Wednesday, January 22, 2025

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Tiềm ẩn tác hại môi trường nghiêm trọng từ các đám cháy rừng ở Úc

Lượng khói bụi sinh ra từ các đám cháy rừng tàn phá Úc từ năm 2019 đến năm 2020 và bay lên tầng bình lưu lớn tương đương với lượng tro bụi của một vụ phun trào núi lửa lớn, gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.

Đây là kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ngày 18/3. Tầng bình lưu là tầng thứ 2 trong bầu khí quyền, ngay trên tầng đối lưu –nơi có không khí mà con người đang hít thở.

Theo nghiên cứu trên, lượng khói do các đám cháy nói trên giải phóng vào bầu khí quyển có thể so sánh với lượng khói bụi do núi lửa Pinatubo tại Philippines phun trào năm 1991. Các nhà nghiên cứu cho biết đám khói di chuyển từ Úc về phía Đông và sau đó lại quay trở lại từ phía Tây 2 tuần sau đó. Giáo sư Ilan Koren thuộc Viện Khoa học Weizmann tại Israel, đồng tác giả nghiên cứu trên, cho biết đám khói đã thực hiện một vòng tuần hoàn chỉ trong vòng 2 tuần, tốc độ nhanh chưa từng thấy. 

Nghiên cứu cho thấy hiện tượng trên được giải thích bởi 3 yếu tố –Thứ nhất, các đám cháy quá lớn –Thứ hai, chúng xảy ra ở khu vực xa xôi phía Nam Úc, nơi khoảng cách giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu ngắn hơn bất kỳ nơi nào khác –Và cuối cùng, các đám cháy xảy ra gần nơi có những cơn bão mạnh khiến khói bị hút lên cao hơn vào bầu khí quyển.

Thực tế là nếu khói có thể bốc lên cao như vậy là nhân tố quan trọng để hiểu về tác động của nó với môi trường vì thông thường những đám khói như vậy chỉ có thể lưu lại ở tầng thấp của bầu khí quyển trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Nhưng một khi bay lên tầng bình lưu, khói có thể lưu lại đó từ vài tháng đến vài năm. Ở tầng bình lưu, gió mạnh hơn khiến khói phân tán xa hơn và nhanh hơn. Theo Giáo sư Koren, nghiên cứu cho thấy một lớp khói mỏng đã bao phủ toàn bộ bán cầu trong nhiều tháng. 

Thông qua vệ tinh, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy khói lưu lại ở tầng bình lưu trong 6 tháng, từ tháng 1-7/2020. Tác động chính của việc khói lưu lại quá lâu trong bầu khí quyển là có thể phản xạ ánh sáng Mặt Trời, có tác dụng làm mát, đặc biệt là đại dương, nhưng lại có khả năng gây gián đoạn quá trình quang hợp của tảo ở Nam bán cầu. Khói cũng có thể hấp thụ bức xạ Mặt Trời và gây ra hiệu ứng nóng lên cục bộ. Tuy nhiên, Giáo sư Koren cho rằng hậu quả của việc khói nóng lên trong bầu khí quyển vẫn chưa rõ ràng. (TinTuc)