Monday, December 23, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Trung tâm Asia –Thời vàng son đã tắt

Đã gần 2 năm kể từ thời điểm chương trình đại nhạc hội cuối cùng của trung tâm Asia được tổ chức, đó là Asia 82: Tình khúc Phạm Đình Chương: Mộng dưới hoa vào năm 2018. Từ đó đến nay, trung tâm này không thực hiện bất cứ chương trình nào khác nữa.

Related image

Có thể nói trung tâm Asia lừng lẫy 1 thời đã chính thức đi vào dĩ vãng. Kể từ khi người sáng lập của trung tâm là nhạc sĩ Anh Bằng qua đời năm 2016, sau đó là sự ra đi của hàng loạt ca sĩ, nhạc sĩ trụ cột, đặc biệt là nhạc sĩ Trúc Hồ, trung tâm Asia đã dần đi xuống và ngừng hẳn. Hoạt động cuối cùng của Asia có lẽ là bán đĩa cũ và tải các ca khúc của trung tâm lên YouTube.

Tuy nhiên theo thông tin mới nhất thì Asia cũng đã bán bản quyền nhạc của mình trên YouTube cho một công ty có trụ sở ở Hà Nội là BHmedia. Đây cũng là công ty trước đó đã mua lại bản quyền của hàng loạt trung tâm âm nhạc của hải ngoại là Làng Văn, Thúy Anh, Hải Âu, Ca Dao, Diễm Xưa…

Khi vào các kênh nhạc YouTube do công ty BHmedia quản lý, chúng ta cũng có thể thấy được các băng nhạc nổi tiếng của Asia cũng như nhiều trung tâm hải ngoại khác, ví dụ:

Các bài nhạc, băng nhạc của trung tâm Asia khi được tải trên các kênh này trở nên “mất chất”, không còn mang thần thái của một trung tâm âm nhạc một thời lừng lẫy.

Như vậy, có thể xem là Asia – tượng đài của nhạc hải ngoại đã chính thức không còn nữa, để lại sự luyến tiếc khôn nguôi trong lòng nhiều người yêu nhạc. Một thời vàng son đã lụi tàn.

Trung tâm Asia được nhạc sĩ Anh Bằng thành lập vào năm 1982. Bước đầu, khi mới thành lập, Trung tâm Asia có tên Trung tâm Lê Minh Bằng. Đến năm 1983 đổi tên thành Trung tâm Băng nhạc Dạ Lan, sản xuất hàng loạt các băng cassette và đến năm 1988 chính thức đổi tên thành Trung tâm Asia. Khởi đầu từ khi thành lập Trung tâm Asia chỉ phát hành CD và đến năm 1990 trung tâm mới bắt đầu thu hình ngoại cảnh các cuốn video.

Năm 1992, Asia mới bắt đầu thực hiện các cuốn video thu hình trực tiếp và sản xuất các cuốn băng video VHS cũng như bắt tay thực hiện chương trình video đầu tiên có tên “Đêm Sài Gòn 1” trực tiếp thu hình tại Caesar Palace, Las Vegas vào tháng 8 năm 1992. Đến lúc này, nhạc sĩ Anh Bằng đã giao lại việc quản lý cho con gái là Thy Vân. Cũng vào khoảng thời gian này, hai nhạc sĩ Trúc Hồ và Trầm Tử Thiêng bắt đầu hợp tác với Trung tâm Asia, tiếp theo là Việt Dzũng và Nam Lộc.

Điểm mạnh của trung tâm Asia được mọi người nhắc tới nhiều nhất chính là phần hòa âm. Cho đến nay, nhiều ca khúc nhạc vàng được hòa âm bởi nhạc sĩ Trúc Hồ, Trúc Sinh và nhiều nhạc sĩ khác đã trở thành một huyền thoại được nhiều người lưu giữ và nghe lại. (T/B)

********

Theo Cuopbank được biết, qua lời kể của anh họ mình – Ca sĩ của Asia “N.A.Tuấn” thì có nhiều lý do, nhưng có 4 lý do chính là:
1. Sự ra đi của 2 nhạc sĩ lớn: Anh Bằng và Trầm Tử Thiêng
2. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Thuý Nga đã có đường lối kinh doanh mới hiệu quả, đăm ra bất đồng và mâu thuẫn trong nội bộ dẫn tới việc ra đi của nhóm Trúc Hồ
3. Giám đống điều hành mới không rành về nhạc mà lại can thiệp vào vấn đề chuyên môn của Vũ Tuấn Đức – Người lên thay Trúc Hồ
4. Nhạc và bài phối nhàm chán dẫn đến kinh doanh thua lỗ và hết tiền

Mời quý bạn nghe lại một trong những bản hoà âm xuất sắc của Asia: