quốc  gây ra.

Chúng ta có thể được chấp nhận loại ngôn ngữ này ba năm trước, nhưng bây giờ không còn phù hợp nữa.”

Chắc chắn là mục đích BRI của Trung Quốc “có một yếu tố chiến lược địa lý” lớn đối với Trung Quốc, ông nói.

Chúng ta có thể thấy rõ điều đó khi Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường ra đời. Đó là một phản ứng phòng thủ của TQ khi Chính quyền Obama xoay về châu Á. Đúng lúc ấy, Bắc Kinh tăng cường liên kết thương mại và chiến lược.

Đây là một dự án đầu tư để khuyến khích thương mại. Tuy nhiên, có một yếu tố mà các công ty trực thuộc BRI phải làm đó là đấu thầu cho nhà nước Trung Quốc.

Ngôn ngữ dùng trong Sáng Kiến ​​rất rộng, rất mơ hồ, và vì thế rất khó cho một người ngoài cuộc xác định được những gì nhà nước Trung Quốc có thể buộc các công ty này làm.

TƯƠNG LAI THỎA THUẬN BRI CỦA VICTORIA

Áp lực chính trị đang buộc ông Andrews hủy bỏ thỏa thuận của Victoria với Trung Quốc, nhưng ông và chính phủ tiểu bang vẫn cương quyết tiến hành.

Ông Shoebridge đã thẳng thừng tuyên bố rằng: “Chúng ta phải chấm dứt và xem xét lại”

Lãnh đạo phe đối lập Michael O’Brien tuyên bố  rằng sự trả đũa thương mại của Trung Quốc trong những tuần gần đây đã ảnh hưởng đến một số nông dân tại Victoria, cho thấy BRI là một “quả đạn lép”.

Ông O ‘Brien nói với các phóng viên rằng: “ Đây không phải là vấn đề thương mại, đây không phải là vấn đề công ăn việc làm. Đây chỉ là vấn đề ảnh hưởng chính trị”,

Ông Smith không nghĩ là Victoria sẽ bãi bỏ BRI ngay, khi cuộc tranh luận chính trị có vẻ không gây ra thiệt hại nào đến Chính phủ tiểu bang. Chính phủ tìm cách khuyến khích xuất cảng và phát triển đầu tư của Victoria. Đây không phải là chuyện xấu đối với dân Victoria. Chúng ta phải nhớ, Victoria chỉ là một tiểu bang của thành phố – đó là Melbourne với một chút âm hưởng nông thôn. Chúng ta có một dân số rất đô thị hóa, họ nhận thức được mối liên hệ của tiểu bang với nền kinh tế toàn cầu khác với những nơi khác trên Úc.

 “Tuy nhiên, dẫu cho Trung Quốc không được vui, nhưng dân Victoria nay đã nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ này”.

Trong tuần qua, Thủ hiến Andrews đã tuyên bố rằng chính phủ của ông đã không đồng ý với Trung Quốc về tất cả mọi vấn đề, nhưng bào chữa nỗ lực duy trì mối quan hệ thương mại vững mạnh với quốc gia này.

Ông Andrews nhấn mạnh: “BRI sẽ không đi đâu cả”