Friday, November 22, 2024

Nhân Quyền

The Vietnamese Newspaper

Thủ hiến Andrews công bố ông sẽ không dạy bảo Bắc kinh cũng chẳng chịu tuân lệnh Canberra.

Kính thưa:

  • Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo
  • Hội cựu Quân Nhân Victoria,
  • Quý vị lãnh đạo các hội đoàn, đoàn thể,
  • Giới truyền thông báo chí
  • Cùng toàn thể đồng bào

Vào ngày Thứ Ba vừa qua, Thủ hiến Daniel Andrews đã lên tiếng ông sẽ không dạy bảo Trung cộng về bài học nhân quyền khi thỏa hiệp “Vành đai, Con đường” của ông với Trung Cộng khi bị chỉ trích trong  Quốc hội. Ông lại còn ra vẻ khiêu khích nói rằng ông cũng chẳng cần tuân lệnh Canberra trong  lúc sự tranh chấp giữa Tiểu bang và Liên bang đang nổ lớn về lối hành động gia nhập, ký kết của Victoria đối với chương trình trợ cấp hạ tầng cơ sở, trị giá $1.500 tỷ, của “Vành đai Con đường” của Trung Cộng.

Đảng đối lập Tiểu bang Victoria nhất quyết dành các buổi họp quốc hội trong tuần để bàn về “Vành đai Con đường” hầu đặt thêm áp lực lên Thủ hiến Andrews và chính quyền tiểu bang.

Thủ lãnh Đảng Đối Lập tại Victoria, Dân biểu O’Brien, đặt vấn đề về thuế xuất của Trung cộng trên lúa mạch của Úc. Ông buộc tội chính phủ Andrews đã không giúp nhà nông Victoria chặn thuế xuất cảng của Trung Cộng mặc dù cho rằng mậu dịch BRI là có lợi chung.

Ông O’ Brien cũng đặt câu hỏi tại sao lảnh tụ Đảng Lao động Liên bang Anthony Albanese và Dân biểu liên bang của Đảng Lao Động Richard Marles đã tìm cách xa lánh Ông Andrews trong thỏa hiệp Victoria-Trung cộng. Thủ hiến Andrews đã không trả lời  câu hỏi nhưng buộc ngược lại rằng ông O’Brien đã hành động theo lệnh  Canberra.

Vành đai Con đường là một mạng lưới hạ tầng cơ sở lan qua nhiều địa lục, nhưng Trung cộng làm như thế để làm gì? Khi bị tra hỏi ông nghĩ sao khi ký kết thỏa hiệp, về thành tích nhân quyền của Trung Cộng. Ông Andrews trả lời rằng ông đồng ý “100 phần 100” Đảng đối lập, nhưng ông sẽ không dạy bảo Bắc Kinh về nhân quyền trong lúc khuyến khích Trung Cộng mua hàng hóa của Victoria.

Tiểu bang Victoria cần phải theo cùng quan điểm với Quốc Gia đối với Trung Quốc.

Nếu những chỉ trích, phê phán về việc chính phủ tiểu bang Victoria đã ký kết các thỏa hiệp với cơ quan National Development and Reform Commission (tạm dịch – Uỷ ban Phát triển và  Cải Tiến Quốc gia) của Trung Cộng (đây là một cơ quan của chính quyền Trung Cộng), được xem như là đúng thì nước Úc chúng ta phải quyết định ngay từ bây giờ phải làm gì trong thời gian sắp tới.

Nhiều lời phê bình chỉ trích đã nêu lên những lo ngại, nếu không giải quyết, sẽ thiệt hại cho quyền lợi chung của quốc gia.

Thứ sáu vừa qua khi Thủ tướng công bố Chính phủ Quốc gia sẽ thay thế COAG (Tạm dịch – Hội đồng các chính quyền Úc) ngay cả sau khi mọi hạn chế đại dịch được thả lỏng. Hy vọng là cơ chế này sẽ giải quyết tất cả những vấn đề tranh cải trên.

Phải công nhận là cả ông Andrews và những thủ hiến đi trước ông đã cố gắng tìm mọi cơ hội mậu dịch và đầu tư cho Victoria, tuy nhiên không có nghĩa là chính quyền các cấp phải áp dụng chính sách đối ngoại khác nhau.

Để hiểu rõ cuộc tranh cãi, chúng ta cũng nên nhớ là địa vị chính thức của Úc là bất hợp tác với “Vành đai Con đường” của Trung Cộng.  Nước Úc chẳng chính thức chống đối cũng chẳng ủng hộ “Một Vành đai Một con đường” và tuỳ trường hợp, Nước Úc vẫn có thể tham gia các dự án đặc biệt mà không phải ký kết thỏa hiệp hạ tầng cơ sở và tiến triển kinh tế toàn cầu này của TC. Điều này có nghĩa là Úc không phải chính thức thỏa thuận tất cả các dự án với danh nghĩa Vành đai Con đường.

Vì thế, khi chính phủ Victoria công bố là đã ký kết thỏa hiệp Một Vành đai một Con đường vào năm 2018 và kế tiếp vào năm 2019 hợp đồng cơ cấu, đã gây nhiều tranh luận vì những thỏa hiệp này nghịch hẵn với vị trí của chính quyền Úc về Một Vành đai một Con đường.

Hợp đồng cơ cấu 2019 ghi rằng Victoria và Trung cộng sẽ cùng khuyến khích hợp tác trên MỌI khía cạnh về “chính sách cộng tác, liên kết cơ sở, tự do mậu dịch, cộng tác tài chính và mối quan hệ dân với dân”.

Những từ ngữ này tuy vô hại, nhưng chúng ta phải đặt lại vấn đề khi nghĩ  rằng đây là thỏa hiệp “Một vành đai Một con đường” và sự khác biệt giữa Victoria và vị trí của chính quyền trung ương Úc.

Càng nguy hiểm hơn khi toà Lảnh sự Trung cộng ở Melbourne lên tiếng “Trung quốc là cộng tác viên mậu dịch lớn nhất của Victoria và chúng tôi đã ký kết thỏa hiệp để khuyến khích công trình Vành đai Con đường “ như thể họ là cộng tác viên mậu dịch riêng của Tiểu bang này.

Vì thế Nước Úc chúng ta càng cần có một giải pháp rõ ràng và tế nhị về ngoại giao.Thiết nghĩ cách hay nhất là Victoria phải rút khỏi những ràng buộc trên nhưng vẫn luôn tìm kiếm mọi cơ hội mậu dịch đầu tư như từ trước đến nay, đa quốc gia hóa việc mậu dịch và tuyệt đối không hoàn toàn lệ thuộc mọi thứ vào TC.

Rất tiếc là chính phủ Victoria hiện nay hoàn toàn không thích giải pháp này.

Nếu vậy, chính quyền Liên Bang phải dùng đặc quyền để buộc Victoria theo chính sách ngoại giao của Liên Bang. Nếu chỉ vì thỏa hiệp “Vành đai Con đường” mà Victoria bị buộc phải theo lập trường của Liên bang, Trung cộng, mối mậu dịch lớn nhất của chúng ta, sẽ nghĩ sao. Đó là một điểm đáng lo.

Lối giải quyết này có thể sẽ ảnh hưởng đến mối giao thương với Trung cộng. Thế thì chúng ta hãy xét lại điều 2 của bản thỏa hiệp giửa Úc và TC. Trong đó đề cập đến tự do mậu dịch. Vậy thì thuế xuất trên các món hàng Úc như lúa mạch hay thịt bò hiện nay của TC có theo đúng đường hướng này hay không?

Liên minh các Cộng Đồng Á Châu tại Victoria biểu tình phản đối chính phủ Victoria về “Vành Đai-Con Đường” (BRI)

Ngày Chủ Nhật 7-6-2020, trước tiền đình Quốc Hội TB Victoria, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria đã phối hợp với các Cộng Đồng Á Châu khác để biểu tình phản đối việc chính phủ Victoria ký kết và tuyên bố mượn tiền của TC qua chương trình BRI này để tái thiết Victoria hậu Corona Virus.

Mặc dù chính phủ Victoria chỉ mới nới lỏng cho phép được tụ tập 20 người nơi công cộng, nhưng CĐNVTD-VIC đã nhân cơ hội sớm nhất này để tung ra chiến dịch biểu tình liên tục cùng với các cộng đồng Á Châu khác và  cộng đồng Úc chánh mạch chống đối chính sách này của chính phủ Victoria.

Mâc dù chỉ chính thức tổ chức cho 20 nghười tham dự và CĐ đã kêu gọi mọi người theo dõi cuộc biểu tình này online qua hình thức livestream, nhưng trên 60 đồng hương người Việt đã đến ủng hộ đoàn biểu tình. Cảnh sát và nhân viên bảo vệ Quốc Hội đã cho phép họ được tham dự miễn là giử khoảng cách 1.5m.

Cuộc biểu tình đã có sự tham gia và phát biểu của cộng đồng Người Hoa Dân Chủ, Đài Loan, Hồng Kông, Duy Ngô Nhĩ, Tibet, hội Cựu quân nhân VNCH, và Pháp Luân Công. Đặc biệt là cuộc biểu tình lần này đã có được sự hiện diện và livestream của rất nhiều các cơ quan truyền thông mạng của Úc, the Epoch Times và người Việt chúng ta, tính đến ngày thứ 2, 8-6-2020 đã có hơn 35 ngàn người vào xem các facebooks, trong đó hơn 25 ngàn người là người Úc no-Asians.

Ông Nguyễn Văn Bon, chủ tịch CĐNVTD-UC và Victoria, trưởng ban tổ chức tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình, soạn thỉnh Nguyện Thư, vận động chánh giới, báo giới và toàn thể cộng đồng người Úc nói chung để tạo áp lực hũy bỏ cho kỳ được thỏa hiệp “Vành Đai Con Đường” này của chính phủ Victroria trong thời gian sắp tới.