Sunday, November 3, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Từng bị TQ ‘bắt nạt’, Úc bỗng mạnh lên khủng khiếp: Trả đũa đến quá sớm!

Với sức mạnh mới được trang bị từ Mỹ, quốc gia này đang khiến Trung Quốc phải có cái nhìn nghiêm túc hơn so với trước đây.

Mỹ bắt đầu nghiêm túc thực sự

Trung Quốc lên tiếng cảnh báo thỏa thuận quốc phòng mới của Úc, Anh và Mỹ là “cực kỳ vô trách nhiệm”, có nguy cơ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Châu Á–Thái Bình Dương.

Thông báo bất ngờ về liên minh “AUKUS” mới được thành lập giữa ba quốc gia nói trên đồng nghĩa với việc Úc sẽ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới, sau Vương quốc Anh, nhận được công nghệ tàu ngầm hạt nhân từ Mỹ.

Chỉ có sáu quốc gia trên thế giới –Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ và Nga –đang vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Các quan chức Mỹ cho biết các tàu này có thể duy trì hoạt động trong thời gian dài hơn so với các tàu ngầm thường, cũng như khó bị phát hiện hơn và sẽ mang lại sức răn đe mạnh mẽ hơn.

Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng quyết định nói trên sẽ đưa Úc tiến sâu hơn vào mạng lưới đồng minh chống lại sự trỗi dậy ngày càng lớn của Bắc Kinh ở khu vực châu Á–Thái Bình Dương.

Lu Xiang, một nhà nghiên cứu nghiên cứu về quan hệ Trung–Mỹ tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh sẽ cần theo dõi chặt chẽ những thay đổi về khả năng quân sự của Úc và những tác động đối với an ninh của Trung Quốc.

“Động thái này đồng nghĩa với việc Úc đang tự trói mình hoàn toàn vào cỗ xe của Mỹ. Nước này sẽ được trang bị khả năng tấn công đáng kinh ngạc. Từ bây giờ, Trung Quốc và các nước trong khu vực sẽ có cái nhìn khác về Úc”, chuyên gia này nhấn mạnh.

“Dù không có khả năng thay đổi cán cân chiến lược tổng thể trong khu vực, nhưng chúng ta sẽ cần câu trả lời về khả năng của hạm đội tàu ngầm mới có mang vũ khí hạt nhân hay không”.

Sức mạnh của Úc sẽ được tăng cường một cách kinh ngạc.

Phát biểu sau thông báo về liên minh, Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết nước này cũng đang có kế hoạch tăng cường khả năng tấn công tầm xa, bằng cách trang bị cho các tàu khu trục lớp Hobart tên lửa hành trình Tomahawk và mở rộng tầm bắn của tên lửa đất đối không trên máy bay.

“Đây là một dấu hiệu đáng ngạc nhiên cho thấy chính quyền Biden sẵn sàng trao quyền cho các đồng minh thân cận như Úc bằng việc cung cấp hỗ trợ công nghệ quốc phòng tiên tiến –điều mà Washington hiếm khi sẵn sàng làm trước đây”, Ashley Townshend, Giám đốc Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney nêu quan điểm.

Bí kíp thắng Trung Quốc

Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết hiệp ước mới sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh địa chính trị và quân sự giữa các cường quốc trong khu vực.

“Nếu AUKUS và Bộ tứ hiện diện quân sự nhiều hơn ở khu vực lân cận, Trung Quốc sẽ có sự tăng cường hiện diện để chống lại”, Koh nói.

Thỏa thuận mới cũng khiến Canberra từ bỏ thỏa thuận tàu ngầm trước đây với Pháp – một động thái gây ra sự phản ứng phẫn nộ dữ dội ở Paris.

“Đó là một vết đâm sau lưng. Chúng tôi đã thiết lập mối quan hệ tin cậy với Úc, và sự tin tưởng này đã bị phản bội”, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói với đài Franceinfo.

Úc đang hứng chịu những đòn trừng phạt kinh tế từ Trung Quốc.

Zhu Feng, Giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh, cho biết liên minh mới giúp Washington chuyển trọng tâm từ châu Âu sang châu Á Thái Bình Dương, với dự báo sẽ có thêm nhiều quốc gia, chẳng hạn như Nhật Bản, tham gia trong tương lai.

“Đây là một bước tiến cho chiến lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương của Mỹ… Nó dẫn đến câu hỏi về việc liệu chúng ta có đang tham gia một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân ở Nam Thái Bình Dương hay không”, Zhu nói.

Arun Prakash, cựu tham mưu trưởng hải quân Ấn Độ, cho biết diễn biến mới này có thể bổ sung thêm “chất” cho nhóm Bộ tứ, vốn đang là một cơ chế đối thoại an ninh khá lỏng lẻo.

“Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng ở mọi nơi nhưng nhóm dường như không để tâm điều đó. Có những cuộc đàm phán đang diễn ra nhưng đều không có kết quả”, Prakash nhận định.

“Vì vậy, đã đến lúc có một cấu trúc nòng cốt và sự thể hiện quyết tâm của tất cả các quốc gia khác, những quốc gia đang phải chịu đựng thái độ hung hăng của Trung Quốc. Trong tất cả các quốc gia, Ấn Độ thực sự là người chịu thiệt hại nặng nề nhất”. (T/H, S/H)